Trong lịch sử nước nhà, chúng ta thường đề cập đến hai bộ luật: Hồng Đức và Gia Long, xem đó như hai bộ luật thành văn quan trọng nhất trong lịch sử các vương triều phong kiến Việt Nam xưa. Ít ai biết rằng, ngay từ thời nhà Lý một bộ luật thành văn đầu tiên đã được soạn thảo.
- Nhà nước Hy Lạp cổ đại được tổ chức theo kiểu?
- Phần 4 'Thanh gươm diệt quỷ’ tung trailer gây sốt
- [ Chia sẻ ] Sau hút thai nên ăn gì, kiêng gì để hồi phục sức khỏe
- Ngứa tai phải báo điềm gì? Ngứa tai phải là hên hay xui? Giải mã điềm báo ngứa tai phải theo khung giờ chi tiết nhất 2023
- Sinh ngày 9/10 là cung gì? Đặc điểm, tính cách của người sinh ngày 9/10
Vào thời Lý, xã hội Việt Nam có một bước tiến vượt bậc. Công cuộc xây dựng đất nước bước vào giai đoạn mới, đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của một quốc gia độc lập. Cùng với sự phát triển và hoàn thiện của chính quyền trung ương, luật pháp của nhà nước Đại Việt bắt đầu được hình thành, thể hiện trong việc ban hành một bộ luật thành văn đầu tiên trong lịch sử nước ta. Sử củ ghi: “ Nhâm Ngọ năm thứ tư (1042), xuống chiếu đổi niên hiệu là Minh Đạo năm thứ nhất, ban sách Hình thư. Trước kia, việc kiện tụng gặp nhiều phiền nhiễu, quan giữ việc hình câu nệ luật văn, cốt làm khắc nghiệt, thạm chí oan uổng. Vua lấy làm thương sót, sai trung thư sửa định luật lệ, châm chước cho thích hợp với thời bấy giờ, chia ra môn loại, biên ra điều khoản, làm sách hình luật của một triều đại để cho người xem dễ hiểu. Sách làm xong, xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện. Đến đây, phép xử hình thản nhiên rõ ràng”.
Bạn đang xem: Nhìn lại lịch sử_ Hình thư Bộ luật thành văn đầu tiên ở nước ta
Bộ Hình thư đời Lý là kết quả của sự tiếp thu các thành tựu của hoạt động lập pháp các thời kỳ trước đó và được xem là một cái mốc trong lịch sử pháp quyền của nước ta. Theo “Lịch triều hiến chương, văn tịch chí” của Phan Huy Chú thì bộ luật này có ba quyển, nhưng bây giờ đã bị thất truyền. Ngay nay, chúng ta không được xem nguyên bản bộ Hình thư đó, nhưng thông qua những luật lệ được ghi chép rải rác trong các sách sử củ, có thể thấy được những nét cơ bản của pháp luật thời đó. Đây là bộ luận thành văn đầu tiên mà cơ quan lập pháp và hành pháp tối cao là vua Lý. Nhà vua trực tiếp ban hành Hình thư, là người duy nhất bổ sung những luật lệ trong quá trình nắm chính quyền và cũng là người trực tiếp xử kiện. Hằng năm, nhân các ngày lễ lớn của triều đình, nhà vua trực tiếp ra lệnh khoan dung, giảm năm tù hoặc ân xá cho một số tù nhân. Dưới quyền tối cao của nhà vua, một số quan lại coi việc hình ngục cũng có một số quyền hạn nhất định. Để xét xử được công minh chính trực theo các điều khoản của pháp luật và lắng nghe ý kiến của dân, vua Lý ra lệnh đặt chuông lớn ở điện Thiên An, ai có điều gì oan trái cứ việc đánh chuông cho nhà vua biết tin. Đây cũng là biểu hiện của hình thức dân chủ sơ khai trong khuôn khổ của chế độ phong kiến. Các quan làm việc dưới triều Lý bắt buộc phải am hiểu pháp luật. Hình luật được xem là một trong ba môn thi bắt buộc để tuyển chọn quan lại. Điều đó chứng tỏ nhà Lý có chú trọng đến tri thức pháp luật đối với hàng ngũ quan lại.
Xem thêm : Nghiên cứu để làm sáng tỏ ý nghĩa của Cây xà nu như một biểu tượng nghệ thuật bí ẩn
Để bảo vệ quyền tư hữu về tài sản, luật pháp thời kỳ này xử rất nặng tội trộm cắp. Nhũng ai mắc tội ăn cắp, nếu phạm lần đầu, bị đánh 80 trượng, thích vào mặt hai chữ “phạm đạo”, phải đền gấp 9 lần giá trị đồ vật bị trộm; phạm lần thứ hai thì bị chặt tay chân; phạm lần thứ ba thì bị giết. Những ai dung túng, chứa chấp sẽ bị xử cùng với phạm nhân hoặc bị đánh 80 trượng. Luật pháp cũng ngăn cấm những hiện tượng không lành mạnh trong xã hội về hôn nhân. Nhũng quan hệ bất chính giữa nam và nữ bị pháp luật ngăn cấm.
Pháp luật nghiêm cấm dân dùng tre gỗ và những đồ sắc nhọn đánh nhau, ai đánh chết người thì bị đánh 100 trượng, thích 50 chữ. Trong tình hình đất nước luôn bị phong kiến phương Bắc đe dọa, việc xây dựng quân đội để bảo vệ đất nước là cực kỳ quan trọng. Do lúc đó một số thanh niên 18 tuổi bị bán làm nô tì nên lực lượng tham gia vào quân đội bị giảm sút. Vì thế, năm 1043 vua Thái Tông ra lệnh cấm bán nam giới làm nô tì gia tư, nếu bán rồi thì bị phạt 100 trượng và thích 20 chữ vào mặt, chưa bán mà đã phục dịch người ta thì phạt 100 trượng và thích 10 chữ vào mặt. Kẽ đã biết mà cứ mua cũng bị tội. Cùng năm ấy, vua còn ra lệnh: hàng ngũ quan chức, cứ ba người làm thành một bảo, nếu một người vi phạm thì cả ban người đều bị tội. Những quy định về việc tuyển binh trong thời bình cũng như trong thời chiến rất nghiêm minh. Việc đầu tiên triều Lý thể hiện trong Hình thư là quản lý tài chính, binh chính trong nước, lập bộ tịch và kiểm kê nhân định, lấy đó là một cơ sở để nhà nước định quân hạng và tiến hành tuyển binh. Theo định lệ hàng năm, vào đầu màu xuân, các xã phải lập hộ tịch, kê khai số dân, xếp thành từng hạng: tôn thất (người họ hàng nhà vua), quan văn, quan võ, quan theo hầu, quân nhân, tạp lưu (quan lang đạo), hoàng nam (con trai đến tuổi trưởng thành), long lão (người già yếu). Triều Lý dựa vào số dân do các xã kê khai làm chuẩn định. Tất cả các đinh nam từ 18 tuổi trở lên được ghi vào cuốn bia vàng. Các đinh này đều phải đặt trong diện chịu binh dịch. Trong thời bình, chỉ chọn một số đinh tráng nhất định bổ sung vào quân đội để canh phòng và luyện tập. Số còn lại đều ghi vào số quân, lúc thường ở nhà làm ruộng, thỉnh thoảng có luyện tập, khi có chiếu tranh thì chiếu sổ gọi ra tòng quân. Hình thư còn quy định xử phạt nghiên khắc những quan chức phụ trách đô, quân không đảm đương được nhiệm vụ để quân lính bỏ trốn. Để bảo vệ quyền lợi tối cao của nhà nước phong kiến tập quyền, những hành động chống đối lại triếu đình trong Hình thư gọi là tội mưu phản, mưu đại nghịch, mưu loạn là những tội xếp vào hàng đầu trong thập ác. Sách Việt sử lược còn nói đến một cực hình gọi là lên ngựa gỗ, bị đóng đinh lên một tấm ván bêu giữa chợ rồi mới đem ra pháp trường xẻo thịt.
Hình thư còn có những biện pháp thích đáng đối với nền sản xuất nông nghiệp. Một chính sách mở đầu đầy sáng tạo của triều Lý là chính sách “Ngụ binh ư nông” mà sau này các triều đại Trần, Lê sơ tiếp tục áp dụng và hoàn chỉnh. Chính sách đó vừa bảo đảm sản xuất, vừa giúp có đủ lực lượng sẵn sàng đánh bại các cuộc xâm lược của phương Bắc.
Xem thêm : Tiểu Sử Hưng Phi Nhon – Người Chấm Dứt Cuộc Đời Dung Hà Cuối Cùng Ra Sao
Về nông nghiệp, Hình thư chú trọng đầu tiên đến luật bảo vệ trân bò, sức kéo: “Trâu bò là vật quan trọng cho việc cày cấy, lợi cho người không ít, từ nay về sau, cứ ba nhà làm thành một bảo, không được giết trâu làm thịt, ai làm trái thì bị trị tội theo pháp luật”.
Năm 1117, Lý Nhân Tông còn ra chiếu thị: “Nhũng kẻ trộm và giết trâu xử 80 trượng, đày làm khao giáp, còn vợ thì xử 80 trượng, đày làm tang thất phu, lại phải đền trâu. Nhà láng giềng không tố cáo sẽ bị đánh 80 trượng”. Nhà Lý còn chủ trương đắp đê điều, đào kênh mương làm thủy lợi. Năm 1077, nhà Lý chủ trương đắp đê sông Như Nguyệt (sông Cầu ngày nay) kết hợp làm phòng tuyến ngăn chặc giặc phương Bắc. Đê dài 67.300 bộ (khoảng 30 km). 26 năm sau, nhà Lý chính thức ban hành đạo luật đầu tiên về đê điều ở nước ta, lệnh cho nhân dân phải đắp đê ngăn nước bảo vệ mùa màng. Bên cạnh việc đắp đê chống lụt, các vua Lý còn chủ trương đào sông khơi dòng nước. Nhờ những chính sách tiến bộ có lợi cho sản xuất nông nghiệp nên trong thời kỳ này, mặc dù luôn luôn có chiến tranh chống ngoại xâm nhưng nền nông nghiệp vẫn phát triển mạnh mẽ. Nhiều năm được mùa, nhà nước miễn thuế cho dân.
Hình thư đã đề cập đến nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Ta chưa có điều kiện nghiên cứu thật kỹ hiệu lực thật sự của bộ luật này, một bộ luật đã từng tăng cường sức mạnh cho đất nước lúc bấy giờ./.
Sưu tầm
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp