Cán bộ, công chức, viên chức là những khái niệm dễ nhầm lẫn đối với nhiều người. Hiểu được điều này, chúng tôi thực hiện bài viết giúp Quý độc giả phân biệt cán bộ, công chức, viên chức; đồng thời giúp Quý vị trả lời Bộ đội là công chức hay viên chức?
Phân biệt cán bộ, công chức và viên chức
Để có căn cứ xác định Bộ đội là công chức hay viên chức? Chúng tôi sẽ giúp Quý vị phân biệt cán bộ, công chức và viên chức. Cụ thể, Quý vị tham khảo bảng dưới đây:
Bạn đang xem: Bộ đội là công chức hay viên chức?
Tiêu chíCán bộCông chứcViên chứcKhái niệmCán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
(Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008).
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức CT-XH ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc QĐND mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc CAND mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
(Khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019)
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
(Điều 2 Luật Viên chức 2010)
Chế độ làm việcLàm việc theo nhiệm kỳ đã được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm.Làm công việc công vụ mang tính thường xuyên.Làm việc theo thời hạn của hợp đồng làm việcChế độ tiền lươngHưởng lương từ ngân sách nhà nướcHưởng lương từ ngân sách nhà nướcHưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lậpCác chế độ bảo hiểmPhải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT
(Điều 2 Luật BHXH 2014, Khoản 6 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2014)
Phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT
(Điều 2 Luật BHXH 2014, Khoản 6 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2014)
Phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT
(Điều 2 Luật BHXH 2014, Khoản 6 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2014)
Không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Xem thêm : Ăn chay có được ăn hành tỏi không? Tại sao?
(Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm)
Không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
(Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013)
Phải tham gia Bảo hiểm thất nghiệp.
Xem thêm : Ăn chay có được ăn hành tỏi không? Tại sao?
(Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm)
Hình thức xử lý kỷ luật- Khiển trách.
Xem thêm : Châu Á có bao nhiêu đới cảnh quan?
– Cảnh cáo.
– Cách chức.
– Bãi nhiệm.
(Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)
* Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
– Khiển trách.
Xem thêm : Châu Á có bao nhiêu đới cảnh quan?
– Cảnh cáo.
– Hạ bậc lương.
– Buộc thôi việc.
* Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
– Khiển trách.
Xem thêm : Châu Á có bao nhiêu đới cảnh quan?
– Cảnh cáo.
– Giáng chức.
– Cách chức.
– Buộc thôi việc.
(Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)
* Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý:
– Khiển trách.
Xem thêm : Châu Á có bao nhiêu đới cảnh quan?
– Cảnh cáo.
– Buộc thôi việc.
* Đối với viên chức quản lý:
– Khiển trách.
Xem thêm : Châu Á có bao nhiêu đới cảnh quan?
– Cảnh cáo.
– Cách chức.
– Buộc thôi việc.
(Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)
Bộ đội là công chức hay viên chức?
Bộ đội là cách gọi thân thuộc của người dân về người trong quân đội.
Khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định:
Từ khái niệm này, có thấy rằng:
– Công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước là công chức.
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng không phải là công chức. Vậy họ là đối tượng nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 quy định về Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
Như vậy, khái niệm đã nêu rõ Sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam là một cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bộ đội làm việc trong Quân đội được gọi là sĩ quan nếu được nhà nước phong quân hàm cấp Úy, Tá và Tướng thì không phải là công chức.
Công an là công chức hay viên chức?
Theo Điều 2 Luật Công an nhân dân năm 2018:
Đồng thời, theo khoản 13 Điều 1 Luật sửa đổi năm 2019, công chức cấp xã gồm Trưởng Công an (áp dụng với xã, thị trấn chưa tổ chức công an chính quy theo Luật Công an nhân dân năm 2018).
Như vậy, có thể thấy, sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an không phải là công chức. Những đối tượng khác nếu trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, làm việc trong các đơn vị thuộc Công an nhân dân (đáp ứng các điều kiện nêu tại Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019) và Trưởng Công an xã tại xã chưa có công an chính quy là công chức.
Với những chia sẻ trên đây của chúng tôi, mong rằng Quý độc giả có thêm thông tin khi tìm hiểu Bộ đội là công chức hay viên chức? Trường hợp còn những thắc mắc chưa rõ, Quý vị hãy liên hệ chúng tôi để được chia sẻ, giải đáp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp