Ở triều đại thời Lê sơ, cụ thể là đời vua Lê Thánh Tông, luật pháp bắt đầu hoàn chỉnh và có những cải tiến so với các quy định hiện hành ở xã hội đương thời. Vậy luật pháp thời Lê sơ có điểm gì tiến bộ? Cùng Hoc365 tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé.
Điểm tiến bộ của luật pháp thời Lê sơ
Luật pháp thời Lê sơ có tên là Luật Hồng Đức hay Quốc triều hình luật. Cùng tìm hiểu về những nét tiến bộ trong các quy định pháp luật của nước Đại Việt thời kỳ này nhé.
Bạn đang xem: Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì tiến bộ?
Để cao giá trị người phụ nữ
Điểm tiến bộ đầu tiên trong bộ luật Hồng Đức là có bước tiến căn bản trong việc cải thiện địa vị xã hội của người phụ nữ thời phong kiến. So với các bộ luật đương thời, vai trò của người phụ nữ được đề cao hơn rất nhiều. Trong gia đình, người vợ có quyền quản lý tài sản và cũng có quyền thừa kế ngang bằng với nam giới.
Bài trừ quan điểm “trọng nam khinh nữ”
Quan điểm “trọng nam khinh nữ” dần bị loại bỏ ở thời kỳ này khi hình phạt cho phạm nhân nữ được giảm thấp hơn so với phạm nhân nam. Ví dụ Điều 1 quy định chỉ đàn ông phải chịu trường hình (từ 60 đến 100 trượng).
Hay điều 680 đàn bà phạm tội tử hình trở xuống nếu đang mang thai thì đợi đẻ sau 100 ngày mới đem hành hình. Nếu chưa sinh hoặc chưa đủ 100 ngày sau sinh mà đem đi hành hình thì ngục quan và ngục lại sẽ phải chịu phạt.
Khuyến khích phát triển kinh tế
Triều Lê có chính sách trong nông, luật phạt nặng với các tội phá hoại đê điều, chặt phá lúa má, cây cối của người khác, tự tiện giết trâu ngựa. Chính sách này nhằm khuyến khích phát triển kinh tế, tập trung vào bảo vệ và phát triển nông nghiệp.
Những quy định trong luật Hồng Đức đã xác định vai trò của nhà nước thông qua trách nhiệm của quan lại là bảo đảm cuộc sống của những người nghèo khổ trong xã hội. Không để tình trạng thiếu lương thực, nông dân rơi vào cảnh khốn cùng.
Thể hiện tính nhân đạo
Luật Hồng Đức có những quy chế thể hiện tính nhân đạo, thể hộ vệ dân thường. Ví dụ Điều 17 quy định: “Khi phạm tội chưa già cả tàn tật, đến khi tàn tật mới bị phát giác thì xử theo luật già cả tàn tật. Khi ở nơi bị đồ thì già cả tàn tật cũng thế. Khi còn bé nhỏ phạm tội thì xử theo luật lúc còn nhỏ.
Quốc triều hình luật còn có chính sách khoan hồng với những người phạm tội tự giác đầu thú mặc dù chưa bị phát hiện. Ví dụ Điều 18 và điều 19: “Phàm ăn trộm tài vặt của người sau lại tự thú với người mất của thì cũng coi như là thú ở cửa quan”.
Tiếp thu tư tưởng mới
Luật Hồng Đức còn có điểm tiến bộ khi biết chọn lọc tiếp thu những tư tưởng Nho giáo. Đồng thời vẫn gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Ví dụ Điều 40 quy định: “Những người miền thượng du cùng phạm tội với nhau thì theo phong tục xứ ấy mà định tội. Những người thượng du phạm tội với người trung châu thì theo luật mà định tội”.
Đây là một tư duy sáng tạo của những người làm luật. Điều này cho thất luật pháp dù có hoàn bị đến đâu cũng không phủ nhận hoặc thay thế hoàn toàn vai trò của phong tục tập quán vốn đã tồn tại lâu đời hơn cả luật.
Ý nghĩa sự tiến bộ của luật pháp thời Lê sơ
Có thể thấy, sự tiến bộ của luật pháp thời Lê sơ đã mang đến những chuyển biến tích cực cho xã hội phong kiến bấy giờ. Khi giá trị của người phụ nữ được đề cao đã loại bỏ những bất công “trọng nam khinh nữ” thời phong kiến. Từ đó góp phần cải thiện đời sống gia đình.
Bên cạnh đó, chính sách trọng nông của triều Lê cũng góp một phần không nhỏ vào việc nâng cao đời sống cho người dân. Hạn chế tình trạng đói kém, để nhân dân rơi vào cảnh khốn cùng.
Nói tóm lại, khi áp dụng bộ luật Hồng Đức vào thời Lê sơ, mọi mặt đời sống có những bước tiến mới. Tuy vẫn tập trung bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc và các giai cấp thống trị nhưng đồng thời cũng quan tâm đến đời sống nhân dân, bảo vệ quyền lợi phụ nữ và phát triển kinh tế xã hội.
Vừa rồi, Hoc365 đã trả lời câu hỏi Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì tiến bộ. Hy vọng những kiến thức mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên chia sẻ bài viết với bạn bè để cùng tham khảo kiến thức lịch sử hay nhé.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp