Bạn nên cập nhật danh sách 22 bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự để biết mình có nằm trong nhóm đối tượng này hay không. Hôm nay armygames sẽ giúp bạn tìm hiểu các tiêu chuẩn sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự cũng như các đối tượng được miễn trừ.
Tiêu chuẩn sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự là gì?
Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP ngày 04/10/2018 của Bộ Quốc phòng thì điều kiện để các cá nhân tham gia nghĩa vụ quân sự như sau:
Bạn đang xem: Danh sách 22 bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự bạn cần biết
Công dân có sức khỏe các loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30/06/2016.
Riêng đối với các cơ quan, đơn vị cũng như vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; các lực lượng Tiêu binh, Nghị lễ; các lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thì cá nhân phải đáp ứng các tiêu chuẩn riêng theo quy định Bộ Quốc phòng.
Xem thêm : Sinh năm 1998 (Mậu Dần) hợp hướng nhà nào?
Sẽ không gọi nhập ngũ vào Quân đội các công dân có sức khỏe thuộc loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); bị nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.
Đối tượng miễn nghĩa vụ quân sự là ai?
Không phải cá nhân nào cũng phải tham gia nghĩa vụ quân sự, sẽ có một số cá nhân được miễn trừ, cụ thể:
Đối tượng được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự là ai?
Theo quy định tại Điều 14 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, có khá nhiều cá nhân được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự. Các đối tượng này bao gồm: Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nhân tâm thần hay bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.
Đối tượng được miễn gọi nghĩa vụ quân sự là ai?
Tại khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 thì có khá nhiều đối tượng được miễn gọi nhập ngũ, lần lượt là:
- Con của các liệt sĩ, con của các thương binh hạng một.
- Một anh hoặc một em trai của các liệt sĩ.
- Một con của các thương binh hạng hai.
- Một con của bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
- Một con của người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
- Người làm công tác cơ yếu, người này không phải là quân nhân, Công an nhân dân.
- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong đang được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế và xã hội đặc biệt khó khăn từ 24 tháng trở lên.
Xem thêm : Phụ nữ “đến tháng” có được đi tảo mộ ngày Thanh minh không?
Nếu các cá nhân kể trên tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự thì vẫn sẽ được xem xét tuyển chọn.
Danh mục 22 bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự bạn cần biết
Theo Thông tư liên tịch 36/2011/TTLT-BYT-BQP ngày 17/10/2011 của Bộ trưởng Bộ y tế – Bộ Quốc phòng thì có 22 bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự, lần lượt là:
- Bệnh số 1: Người bị động kinh thỉnh thoảng lên cơn.
- Bệnh số 2: Người bị tâm thần đã điều trị nhiều lần không khỏi, bị điên rồ, mất trí, cuồng dại.
- Bệnh số 3: Người bị phù thũng lâu ngày do bị các bệnh như suy tim, viêm thận, thận hư, suy thận mạn tính…
- Bệnh số 4. Người bị chân voi nên không lao động được.
- Bệnh số 5: Người có chân tay tàn tật, biến dạng, mất chức phận chi vì mọi nguyên nhân.
- Bệnh số 6: Người bị lao xương khớp hoặc lao hạch đang tiến triển.
- Bệnh số 7: Người bị phong các thể chưa ổn định.
- Bệnh số 8: Người bị câm hay ngọng líu lưỡi từ bé.
- Bệnh số 9: Người bị điếc từ bé.
- Bệnh số 10: Người bị mù hay chột mắt.
- Bệnh số 11: Người bị run tay chân quanh năm, đi lại khó khăn, không lao động được hay chân tay có các động tác bất thường múa giật, múa vờn.
- Bệnh số 12: Người bị liệt nửa người trái hay phải, liệt hai chi dưới.
- Bệnh số 13: Người bị gầy còm, hốc hác, yếu đuối, cơ thể suy kiệt khó có thể hồi phục được vì mắc các bệnh mạn tính.
- Bệnh số 14: Người có cổ bị cố tật, ngoẹo rõ rệt từ nhiều năm.
- Bệnh số 15: Người lùn quá khổ với chiều cao dưới 140 cm.
- Bệnh số 16: Người gù có bướu ở lưng do di chứng lao cột sống hoặc chấn thương cũ làm cột sống tổn thương để lại di chứng.
- Bệnh số 17: Người có tật sụp mi mắt bẩm sinh.
- Bệnh số 18: Người bị sứt môi kèm theo khe hở vòm miệng chưa vá.
- Bệnh số 19: Người bị trĩ mũi có rối loạn phát âm.
- Bệnh số 20: Người bị bệnh khớp có biến dạng teo cơ, cứng khớp.
- Bệnh số 21: Người bị các bệnh lý ác tính.
- Bệnh số 22: Người bị nhiễm HIV.
Tuy nhiên, hiện nay Thông tư liên tịch 36/2011/TTLT-BYT-BQP cũng như 22 bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự đã không còn hiệu lực. Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ra đời, theo đó, chỉ có 10 bệnh được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự. Các căn bệnh này là tâm thần, động kinh, Parkinson, mù một mắt, điếc, di chứng do lao xương, khớp, di chứng do phong. Bên cạnh đó người bị bệnh lý ác tính, người nhiễm HIV, người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng cũng được miễn nghĩa vụ.
Kết luận
Như vậy, danh sách 22 bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự đã bị xóa bỏ, thay vào đó là 10 căn bệnh trong Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP. Bạn nên cập nhật các quy định này để biết mình có được mình có được miễn nghĩa vụ quân sự hay không.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp