Hoài Thanh, Hoài Chân khi tổng kết phong trào thơ mới đã cho rằng: “Không thể hiểu theo cách định nghĩa của ông Phan Khôi. Thơ tự do chỉ là một phần nhỏ trong Thơ mới. Phong trào Thơ mới trước hết là một cuộc thí nghiệm táo bạo để định lại giá trị những khuôn phép xưa”
Phong trào thơ mới là giai đoạn thăng hoa nhất trong lịch sử văn học Việt Nam với sự xuất hiện của hàng loạt những tên tuổi lớn. Đây là thời kì làm trỗi dậy sức sống thật sự của văn học với sự nhận thức cá nhân sâu sắc. Hàng loạt những cách tân táo bạo đã đưa văn học Việt Nam chạm đến đỉnh cao của nghệ thuật ngôn từ. Có thể nói phong trào thơ mới không đi ngược hay chối bỏ những cống hiến của thơ cũ, mà làm tăng hơn nữa những giá trị truyền thống tích cực. Đây cũng là thời kì chứng kiến sự nở rộ của các tác phẩm xuất sắc và các nhà thơ xuất chúng của nền văn học Việt Nam.
Bạn đang xem: Những bài thơ mới hay nhất
1. Xuân Diệu
Trong vườn hoa ngát hương của phong trào thơ mới, Xuân Diệu luôn là bông hoa rực rỡ nhất. Ở ông có cái hồn của một kẻ buồn rầu trước thời đại đảo điên, lại có cả cái rực rỡ của một trái tim luôn sôi nổi và nồng nhiệt. Xuân Diệu được nhận xét là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới bởi những cách tân vô cùng táo bạo về cả nội dung lẫn nghệ thuật. Trước cách mạng tháng Tám, thơ Xuân Diệu thể hiện hai tâm trạng dường như trái ngược nhau: yêu đời, tha thiết với cuộc sông, đồng thời cũng rất chán nản, hoài nghi, cô đơn. Hai tâm trạng này có mối liên quan nhân quả với nhau. Hai tập thơ đầu tay là thơ thơ và gửi hương cho gió đã đem lại cho nền văn học nước nhà một đóng góp vô giá cho cuộc cách mạng thơ ca giai đoạn 1930-1945, thể hiện nhiều sự cách tân táo bạo. Tiếp thu phần tích cực của thơ tượng trưng Pháp với lí tưởng thẩm mĩ tiến bộ: Lấy con người làm chuẩn mực cho cái đẹp,
Xuân Diệu là một nhà thơ ám ảnh bởi thời gian, đồng thời có cảm thức về cá nhân sâu sắc. Ông tôn thờ những giá trị của con người, khát sống đến mạnh mẽ và luôn luôn thể hiện một năng lực tích cực dồi dào. Ông cũng là một nhà thơ tình xuất sắc với những bài thơ đã đi vào huyền thoại. Tác phẩm nổi bật nhất của ông chính là “Vội vàng”, một bài thơ thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của nhà thơ:
2. Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử là nhà thơ có một phong cách vô cùng đặc biệt, ông ám ảnh bởi các hình tượng máu – hồn – trăng. Một hồn thơ kì dị đến mức người ta nhận xét ông là nhà thơ điên. Đọc thơ Hàn thi sĩ ta bắt gặp một tâm hồn thiết tha yêu cuộc sống, yêu thiên cảnh, yêu con người đến khát khao, cháy bỏng; một khát vọng sống mãnh liệt đến đau đớn tột cùng. Một số bài thơ cuối đời của thi sĩ họ Hàn còn đan xen những hình ảnh ma quái – dấu ấn của sự đau đớn, giày vò về thể xác lẫn tâm hồn. Đó là sự khủng hoảng tinh thần, bế tắc và tuyệt vọng trước cuộc đời.
Khát vọng sống và nỗi hận đời đan xen lẫn nhau, các tác phẩm của nhà thơ bao giờ cũng phảng phất nỗi buồn nhân thế. Cuộc đời Hàn Mặc Tử là một bi kịch, với Hàn Mặc Tử, nghệ thuật đi liền với bi kịch. Các tác phẩm của ông đều được chắt lọc từ chính máu và nước mắt của ông. Ngay cả những bài thơ vui nhất cũng phảng phất nỗi buồn. Đây là một hồn thơ kì lạ bậc nhất trong phong trào thơ mới, khó lý giải và dường như không thể tiếp cận. Tác phẩm nổi bật nhất của ông có thể kể đến bài “ Mùa xuân chín”:
3. Chế Lan Viên
Chế Lan Viên có sự tương đồng về phong cách với Hàn Mặc Tử. Cả hai nhà thơ đều điên cuồng trong thế giới đầy ma quái mà mình tạo ra. Chế Lan Viên bị ám ảnh với những tháp Chàm, những “bóng ma sờ soạng dắt nhau đi”, khiến người đọc khi thưởng thức cũng phải rùng mình. Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa “trường thơ loạn”: “kinh dị, thần bí, bế tắc của thời Điêu tàn với xương, máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm”. Những tháp Chàm “điêu tàn” là một nguồn cảm hứng lớn đáng chú ý của Chế Lan Viên. Qua những phế tích đổ nát và không kém phần kinh dị trong thơ Chế Lan Viên, ta thấy ẩn hiện hình bóng của một vương quốc hùng mạnh thời vàng son, cùng với nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ.
Sau Cách mạng tháng Tám, thơ ông đã “đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng”, và có những thay đổi rõ rệt. Trong thời kì 1960-1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự. Tác phẩm nổi bật nhất của ông trong phong trào thơ mới có thể kể đến tác phẩm “ Xuân”:
4. Huy Cận
Huy Cận là nhà thơ của nỗi sầu vạn kỉ, ông mang trong mình một nỗi buồn nhân thế sâu sắc. Tác phẩm của ông bài nào cũng chìm trong bể sầu, nỗi buôn lay lắt, héo mòn đi sức sống của con người. Nhìn đâu ông thấy nỗi buồn trong vạn vật, nỗi cô đơn đến cùng cực. Nhà thơ không bao giờ quên đi sự trống trải trong lòng mình, ám ảnh sự thoát ly hiện thực đến mãnh liệt. Mỗi bài thơ của Huy Cận đều mang một phong cách đặc biệt và có một điểm chung là hàm súc, triết lý. Ông là một đại biểu xuất sắc cho phong trào thơ mới với hồn thơ ảo não.
Thơ ông là sự kết hợp giữa hài hòa giữa cổ điển và hiện đại, thơ cũ và thơ mới. Sử dụng những đặc trưng nghệ thuật của thơ cũ từ đó cách tân mang đậm phong cách của mình. Huy Cận xứng đáng là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Thơ ông dằng dặc một nỗi buồn nhân thế, một nỗi đau đời. Nhà thơ đã gọi dậy cái hồn buồn của Ðông Á,…đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này (Hoài Thanh). Nỗi buồn như kết quả của quá trình lắng nghe tinh tế nhịp tuần hoàn vũ trụ và nỗi ngậm ngùi nhân gian. Ðó là tấm lòng …tủi nắng sầu mưa. Cùng đất nước mà nặng buồn sông núi. Tác phẩm hay nhất của ông chính là “Tràng giang”:
5. Nguyễn Bính
Khi các nhà thơ mới mải mê với những cách tân táo bạo, với đoạn tình mãnh liệt và cuộc sống ngổn ngang, Nguyễn Bính nhất quyết tìm cho mình một thế giới riêng biẹt, tìm về với những giá trị truyền thống còn phảng phất trong ca dao dân ca. Ông viết nhiều về tình yêu, tình yêu giản dị nơi thôn làng, nhẹ nhàng và chân chất. Nhưng ông viết nhiều hơn về nỗi buồn, đó là tâm trạng của một kẻ xưa cũ nhìn về quá khứ, chứng kiến những giá trị văn hóa truyền thống nay chỉ còn vang bóng. Đối với ông văn hóa truyền thống có thể là quá khứ, nhưng không là dĩ vãng.
Thơ Nguyễn Bính thể hiện khát khao được phục dựng những giá trị đó một cách mãnh liệt, đồng thời thể hiện sự cảm thương tiếc nuối cho một nền văn hóa đang lụi tàn, có gào thét, cố níu giữ cũng không thể nào giữ nổi bước chảy vô tình của thời gian. Nguyễn Bính có đường đi khác hoàn toàn với những nhà thơ mới, không mai mê tìm cái lạ, chỉ một mực làm kẻ chân quê. Tác phẩm nổi bất của ông có thể kể đến “ Chân quê”, một tác phẩm thể hiện rõ bước nhảy của thời đại:
Phong trào thơ mới hoàn toàn là đỉnh cao của nghệ thuật, một thời gian ngắn nhưng nó đã phá tan những khuôn khép bó hẹp của nền văn học cũ, đánh dấu sự phát triển mới của văn học Việt Nam, thời kì của cái tôi cá nhân và nhận thức của bản thể.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp