Thanh toán LC là gì? Bộ chứng từ thanh toán LC gồm những gì

Chia sẻ
  • Facebook
  • Twitter
  • Google+
  • Pinterest
  • Linkedin

Lc là gì? hay Letter of Credit là gì? Trong bài viết này Hiệp hội Logistics sẽ thông tin tới các bạn chi tiết:

  • Thanh toán LC là gì?
  • Các bên tham dự thực hiện LC
  • Nội dung thanh toán bằng LC
  • Các thời điểm thanh toán LC
  • Quy trình thanh toán L/C
  • Bộ chứng từ thanh toán L/C

THANH TOÁN LC LÀ GÌ?

LC (Letter of Credit – Thư tín dụng) là thư cam kết của ngân hàng về việc trả tiền người xuất khẩu. Các đối tác ký kết hợp đồng thường có trụ sở ở những quốc gia khác nhau nên giữa các bên vẫn tồn tại sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, phương thức tín dụng chứng từ giúp 2 bên yên tâm về quyền lợi của mình

Thông qua hình thức này, người nhập khẩu áp dụng những chuẩn mực thanh toán quốc tế (hiện hành là: UCP 600 – Các quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ do Phòng thương mại quốc tế phát hành).

>>>>>> Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online Tốt Nhất

CÁC BÊN THAM GIA THỰC HIỆN LC

  • Người yêu cầu phát hành – Applicant: Người nhập khẩu hoặc là người nhập khẩu ủy thác cho một người khác.
  • Ngân hàng phát hành – Issuing Bank: Ngân hàng phục vụ cho người nhập khẩu.
  • Người hưởng lợi – Beneficiary: Người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định.
  • Ngân hàng thông báo – Advising Bank: Ngân hàng thực hiện thông báo L/C (thường là ngân hàng phục vụ cho người xuất khẩu).
  • Ngân hàng được chỉ định – Nominated Bank: Ngân hàng được ngân hàng phát hành chỉ định làm một công việc cụ thể nào đó (thường là thương lượng chiết khấu hoặc thanh toán bộ chứng từ).
  • Ngân hàng xác nhận – Confirming Bank: Ngân hàng thực hiện xác nhận L/C (thường chính là Ngân hàng thông báo).
  • Ngân hàng chiết khấu – Negotiating Bank: Ngân hàng thực hiện chiết khấu bộ chứng từ theo đề nghị của người hưởng lợi.

NỘI DUNG THANH TOÁN BẰNG L/C – LETTER OF CREDIT

Nội dung cơ bản của thanh toán LC là:

1. Số hiệu của L/C

Mỗi L/C đều được đánh số nhằm tạo điều kiện thuận tiện trong việc quản ý và sử dụng thư tín dụng. Trong quá trình thực hiện, số hiệu này cũng phải được thể hiện trên tất cả các chứng từ của bộ chứng từ thanh toán.

2. Địa điểm mở L/C

Địa điểm mở L/C là nơi mà ngân hàng phát hành L/C viết cam kết trả tiền cho người thụ hưởng thông thường bạn nên chọn những ngân hàng có đánh giá uy tín trong giao dịch thương mại quốc tế

3. Ngày mở L/C:

Ngày mở LC là ngày ngân hàng phát hành L/C viết cam kết trả tiền cho người thụ hưởng, đồng thời cũng chính là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C.

4. Loại thư tín dụng

  • Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable Letter of Credit) (loại này đã bị bỏ theo UCP600 và tất cả các thư tín dụng là không thể hủy ngang trong trường hợp L/C dẫn chiếu UCP600).
  • Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable Letter of Credit).ẠẠẠ

Chia theo tính chất của L/C

  • Thư tín dụng xác nhận (Confirmed Letter of Credit).
  • Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable Letter of Credit).
  • Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit).
  • Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back Letter of Credit).
  • Thư tín dụng đối ứng(Reciprocal Letter of Credit).
  • Thư tín dụng dự phòng(Standby Letter of Credit).

Có rất nhiều loại thư tín dụng có thể áp dụng trong L/C cơ bản, nếu nhà nhập khẩu không lưu ý rõ loại L/C cần nộp thì theo UCP 600 nếu L/C không ghi loại gì thì được coi là L/C không hủy ngang.

Thông tin có liên quan đến thư tín dụng: bao gồm tên, địa chỉ người yêu cầu mở L/C, người thụ hưởng L/C, ngân hàng phát hành L/C, ngân hàng thông báo L/C và các ngân hàng khác (nếu có): ngân hàng xác nhận, ngân hàng thanh toán, ngân hàng chiết khấu…

Thời hạn hiệu lực của L/C: Được tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực – là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người thụ hưởng nếu người này xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C. UCP 600 cũng quy định việc xuất trình chứng từ vận tải không được chậm hơn 21 ngày dương lịch sau ngày giao hàng quy định, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng không muộn hơn ngày hết hạn L/C.

Lưu ý về thời hạn mở L/C: Để thuận tiện cho người xuất khẩu và nhập khẩu trong việc giao hàng và xuất trình chứng từ, thời hạn hiệu lực của L/C phải được xác định một cách hợp lý thỏa mãn nguyên tắc sau:

  • Thời hạn giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực và không trùng với ngày hết hiệu lực của L/C
  • Ngày phát hành L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý, không trùng với ngày giao hàng để đảm bảo người xuất khẩu có đủ thời gian cần thiết hoàn thành việc giao hàng đúng hạn
  • Ngày hết hiệu lực phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý để người xuất khẩu có thể hoàn tất chứng từ chuyển đến nơi thư tín dụng hết hiệu lực.

Thời hạn giao hàng: là thời hạn quy định nhà xuất khẩu phải giao hàng cho nhà nhập khẩu kể từ khi L/C có hiệu lực. Thời hạn giao hàng được ghi rõ trong L/C và cũng được quy định rõ trong hợp đồng thương mại.

Trị giá của thư tín dụng: Là số tiền ngân hàng phát hành L/C cam kết thanh toán cho người thụ hưởng. Số tiền của L/C vừa được ghi bằng số, vừa được ghi bằng chữ và thống nhất với nhau. Tên của đơn vị tiền tệ sử dụng được ghi rõ ràng theo ký hiệu tiền tệ ISO.

Lưu ý: Về việc thanh toán thì ngân hàng mở L/C chỉ chấp nhận trả tiền nếu nhà xuất khẩu giao hàng có giá trị khớp với giá trị trên L/C. Để hạn chế rủi do tối đa thì só tiền trong L/C sẽ không ghi dưới dạng số tuyệt đối mà thường sử dụng các cụm từ như: khoảng, ước chừng, không vượt quá để hạn chế việc rủi do trong trong thanh toán là dung sai 10% hơn hoặc kém số tiền hoặc số lượng hoặc đơn giá được nói đến. Ngoài ra, một dung sai 5% hơn hoặc kém về số lượng hàng hóa là được phép miễn là L/C không quy định số lượng tính bằng một số đơn vị bao, kiện, chiếc … và tổng số tiền thanh toán không vượt quá số tiền của L/C.

CÁC THỜI ĐIỂM THANH TOÁN BẰNG L/C

Không giống như thanh toán bằng T/T, việc thanh toán bằng L/C chỉ xảy ra sau khi người xuất khẩu đã giao hàng với hai thời điểm cụ thể như sau:

L/C trả ngay (L/C at sight): Sau khi giao hàng, bên xuất khẩu thực hiện việc xuất trình bộ chứng từ tới ngân hàng phát hành L/C để yêu cầu thanh toán. Ngân hàng thanh toán ngay khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp theo các điều kiện của L/C.

L/C trả chậm 30, 60, 90… ngày (Deferred L/C): Sau khi giao hàng, bên xuất khẩu thực hiện việc xuất trình bộ chứng từ tới ngân hàng phát hành L/C để yêu cầu thanh toán. Ngân hàng thanh toán sau 30, 60, 90 ngày… kể từ ngày giao hàng hoặc kể từ ngày nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp theo các điều kiện của L/C.

>>>>>>>> Khóa Học Logistics Ở Đâu Tốt?

QUY TRÌNH THANH TOÁN LC

  • B1: Hai bên mua, bán ký kết hợp đồng ngoại thương, quy định phương thức thanh toán L/C
  • B2: Người nhập khẩu làm đơn đến ngân hàng phục vụ mình đề nghị mở L/C cho người xuất khẩu thụ hưởng
  • B3: Căn cứ đơn đề nghị mở L/C, ngân hàng phát hành mở L/C cho người xuất khẩu thụ hưởng. Chuyển bản chính cho người xuất khẩu thông quan ngân hàng thông báo
  • B4: Ngân hàng thông báo thông báo L/C cho người xuất khẩu
  • B5: Người xuất khẩu giao hàng
  • B6: Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ gửi về ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng thông báo) để yêu cầu thanh toán
  • B7: Ngân hàng thông báo nhận, kiểm tra và chuyển bộ chứng từ bản gốc cho ngân hàng phát hành LC yêu cầu thanh toán
  • B8: Ngân hàng phát hành kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp quy định của L/C thì tiến hành thanh toán
  • B9: Ngân hàng phát hành đòi tiền người nhập khẩu và giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu nếu được chấp nhận
  • B10: Nhà nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền

BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN LC GỒM NHỮNG GÌ?

  • Bill of Lading (Vận đơn đường biển): Có 5 loại Straight bill of lading, Order bill of lading, Bearer bill of lading, Surrender bill of lading, Air waybill
  • Invoice: Hóa đơn (trong đó có proforma Invoice – hoá đơn chiếu lệ, commercial invoice – hoá đơn thương mại)
  • Packing List (Bảng kê danh sách hàng hoá đóng thùng chi tiết) có 3 mẫu
  • Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc)
  • Insurance Certificate (Chứng từ bảo hiểm lô hàng)
  • Shipping Documents(Chứng từ giao hàng)
  • Other Documents (if any) (Các chứng từ khác (nếu có)

Xem thêm: Shipping Mark là gì?