Trị nước phải có pháp luật
Theo những tư liệu lịch sử, trước thời Lý, ở Việt Nam chưa có luật thành văn. Pháp luật chủ yếu tồn tại dưới dạng các quy ước và tục lệ. Thế rồi, từ thời Lý trở đi, một trong những tiến bộ quan trọng, ấy là các nhà nước quân chủ đã đạt được một số thành tựu trong lĩnh vực lập pháp, đặc biệt là việc ban hành luật thành văn. Mở đầu là Bộ luật Hình thư thời Lý (năm 1042), tiếp theo là các Bộ luật Hình thư thời Trần (năm 1341). Thế nhưng, phải đến Bộ Quốc triều hình luật thời Lê (còn gọi là Luật Hồng Đức – năm 1483) mới được xem là bộ luật thành văn hoàn chỉnh đầu tiên đề cao tính nhân văn và những giá trị pháp lý đi trước thời đại…
Bạn đang xem: Những Bộ luật đầu tiên của Việt Nam: Dấu ấn rưc rỡ của văn minh người Việt
Bộ luật Hồng Đức đánh dấu tư tưởng nhân văn tiến bộ trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam. (Ảnh internet).
Với Bộ luật Hình thư thời Lý, sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Trước kia việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật pháp câu nệ luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí có người bị oan uổng quá đáng. Vua lấy làm thương xót, sai trung thư san định luật lệnh, châm chước cho thích dụng với thời thế, chia ra môn loại, biên thành điều khoản, làm thành sách Hình thư của một triều đại, để cho người xem dễ hiểu”.
Lý Thái Tông (1000 – 1054) là vị hoàng đế thứ hai của triều đại nhà Lý, cai trị trong 26 năm (1028-1054). Ông được đánh giá là một vị hoàng đế tài giỏi, thời đại của ông được xem là khởi đầu sự thịnh vượng của nhà Lý. Các sử gia cho rằng, Lý Thái Tông cũng như nhiều hoàng đế nhà Lý khác luôn bao dung, đề cao nhân nghĩa – bởi các vị vua này ảnh hưởng của quốc giáo là đạo Phật. Và như thế, nhà Lý trường tồn trên 200 năm lịch sử, đưa đất nước vào giai đoạn cường thịnh có phần đóng góp to lớn của Hình thư, cai trị đất nước bằng pháp luật.
Xem thêm : Từ “Tế” trong “Tử tế”, “tinh tế”, đến “Tể” trong “thái tể”
Tuy nhiên, phải đến khi Bộ luật Hồng Đức (còn có tên gọi khác là Quốc triều hình luật, Lê triều hình luật) ra đời dưới thời vua Lê Thánh Tông (1470-1497), mới đánh dấu tư tưởng nhân văn tiến bộ và kỹ thuật lập pháp tiêu biểu trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới. Trong thời trị vì của vua Lê Thánh Tông, nước Đại Việt đã phát triển rực rỡ về mọi mặt. Năm 1428, vua Lê Thái Tổ đã chỉ rõ: “Từ xưa tới nay, trị nước phải có pháp luật, không có pháp luật thì sẽ loạn. Cho nên học tập đời xưa, đặt ra pháp luật là để dạy cho các tướng hiệu, quan lại, dưới đến dân chúng trăm họ biết thế nào là thiện, là ác, điều thiện thì làm, điều chẳng lành thì tránh, chớ để phạm pháp”.
Còn nguyên giá trị thời sự
Bộ luật Hồng Đức bảo vệ người phụ nữ xưa, còn nguyên giá trị đến ngày nay. (Ảnh tư liệu).
Cho đến nay mặc dù đã trải qua gần 600 năm, nhưng các quy định pháp luật của Bộ luật Hồng Đức với “toàn bộ kỷ cương phép nước của quốc gia Đại Việt đều được đúc kết lại trong 722 điều cụ thể” vẫn còn nguyên giá trị thời sự …
Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp thời phong kiến, nhà nước quy định con gái có quyền thừa kế ngang bằng với người con trai trong trường hợp người con trai trưởng mất hoặc chết. Bên cạnh đó, bộ luật cũng phân định về nguồn gốc tài sản của vợ chồng bao gồm: tài sản riêng của mỗi người và tài sản chung của cả hai vợ chồng. Việc phân định này góp phần xác định việc phân chia thừa kế cho các con khi cha mẹ đã chết hoặc chia tài sản cho bên còn sống nếu một trong hai vợ chồng chết trước. Có thể nói, đây là một điểm mới tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức bởi đến nay, tại Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã kế thừa về việc phân chia tài sản chung và tài sản riêng của vợ và chồng…
Xem thêm : Sinh mổ bao lâu thì ăn được thịt bò? Mẹ bầu nên biết
Chưa kể, chương Thông gian quy định các hình phạt nghiêm khắc đối với các hành vi xâm hại tình dục, nhân phẩm tiết hạnh, nhất là đối với trẻ em gái. Tội gian dâm với vợ người khác, hay quyến rũ con gái chưa chồng đều bị xử tội Đồ hay Lưu và phải nộp tiền tạ, kẻ dắt mối cũng phải chịu tội. Hiếp dâm ngoài bị xử tội lưu hay tội chết còn phải nộp tiền tạ hơn một bậc so với tội gian dâm thường. Đặc biệt, các ngục quan, ngục lại gian dâm với đàn bà, con gái có việc kiện thì xử tội nặng hơn tội gian dâm thường một bậc…
Hộ thế Trung Hiếu đền Đồng Cổ, Tây Hồ, Hà Nội đã có từ ngàn năm trước – thời vua Lý Thái Tông với bộ luật thành văn thuở ban đầu. (Ảnh: Ban Quản lý đền Đồng Cổ – Tây Hồ, Hà Nội).
Nhiều ý kiến cho rằng, bộ luật thời Lê sơ dù không biết chính xác ai là tác giả, nhưng chịu ảnh hưởng nhiều của tư tưởng vua Lê Thánh Tông. Ông đã kết hợp nhuần nhuyễn hệ tư tưởng Nho giáo với phong tục tập quán và truyền thống dân tộc. Mặt khác, có lẽ do cuộc đời của vị vua này chịu ơn rất nhiều người phụ như bà thứ phi Ngô Thị Ngọc Dao, bà Nguyễn Thị Lộ… vì thế ông muốn bảo vệ người phụ nữ thoát khỏi sự khinh rẻ và bị chà đạp trong xã hội phong kiến. Cho đến nay, chúng ta vẫn đang đấu tranh vì sự bình đẳng cho phụ nữ, thì từ thời Lê sơ, vị vua anh minh ấy đã có cái nhìn thấu hiểu và trân trọng người phụ nữ biết bao.
Việc bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống, trong đó có truyền thống thượng tôn pháp luật, lấy dân làm gốc, đã xuất phát từ ngàn năm dựng nước và giữ nước của cha ông…
Có thể nói, xu hướng hưng thịnh của chế độ phong kiến nhà Lê, lòng nhân ái của các vị vua lỗi lạc như Lê Thánh Tông và quần thần của một triều đại đang lên là yếu tố làm cho những quy định trong Bộ luật Hồng Đức mang trong mình nhiều yếu tố tiến bộ, dùng pháp luật để bảo vệ thuần phong mỹ tục và dùng thuần phong mỹ tục để đưa con người hướng về chữ nhân, chữ nghĩa, biết phục tùng và sống theo pháp luật.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp