Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Những điều cần biết

Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh được chẩn đoán như thế nào?

hiện tượng bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh

Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh thường được xác định bằng cách kiểm tra thể chất và không cần thực hiện các xét nghiệm bổ sung. Khi cần thiết, các bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu để đánh giá tình hình của bé một cách cụ thể hơn.

Trong một số trường hợp bướu máu, hộp sọ của trẻ có thể xuất hiện vết nứt. Vì vậy cần tiến hành chụp X-quang để đánh giá tình hình xương sọ một cách chuẩn xác nhất.

Phương pháp điều trị bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh

1. Phương pháp điều trị thông thường

Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh thường tự khỏi mà không cần can thiệp trong vài ngày sau khi sinh. Trong khi đó, nếu không kèm thêm các yếu tố rủi ro hoặc biến chứng khác, bướu máu có thể tự khỏi trong vòng 2 – 6 tuần sau khi sinh.

2. Phương pháp điều trị khi có biến chứng

Trong một số trường hợp, bướu máu có thể gây ra các biến chứng khác, chẳng hạn như nhiễm trùng, có thể cần dùng thuốc và phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu u máu trở nên cứng chắc thì cũng có thể khỏi sau một thời gian.

3. Liệu pháp mũ bảo hiểm

Một phương pháp điều trị khác là liệu pháp mũ bảo hiểm. Trong phương pháp này, trẻ sơ sinh sẽ được đội một chiếc mũ có hình dạng đặc biệt trong 18 – 20 tiếng mỗi ngày cho đến khi đầu của chúng trở về hình dạng mong muốn. Tuy nhiên, phương pháp này cũng ít được sử dụng.

Nhiều mẹ bỉm sữa cảm thấy lo lắng và hoang mang khi thấy trẻ sơ sinh xuất hiện bướu huyết thanh trên đầu. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm và hiểu thêm về tình trạng bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các mẹ cũng đừng chủ quan nhé. Hãy đưa con đến gặp bác sĩ sớm để được theo dõi và kiểm soát những biến chứng nguy hiểm có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.