Vai trò của bộ phận Pháp chế doanh nghiệp
- Nhân viên Pháp chế doanh nghiệp đóng vai trò là những nhà tư vấn trợ giúp cho các lãnh đạo doanh nghiệp trong việc áp dụng pháp luật để có thể hoạt động kinh doanh một cách thuận tiện và hiệu quả nhất.
- Người thuộc bộ phận Pháp chế doanh nghiệp là những người có chức năng xây dựng các quy chế quản lý nội bộ trong Doanh nghiệp. Chức năng này, bao gồm việc trực tiếp soạn thảo xây dựng các văn bản, quy chế nội bộ.
- Tham gia đóng góp ý kiến, thẩm định ở góc độ pháp lý các văn bản, trong trường hợp Chủ sở hữu công ty, Lãnh đạo công ty đã xây dựng dự thảo và giao Bộ phận pháp chế đóng góp ý kiến.
Hình từ Internet
Bạn đang xem: Vai trò của bộ phận Pháp chế doanh nghiệp
Xem thêm : Bà bầu uống nước dừa từ tháng thứ mấy thì tốt cho mẹ và bé?
Bộ phận pháp chế doanh nghiệp sẽ giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ như: Tham gia đàm phán, thương thảo các hợp đồng quan trọng của doanh nghiệp với các đối tác trong kinh doanh; thẩm định các dự thảo thoả thuận, các hợp đồng hợp tác, các dự án đầu tư để đảm bảo không trái pháp luật, điều lệ hoặc có sơ hở, sai sót về mặt pháp luật có thể dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp.
Pháp chế doanh nghiệp làm những công việc gì?
Pháp chế doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc điều tiết, kiểm soát hoạt động pháp chế trong doanh nghiệp bao gồm làm các công việc sau:
- Giám sát, kiểm soát các hoạt động của những bộ phận trong Doanh nghiệp hoạt động tuân thủ các Quy định, Quy chế nội bộ của Doanh nghiệp.
- Đề xuất ý kiến về pháp lý và thẩm định dự thảo các hợp đồng do các bộ phận khác của doanh nghiệp soạn thảo. Trước khi trình Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp; tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng.
- Hỗ trợ Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp góp ý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, tổ chức gửi xin ý kiến; tổng kết, đánh giá pháp luật liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp cho người lao động.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp. Tiến hành tổng kết, đánh giá thực trạng hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của người lao động trong doanh nghiệp.
- Đánh giá rủi ro môi trường đầu tư, kinh doanh đối với các dự án đầu tư của doanh nghiệp ra nước ngoài. Đưa ra ý kiến về mặt pháp lý đối với các quyết định của tổ chức, quản lý của doanh nghiệp.
- Tham gia tố tụng hoặc tham mưu với tư cách người đại diện theo ủy quyền của Chủ tịch công ty Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp.
Xem thêm : Nhân viên bán hàng: Công việc, kỹ năng và yêu cầu cần có
Việc làm Pháp chế doanh nghiệp
Xem thêm
- Trở thành chuyên viên pháp chế doanh nghiệp với 5 kế hoạch then chốt
- Pháp chế doanh nghiệp / Luật sư nội bộ doanh nghiệp làm gì ?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp