CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ FORM D

CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ FORM D

1. HIỆP ĐỊNH AFTA VÀ CÁC THÀNH VIÊN

Ngày 26/2/2009, Hiệp định ATIGA được ký tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 14 tại Thái Lan và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 17/5/2010. Thực hiện cam kết ATIGA, Việt Nam đã cắt giảm 6.897 dòng thuế (chiếm 72% tổng Biểu thuế xuất nhập khẩu) xuống thuế suất 0% tính đến thời điểm 2014.

Văn bản Hiệp định:

Tóm lược Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) (Tiếng việt)

Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) (Tiếng Anh) (Tiếng Việt)

Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS) (Tiếng Anh) (Tiếng Việt)

Hiệp định khung E – ASEAN (Tiếng Việt)

Hiệp định khung về Khu vực Đầu tư ASEAN (Tiếng Anh)

Hiệp định ASEAN về Di chuyển thể nhân và các Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (Tiếng Anh)

Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) (Tiếng Anh)

Các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên ASEAN (Tiếng Việt)

CO form D được sử dụng khi nào?

Hàng hóa được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D – là hàng hóa phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện quy định tại Hiệp định bao gồm:

+ Hàng hóa có chứa ít nhất 40% hàm lượng có xuất xứ từ bất kỳ một nước thành viên ASEAN nào trong thành phần của hàng hóa

+ Được vận tải trực tiếp từ một nước thành viên này đến một nước thành viên khác (Nước xuất khẩu là thành viên ASEAN và nước nhập khẩu là thành viên ASEAN). Gồm có các trường hợp:

  • Hàng được vận chuyển qua bất kỳ lãnh thổ của một nước ASEAN nào

Ví dụ: Hàng đi từ Singapore qua Lào vào Việt Nam.

  • Hàng được vận chuyển không qua lãnh thổ của bất kỳ một nước không phải là thành viên ASEAN nào khác (hàng đi thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu)

Ví dụ: Hàng từ Cảng Singapore đến cảng Sài Gòn.

  • Hàng hóa được vận chuyển quá cảnh qua một hoặc nhiều nước trung gian kế cận ASEAN, không phải là thành viên ASEAN, có hoặc không có chuyển tải hoặc lưu kho tạm thời tại các nước đó, với điều kiện:

ĐK 1: Quá cảnh là cần thiết vì do địa lý hay do yêu cầu có liên quan trực tiếp đến vận tải hàng; Ví dụ: Hàng từ Philippines qua Hong Kong đến cảng Hải Phòng

ĐK 2 Hàng hóa không được mua bán hoặc tiêu thụ tại nước quá cảnh đó.

ĐK 3 Không được có những thao tác gì tác động đến hàng hóa tại nước quá cảnh ngoài việc dở hàng và tái xếp hàng hoặc những công việc cần thiết để giữ hàng trong điều kiện đảm bảo.

2. THỜI GIAN VÀ CƠ QUAN CẤP C/O FORM D

Cơ quan cấp: Các Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương và các Ban quản lý KCX-KCN được Bộ Công thương ủy quyền cấp.

Thời gian nhận hồ sơ: Sáng 7h30 – 11h00 , Chiều 13h30 – 16h00

Thời gian trả hồ sơ: Sáng 8h00 – 11h30 , Chiều 14h00 – 16h

3. BỘ HỒ SƠ NỘP XIN C/O FORM D TẠI BCT

1. Đơn đề nghị cấp C/O đã được khai hoàn chỉnh, hợp lệ.

2. Mẫu C/O FORM D đã được khai hoàn chỉnh bao gồm một (01) bản gốc và ba (03) bản sao.

3. Tờ khai hải quan xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan (bản sao có chữ ký của người có thẩm quyền và dấu “sao y bản chính“),

4. Commercial Invoice/ Packing list của doanh nghiệp: 1 bản

5. Bảng giải trình Quy trình sản xuất: Đối với DN lần đầu xin C/O hay mặt hàng lần đầu xin C/O phải được DN giải trình các bước sản xuất thành sản phẩm cuối cùng.

6. Bill of Lading (Vận đơn): 1 bản sao có dấu đỏ của DN và dấu “Sao y bản chính”

7. Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu Người đề nghị cấp C/O cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như: Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên, phụ liệu; giấy phép xuất khẩu; hợp đồng mua bán; hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước; mẫu nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu và các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu;

8. Đối với các doanh nghiệp tham gia eCOSys, mọi chứng từ sẽ được thương nhân ký điện tử và truyền tự động tới các Tổ chức cấp C/O. Các Tổ chức cấp C/O căn cứ vào hồ sơ trên mạng để kiểm tra tính hợp lệ của thông tin và cấp C/O cho thương nhân khi nhận được bộ hồ sơ đầy đủ bằng giấy.

TẢI CÁC FORM MẪU C/O FORM D TẠI ĐÂY

4. QUY TRÌNH LÀM C/O FORM D

Phần đầu của C/O:

Số CO (Reference Number),có sau khi truyền c/o điện tử trên hệ thống ECOSYS

Cụm từ tiếng Anh trong đó có dòng “FORM D”

Tên nước phát hành, ví dụ: VIETNAM

Nội dung chính trong C/O:

– Mục 1: Thông tin công ty xuất khẩu: Tên, địa chỉ, tel, fax

– Mục 2: Thông tin công ty nhập khẩu: Tên, địa chỉ, tel, fax

– Mục 3: Tên, số hiệu phương thức vận chuyển, ngày tàu chạy, cảng đi, cảng đến

– Mục 4: Để trống

– Mục 5: Số mục (có thể để trống)

– Mục 6: Ký mã hiệu (có thể ghi số cont/seal hay số kiện đóng gói)

– Mục 7: Mô tả hàng hóa: Số đơn hàng, số L/C, tên hàng, đóng gói, mã HS…

– Mục 8: Tiêu chuẩn xuất xứ: Xem ở trang sau C/O để chọn. Tùy loại hàng mà có từng tiêu chuẩn riêng.

– Mục 9: Trọng lượng tổng và giá trị FOB của lô hàng (Bằng số, bằng chữ)

– Mục 10: Số và ngày của invoice

– Mục 11: Xác nhận của công ty xuất khẩu

– Mục 12: Xác nhận của công ty nhập khẩu

– Mục 13: Loại C/O (Thông thường là Issued Retroactively)

– Số Reference: Như trước thì số này do Bộ công thương tự đóng cho doanh nghiệp nhưng quy định mới thì doanh nghiệp phải khai báo online trên hệ thống cấp cấp C/O Bộ cộng thương và sau đó tự in số này trên form C/O

Một bộ C/O form D gồm 3 tờ (Original, Duplicate và Triplicate) có giá 40k/bộ mua ở tổ cấp C/O của Bộ công thương. Trong trường hợp bộ chứng từ hợp lệ và đầy đủ, doanh nghiệp được cấp C/O ngay trong buổi nộp hồ sơ xin cấp. Trong trường hợp xin cấp lại C/O, doanh nghiệp phải làm đơn xin cấp lại C/O và nộp lại form C/O đã được cấp cùng toàn bộ các giấy tờ cần thiết như đã liệt kê ở trên.

Trường hợp CO form D có hóa đơn của bên thứ 3, thì phía dưới của ô này phải ghi tên của bên phát hành hóa đơn và tên quốc gia.

Ô số 8: Tiêu chí xuất xứ.

Tiêu chí xuất xứ form D khá quan trọng, vì có thể ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ này. Nó cho biết tỉ lệ bao nhiêu phần trăm giá trị hàng hóa được sản xuất tại nước cấp CO.

Một số trường hợp hay gặp:

“WO” = Wholy Owned: xuất xứ thuần túy, nghĩa là 100%

Số % cụ thể, chẳng hạn 90%, nghĩa là 90% hàng hóa được sản xuất tại Trung Quốc

Giá trị hàm lượng xuất xứ dưới 40% thì coi như không có xuất xứ theo yêu cầu.

Ô số 9: Trọng lượng toàn bộ (hoặc lượng khác) và giá trị FOB. Ô này ý nghĩa tương đối rõ ràng. Chỉ lưu ý giá trị trong ô này là FOB, do đó nếu trên hóa đơn ghi giá trị theo điều kiện khác, chẳng hạn EXW, CIF… thì không được lấy ngay vào ô số 9 này, mà phải điều chỉnh cộng trừ chi phí để xác định đúng giá trị FOB rồi mới ghi vào ô này. Nhiều trường hợp, chủ hàng nhập khẩu khi làm C/O vẫn giữ nguyên giá CIF hoặc EXW đưa vào ô này, và bị trục trặc khi làm thủ tục nhập khẩu.

Ô số 10: Số và ngày Invoice, chính là số liệu lấy từ Invoice mua bán hàng

Ô số 11: tên nước xuất khẩu (ví dụ VIETNAM), nhập khẩu (LAOS), địa điểm và ngày xin C/O, cùng với dấu của công ty xin C/O.

Ô số 12: Xác nhận Chữ ký của người được ủy quyền, dấu của tổ chức cấp CO, địa điểm và ngày cấp.

Ô số 13: Một số lựa chọn, tick vào ô tương ứng nếu thuộc trường hợp đó

Issued Retroactively: Trường hợp CO được cấp sau quá 3 ngày tính từ ngày tàu chạy

Exhibition: Trường hợp hàng tham gia triển lãm, và được bán sau khi triển lãm.

Movement Certificate: Trường hợp hàng được cấp C/O giáp lưng

Third Party Invoicing: Trường hợp hóa đơn phát hành tại Bên thứ ba

XEM CHI TIẾT QUY TRÌNH KHAI C/O FORM D ĐIỆN TỬ TẠI ĐÂY

===============================================

TRƯỜNG HỢP FORM D CÓ HÓA ĐƠN BÊN THỨ 3

Đây là trường hợp mà CO có hóa đơn được phát hành bởi bên thứ 3, còn gọi là CO form D third party invoicing.

Để đáp ứng được trường hợp này, trên CO phải có 4 điều kiện:

Ô số 1: thể hiện nhà sản xuất tại quốc gia tham gia AFTA (vd: laos)

Ô số 7: Có tên công ty phát hành hóa đơn, và tên nước mà công ty này đặt trụ sở

Ô số 10: số và ngày hóa đơn phải ghi rõ tại ô số 10 (khớp với Invoice mua bán)

Ô số 13: tick vào mục Third Party Invoicing

Giấy chứng nhận mẫu D phải theo đúng mẫu do Bộ thương mại phát hành và phải làm bằng tiếng Anh. Bộ Giấy chứng nhận mẫu D gồm 01 bản gốc và hai bảng sao carbon (carbon copy) có màu như sau: Bản gốc (Original); Bản sao thứ hai (Duplicate) ; Bản sao thứ ba (Triplicate)

5. CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ C/O FORM D CỦA VIỆT NAM

Nghị định số 156/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 ban hành Biểu thuế Nhập Khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa Asean giai đoạn 2018 – 2022

Thông tư 27/2017/TT-BCT sửa đổi thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong ATIGA

Chỉ thị số 38/CT-TTg của TTCP về Tăng cường thực hiện và khai thác hiệu quả các Hiệp định Thương mại Tự do đã có hiệu lực

Quyết định 2185/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Kế hoạch tổng thể triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN giai đoạn 2016-2020

Thông tư số 22/2016/TT-BCT thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN

TRA CỨU BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU VIỆT NAM