Bưu kiện là dịch vụ chấp nhận, vận chuyển và phát vật phẩm, hàng hóa đến địa chỉ nhận trong nước và quốc tế. Bưu gửi được gắn số hiệu để theo dõi, định vị trong quá trình chuyển phát.
Khối lượng, kích thước
a. Bưu kiện trong nước
Bạn đang xem: Bưu kiện trong nước – Dịch vụ – Bưu điện tỉnh Đồng Nai
a.1. Khối lượng tối đa: 30kg/bưu gửi.
a.2. Kích thước tối đa: chiều dài cộng với chu vi lớn nhất (không đo theo chiều dài đã đo) không vượt quá 3m, chiều dài nhất của bưu gửi không vượt quá 1,5m.
b. Bưu kiện quốc tế
b.1. Khối lượng tối đa: 30kg/bưu gửi (trừ một số nước có quy định riêng).
b.2. Kích thước tối đa: chiều dài cộng với chu vi lớn nhất (không đo theo chiều dài đã đo) không vượt quá 3m, chiều dài nhất của bưu gửi không vượt quá 1,5m (trừ một số nước có quy định riêng).
Phương thức vận chuyển
Tùy theo yêu cầu của người gửi, bưu kiện được vận chuyển bằng đường thủy bộ hoặc đường bay.
Dịch vụ cộng thêm
1. Chấp nhận tại địa chỉ: Bưu điện Việt Nam đến địa chỉ khách hàng để nhận bưu gửi theo yêu cầu hoặc theo hợp đồng đã kí kết.
2. Đóng gói: Bưu điện Việt Nam cung cấp bao bì, đóng gói bưu gửi theo yêu cầu của khách hàng.
3. Phát hàng thu tiền (COD): Khi phát bưu gửi, Bưu điện Việt Nam thu hộ một khoản tiền từ người nhận và thanh toán khoản tiền đó cho người gửi bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
4. Khai giá (V): Bưu điện Việt Nam bồi thường cho khách hàng theo trị giá bưu gửi kê khai vào thời điểm chấp nhận bưu gửi trong trường hợp bưu gửi bị mất, hỏng do lỗi của Bưu điện Việt Nam.
5. Rút lại bưu gửi: Bưu điện Việt Nam dừng việc chuyển phát bưu gửi để chuyển lại cho người gửi. Dịch vụ này chỉ áp dụng cho bưu phẩm thường vẫn còn ở bưu cục chấp nhận; bưu phẩm bảo đảm, bưu kiện và bưu chính ủy thác chưa hết thời gian toàn trình và không bị tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
6. Thay đổi họ tên, địa chỉ người nhận bưu gửi: Bưu điện Việt Nam chuyển phát bưu gửi đến người nhận và/hoặc địa chỉ nhận khác với người nhận/địa chỉ nhận trên bưu gửi. Dịch vụ này chỉ áp dụng cho bưu phẩm thường vẫn còn ở bưu cục chấp nhận; bưu phẩm bảo đảm, bưu kiện và bưu chính ủy thác chưa hết thời gian toàn trình và không bị tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
7. Phát nhanh (Express): Bưu điện tổ chức đi phát bưu gửi hoặc giấy mời nhận bưu gửi ngay khi bưu gửi đến điểm phục vụ bưu chính. Dịch vụ Phát nhanh chỉ được áp dụng đối với các bưu gửi có địa chỉ nhận ở nước ngoài.
8. Thu cước nơi người nhận (C): Bưu điện Việt Nam thực hiện chuyển phát bưu gửi và thu ở người nhận các khoản cước phát sinh theo hợp đồng đã ký kết với người nhận/người gửi.
9. Phát tận tay (PTT): Bưu điện Việt Nam phát bưu gửi đến đúng người nhận. Dịch vụ Phát tận tay không được áp dụng khi người nhận là lãnh đạo các cơ quan Đảng, chính quyền trung ương và địa phương.
10. Báo phát (AR): Bưu điện Việt Nam lấy kí nhận của người nhận bưu gửi trên Phiếu báo phát hoặc trên mẫu biên nhận của khách hàng để chuyển lại cho người gửi.
11. Báo phát SMS/Email (AR SMS/AR Email): Bưu điện Việt Nam gửi tin nhắn SMS/Email đến số điện thoại/địa chỉ email mà người gửi cung cấp khi gửi bưu gửi để thông báo kết quả phát.
Xem thêm : Ai được gửi giấy triệu tập? Được gửi giấy triệu tập nhưng vắng mặt có sao không?
12. Phát đồng kiểm (PĐK): Bưu điện Việt Nam kiểm đếm số lượng bưu gửi hoặc kiểm đếm chi tiết nội dung bưu gửi khi chấp nhận và phát bưu gửi; lấy dấu xác nhận của cơ quan, tổ chức nhận lên Biên bản giao nhận hoặc mẫu chứng từ giao nhận của khách hàng rồi chuyển lại cho người gửi.
13. Phát theo yêu cầu người nhận: Bưu điện Việt Nam thay đổi địa điểm, phương thức, thời gian phát bưu gửi theo yêu cầu của người nhận. Dịch vụ chỉ được áp dụng đối với các bưu gửi có địa chỉ nhận trong nước.
14. Lưu ký: Bưu điện Việt Nam giữ bưu phẩm, bưu kiện tại điểm phục vụ bưu chính và thông báo để người nhận trực tiếp đến nhận.
15. Hộp thư thuê bao: Bưu điện Việt Nam cho khách hàng thuê hộp thư tại điểm phục vụ bưu chính để nhận bưu phẩm. Mỗi hộp thư được đánh số riêng và chỉ dành cho một khách hàng.
16. Chuyển hoàn: Bưu điện Việt Nam chuyển lại bưu phẩm bảo đảm, bưu kiện, bưu chính ủy thác không phát được theo yêu cầu của người gửi trên Vận đơn và bưu phẩm thường đến 500gram.
Phạm vi cung cấp, phục vụ
Tất cả các điểm phục vụ của Bưu điện Việt Nam.
Phân loại hàng hóa
1. Hàng cồng kềnh
a. Hàng hóa có chiều dài cộng với chu vi lớn nhất không đo theo chiều dài đã đo lớn hơn 3m hoặc/và chiều dài nhất lớn hơn 1,5m.
b. Hàng hóa có cấu trúc đặc biệt, không thể xếp chung với các bưu gửi khác hoặc cần có sự lưu ý đặc biệt trong quá trình vận chuyển và khai thác.
2. Hàng nặng
Hàng hóa có khối lượng đơn chiếc trên 30kg.
3. Hàng dễ vỡ
Hàng hóa làm bằng các vật liệu dễ vỡ và cần xử lý đặc biệt, bao gồm các loại cơ bản sau:
a. Đồ sành sứ, đồ gốm.
b. Đồ thủy tinh, kính, pha lê.
c. Đồ điện tử, linh kiện điện tử.
d. Thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin.
4. Hàng nhẹ
Hàng hóa có thể tích trên 6.000 cm3/kg.
5. Hàng dễ lây nhiễm
Xem thêm : H2SO3 là chất điện li mạnh hay yếu
Hàng có chứa các tác nhân virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm,… có khả năng lây bệnh cho người và động vật.
6. Hàng thông thường
Hàng hóa không thuộc các loại nêu trên.
Chỉ tiêu thời gian
1 Nội vùng đường bộ: 6 ngày.
2. Cận vùng đường bộ: 8 ngày; cận vùng đường bay: 7 ngày.
3. Cách vùng đường bộ: 9 ngày; cách vùng đường bay: 7 ngày.
Quy định khiếu nại, bồi thường
1. Thời hiệu khiếu nại
a. Sáu (06) tháng kể từ ngày kết thúc thời gian toàn trình của bưu gửi đối với khiếu nại về việc mất bưu gửi, chuyển phát bưu gửi chậm so với thời gian toàn trình đã công bố; trường hợp thời gian toàn trình của dịch vụ chưa được công bố thì thời hiệu này được tính từ ngày bưu gửi được chấp nhận.
b. Một (01) tháng kể từ ngày bưu gửi được phát cho người nhận đối với khiếu nại về việc bưu gửi bị suy suyển, hư hỏng, về giá cước và các nội dung khác có liên quan trực tiếp đến bưu gửi.
2. Thời hạn giải quyết khiếu nại
a. Thời hạn giải quyết khiếu nại tối đa đối với dịch vụ trong nước là hai (02) tháng kể từ ngày khiếu nại được tiếp nhận.
b. Thời hạn giải quyết khiếu nại tối đa đối với dịch vụ quốc tế là ba (03) tháng kể từ ngày khiếu nại được tiếp nhận.
3. Bồi thường
– Trường hợp kiện hàng/lô hàng bị mất hoặc hư hại hoàn toàn: Mức bồi thường bằng bốn (04) lần cước dịch vụ khách hàng đã thanh toán (có bao gồm thuế GTGT).
– Trường hợp kiện hàng/lô hàng bị mất hoặc hư hại một phần: Mức bồi thường tối đa như sau:
Số tiền bồi thường = (tỷ lệ % khối lượng kiện hàng bị mất hoặc hư hại) x (mức bồi thường trong trường hợp bị mất hoặc hư hại hoàn toàn).
Ghi chú: Tỷ lệ % khối lượng bưu gửi bị mất hoặc hư hại được xác định căn cứ vào biên bản lập có xác nhận của người gửi.
– Trường hợp kiện hàng/lô hàng bị chuyển hoàn sai do lỗi của Bưu điện: Miễn cước chuyển hoàn và bồi thường bằng cước dịch vụ khách hàng đã thanh toán (có bao gồm thuế GTGT).
Hãy liên hệ với chúng tôi Bưu Điện Tỉnh Đồng Nai Điều tra khiếu nại: 02518.828555 Tư vấn về dịch vụ: 02513.941881
HÂN HẠNH PHỤC VỤ QUÍ KHÁCH HÀNG!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp