Haylamdo biên soạn bố cục bài Tôi đi học Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo chính xác nhất, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo và nắm vững bố cục bài Tôi đi học.
Bố cục Tôi đi học – Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo
Bố cục: 3 phần
Bạn đang xem: Bố cục Tôi đi học chính xác nhất – Chân trời sáng tạo
– Phần 1: Từ đầu văn bản đến “…. lướt ngang trên ngọn núi.”: Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi” trên đường từ nhà tới trường.
– Phần 2: từ tiếp cho đến “xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết.”: Tâm trạng cảm xúc của nhân vật khi đứng trước sân trường.
– Phần 3: Còn lại: Dòng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi bước vào lớp học và bắt đầu tiết học mới.
Tóm tắt Tôi đi học
Tóm tắt tác phẩm Tôi đi học – Mẫu 1
Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm buổi tựu trường. Đó là cảm giác náo nức, hồi hộp, ngỡ ngàng với con đường, bộ quần áo, quyển vở mới, với sân trường, với các bạn; cảm giác vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, vừa ngỡ ngàng vừa tự tin và vừa nghiêm trang vừa xúc động bước vào giờ học đầu tiên.
Tóm tắt tác phẩm Tôi đi học – Mẫu 2
Hằng năm cứ vào cuối thu, khung ảnh thiên nhiên lại làm cho tác giả nhớ đến những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học. Nhân vật tôi được mẹ đưa đến trường trong lòng tràn ngập cảm giác mới lạ: Hôm nay tôi đi. Cậu tự nhiên thấy muốn tự mình cầm bút thước, thấy những trò quậy phá rong ruổi với đám bạn đã xa tít tắt. Khi tới trường, quan sát những học sinh cậu thấy họ như những con chim non còn bỡ ngỡ trong những cử chỉ hành động gần như trở nên thừa thãi. Khi thầy Đốc trường Mĩ Lí điểm danh cho học sinh xếp hàng vào lớp, ai cũng hồi hộp, lo âu, không biết phải làm gì nhưng sau câu nói của thầy mọi chuyện đều ổn. Lớp học bắt đầu với dòng chữ đầu tiên thầy viết lên bảng đó là bài tập viết: Tôi đi học!
Nội dung chính Tôi đi học
Trong cuộc đời mỗi chúng ta, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi. Thanh Tịnh đã diễn tả tinh tế cảm xúc này qua dòng cảm nghĩ trong trẻo của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
Tác giả – tác phẩm: Tôi đi học
I. Tác giả văn bản Tôi đi học
– Thanh Tịnh (1911 – 1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh
– Quê quán: xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế
– Phong cách sáng tác: Những sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đằm thắm, tình cảm trong trẻo, êm dịu
– Tác phẩm chính:
Xem thêm : Phường Vạn Phúc
+ Năm 1936, Thanh Tịnh cho xuất bản tập thơ Hận chiến trường
+ Năm 1941, hai bài thơ ông sáng tác Mòn mỏi và Tơ trời với tơ lòng được Hoài Thanh – Hoài Chân giới thiệu trong Thi nhân Việt Nam (1942)
+ Ông được tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007
+ Những tác phẩm tiêu biểu: Quê mẹ, Ngậm ngải tìm trầm, Những giọt nước biển…
II. Tìm hiểu tác phẩm Tôi đi học
1. Thể loại:
Tôi đi học thuộc thể loại hồi kí
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
– Tôi đi học là truyện ngắn in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941
3. Phương thức biểu đạt:
Tôi đi học có phương thức biểu đạt là tự sự, biểu cảm, miêu tả
4. Người kể chuyện:
Văn bản Tôi đi học được kể theo ngôi thứ nhất
5. Tóm tắt văn bản Tôi đi học:
Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm buổi tựu trường. Đó là cảm giác náo nức, hồi hộp, ngỡ ngàng với con đường, bộ quần áo, quyển vở mới, với sân trường, với các bạn; cảm giác vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, vừa ngỡ ngàng vừa tự tin và vừa nghiêm trang vừa xúc động bước vào giờ học đầu tiên.
Xem thêm : Biển số xe 72 là ở đâu, tỉnh nào?
6. Bố cục bài Tôi đi học:
Tôi đi học có bố cục gồm 3 phần:
– Phần 1: Từ đầu văn bản đến “…. lướt ngang trên ngọn núi.”: Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi” trên đường từ nhà tới trường.
– Phần 2: từ tiếp cho đến “xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết.”: Tâm trạng cảm xúc của nhân vật khi đứng trước sân trường.
– Phần 3: Còn lại: Dòng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi bước vào lớp học và bắt đầu tiết học mới.
7. Giá trị nội dung:
– Trong cuộc đời mỗi chúng ta, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi. Thanh Tịnh đã diễn tả tinh tế cảm xúc này qua dòng cảm nghĩ trong trẻo của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
8. Giá trị nghệ thuật:
– Miêu tả tinh tế, chân thật diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.
– Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi.
– Giọng điệu trữ tình, trong sáng.
Để học tốt bài học Tôi đi học lớp 7 hay khác:
Soạn bài Tôi đi học (hay nhất)
Soạn bài Tôi đi học (ngắn nhất)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp