Cá nhân tự đóng bảo hiểm xã hội ở đâu?

Video cá nhân tự đóng bảo hiểm xã hội ở đâu

Ai được tham gia BHXH tự nguyện?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người tham gia BHXH tự nguyện phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên.

– Không thuộc đối tượng bắt buộc phải tham gia BHXH

Khoản 1 Điều 8 Quyết định 595/QĐ-BHXH liệt kê cụ thể các trường hợp tham gia BHXH tự nguyện gồm:

– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động dưới 03 tháng trước ngày 01/01/2018;

– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động dưới 01 tháng từ ngày 01/01/2018 trở đi;

– Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;

– Người lao động giúp việc gia đình;

– Người tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;

– Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

– Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;

– Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu;

– Người tham gia khác.

Từ những căn cứ trên, người lao động tự do như người nội trợ, người bán hàng online,… hoàn toàn có thể tham gia BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu.

Hiện nay có tất cả 06 phương thức tham gia mà người tham gia có thể lựa chọn:

– Đóng hàng tháng;

– Đóng 03 tháng một lần;

– Đóng 06 tháng một lần;

– Đóng 12 tháng một lần;

– Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm một lần;

– Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm.

Trường hợp đã đủ tuổi nghỉ hưu mà thời gian đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm thì người tham gia tiếp tục đóng theo một trong 05 phương thức trên cho đến khi thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu (theo phương thức 6).

Cá nhân tự đóng bảo hiểm xã hội ở đâu?

Căn cứ điểm 1.1 khoản 1 Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về phân cấp quản lý như sau:

“1.1. BHXH huyện

d) Thu tiền đóng BHXH tự nguyện; thu tiền đóng BHYT của người tham gia BHYT cư trú trên địa bàn huyện.”

Đồng thời, tại Điều 13 Quyết định số 1599/QĐ-BHXH, đại lý thu BHXH có trách nhiệm:

– Hằng tháng, tuyên truyền, vận động thành viên hộ gia đình tham gia BHXH, BHYT. Hướng dẫn người tham gia kê khai, thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu thông tin và tiếp nhận giấy tờ có liên quan đảm bảo đầy đủ, chính xác;

– Thu tiền đóng, phí cấp lại, đổi thẻ của người tham gia BHXH, BHYT, viết biên lai thu tiền trả cho người tham gia;

– Nhận sổ BHXH, thẻ BHYT và chuyển trả ngay cho người tham gia…

Theo đó, cá nhân tự đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện… có thể đến địa điểm sau để tham gia BHXH tự nguyện:

  • Cơ quan BHXH cấp huyện nơi mình cư trú (có thể nơi tạm trú hoặc thường trú);
  • Điểm thu, đại lý thu BHXH trên địa bàn mình ở. Người tham gia BHXH tự nguyện có thể tra cứu các điểm thu, đại lý thu BHXH (UBND các xã, phường, thị trấn, Bưu điện).

Khi đến các địa điểm này, người dân sẽ được hỗ trợ, giúp đỡ kê khai thông tin cũng như thực hiện các thủ tục đăng ký tham gia BHXH tự nguyện.

Mức đóng và quyền lợi của bảo hiểm xã hội

Thứ nhất là, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tự nguyện

Trên cơ sở quy định tại Khoản 2, Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tự nguyện bằng 22% mức thu nhập do mình lựa chọn. Trong đó, mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng tối thiểu bằng mức chuẩn hộ nghèo đối với khu vực nông thôn (1.500.000 đồng/người/tháng) và tối đa bằng 20 lần lương cơ sở (tương đương 29.800.000 đồng/tháng).

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo đó, hằng tháng người lao động đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở. Trong đó, nhà nước có những chính sách hỗ trợ những đối tượng có điều kiện kinh tế khó khăn mà có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tùy thuộc vào từng thời kì khác nhau mà nhà nước có mức hỗ trợ khác nhau.

Hiện nay, theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo đối với khu vực nông thôn:

+ Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo.

+ Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo.

+ Bằng 10% đối với các đối tượng khác.

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể đóng bảo hiểm xã hội theo các phương thức sau đây:

+ Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng hằng tháng.

+ Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng 03 tháng một lần.

+ Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng 06 tháng một lần.

+ Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng 12 tháng một lần.

+ Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.

Thứ hai, là quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ bao gồm:

Theo khoản 2, Điều 4, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bảo hiểm xã hội tự nguyện tự nguyện gồm có 2 chế độ là hưu trí và tử tuất, cụ thể:

– Hưởng lương hưu hàng tháng;

– Nhận trợ cấp một lần;

– Trợ cấp mai táng;

– Trợ cấp tuất một lần;

– Quyền lợi khám, chữa bệnh BHYT.

Mức hưởng lương hưu trên cơ sở quy định tại Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, mức lương hưu hàng tháng tính:

Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Mức hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu trên cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 74 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trợ cấp một lần được tính như sau: Mỗi năm người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng cao hơn số năm tương ứng tỷ lệ hưởng lương hưu 75% được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

– 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trước 2014.

– 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ 2014 trở đi.

Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tự nguyện chưa đủ 1 năm thì hưởng mức bằng số tiền đã đóng, tối đa bằng 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng các chế độ: bảo hiểm xã hội một lần, chế độ tử tuất, chế độ hưu trí. Theo đó, điều kiện và mức hưởng các chế độ này như sau:

Người tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

+ Đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 73 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội.

+ Ra nước ngoài để định cư.

+ Người đang bị mắc một trong các bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

Chi tiết xin liên hệ:

Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội

Điện thoại: 0866 222 823

Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com

Website: https://luatthaiduonghanoi.com

Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi

Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội