“Bộ luật hồng đức” được hiểu như sau:
Bộ luật ra đời dưới thời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức (1470 – 1497), nên gọi là Bộ luật Hồng Đức và còn có tên gọi khác là Quốc triều hình luật.
- Nợ xấu nhóm 5 bao lâu được xoá? [Cập nhập 2022]
- Phô mai kéo sợi Mozzarella – Chuẩn vị Ý, chuẩn thơm ngon
- Mức phạt đối với lỗi vi phạm chưa đủ tuổi lái xe
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính an ninh an toàn xã hội phòng chữa cháy
- Biển số xe 19 ở tỉnh nào? Biển số xe Phú Thọ là bao nhiêu?
Bộ luật Hồng Đức là một thành tựu hết sức quan trọng trong lịch sử lập pháp Việt Nam so với các triều đại trước đó cũng như nhiều nước trên thế giới.
Bạn đang xem: BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC
Bộ luật Hồng Đức được tìm thấy trên hai bản in ván khắc và một bản chép tay với tiêu đề Lê triều hình sự. Các tài liệu này đều không ghi tên tác giả, niên đại, không có lời tựa… Bộ luật này được ban bố lần đầu tiên trong khoảng những năm 1470 – 1497 dưới thời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức. Tuy nhiên, qua nghiên cứu lịch sử, một số là nghiên cứu cho rằng Bộ luật này được biên soạn và ban hành từ thời vua Lê Thái Tổ (1428) và không ngừng được hoàn chỉnh, trong đó, sự đóng góp của vua Lê Thánh Tông là to lớn hơn cả.
Bố cục của Bộ luật Hồng Đức gồm hai phần:
Xem thêm : Tin tức
Phần đầu là bản Phụ lục về biểu đồ tang chế và quy định về kích thước đồ hình cụ (roi, trượng, gông, dây xích,…). Các quy định này không cơ cấu bằng điều luật mà tách ra thành từng biểu đồ khác nhau.
Phần hai là phần nội dung chính được chia thành 6 quyển với 16 chương, 722 điều luật, trong mỗi quyển phân ra thành nhiều chương:
1) Quyển 1 có 2 chương với 96 điều.
- Chương “Danh lệ” – chương tên gọi luật, lệ gồm 49 điều, quy định những vấn đề có tính chất nguyên tắc cơ bản chi phối trực tiếp đến nội dung của Bộ luật.
- Chương “Cấm vệ” gồm 47 điều, chủ yếu quy định về loại tội liên quan đến việc bảo vệ cung cấm, hoàng thành, hoàng tộc;
2) Quyển 2 gồm 2 chương với 187 điều.
- Chương “Chức chế” – vi chế gồm 144 điều quy định về chế độ quan chế, quan lại và các tội phạm liên quan đến chức vụ (trừ quan lại quân sự).
- Chương “Quân chính” gồm 43 điều quy định về các chế độ và các loại tội phạm liên quan đến lĩnh vực quân sự;
3) Quyển 3 gồm 6 chương với 127 điều.
- Chương “Hộ hôn” gồm 58 điều quy định về hôn nhân, gia đình và các vấn đề về hộ tịch, đồng thời quy định các loại tội phạm liên quan đến lĩnh vực này.
- Chương 2 và 3 -“Điền địa”, gồm 46 điều quy định những vấn đề liên quan đến ruộng đất (quyền sở hữu, mua bán, trao đổi, cầm cố).
- Chương 4 và 5 – “Hương hỏa”, gồm 13 điều quy định các vấn đề liên quan đến thừa kế và hương hỏa đối với di sản là ruộng đất, đồng thời, quy định các loại tội phạm vi phạm về các nguyên tắc phân chia di sản thừa kế.
- Chương 6 -“Thông gian”, gồm 10 điều chủ yếu quy định các hành vi gian dâm, vi phạm chế độ hôn nhân và đời sống vợ chồng;
Xem thêm : Ma Kết và Xử Nữ có hợp nhau không? Tìm hiểu về tình yêu và tình bạn giữa Ma Kết và Xử Nữ
4) Quyển 4 gồm 2 chương.
- Chương “Đạo tặc” gồm 54 điều quy định về các hành vi cướp của, giết người, xâm hại an ninh quốc gia; hình phạt và việc bồi thường thiệt hại do các hành vi phạm tội gây ra. Như vậy, hành vi đạo tặc được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm nhiều loại hành vi khác nhau, chính vì vậy, hình phạt áp dụng cho tội phạm quy định trong chương này rất đa dạng.
- Chương “Đấu tụng” gồm 50 điều quy định về các hành vi gây gổ, đánh nhau, lăng mạ, chửi bới nhau và thua kiện ở quan án;
5) Quyển 5 gồm 2 chương.
- Chương “Trá ngụy” gồm 38 điều quy định về các hành vi gian dối, lừa đảo chủ yếu trong các giao dịch dân sự, quy định về hiệu lực của khế ước (hợp đồng) như điều kiện khế ước, khế ước vô hiệu… và giải quyết hậu quả của khế ước vô hiệu.
- Chương “Tập luật” gồm 92 điều quy định các hành vi nguy hiểm khác cho xã hội, ảnh hưởng đến trật tự chung mà không được quy định trong chương khác;
6) Quyển 6 gồm 2 chương.
- Chương “Bộ vong” gồm 13 điều quy định việc bắt người phạm tội bỏ trốn.
- Chương “Đoán ngục” gồm 65 điều quy định về điều tra, xét xử và thi hành án.
Bộ luật Hồng Đức là một bộ luật tổng hợp, bao gồm nhiều loại hành vi vi phạm pháp luật khác nhau như hình luật, dân luật, hành chính, hôn nhân – gia đình và kể cả luật tố tụng… Bên cạnh các quy định trong hầu hết các điều luật, các nhà làm luật phong kiến Việt Nam đều gắn hành vi vi phạm điều luật đó với một hay nhiều hình phạt. Chính vì vậy, pháp luật phong kiến nói chung mang nặng tính hình sự, mặc dù ít nhiều có sự phân biệt giữa dân luật và hình luật.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp