Điểm danh 8 bộ phận không thể thiếu trong phòng Kỹ thuật của công ty may

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video các bộ phận trong công ty may mặc

Phòng kỹ thuật là một trong những phòng ban chủ chốt của mọi doanh nghiệp, bao gồm các công ty may mặc. Vậy phòng ban này gồm những bộ phận nào? Nhiệm vụ công việc, cụ thể của từng bộ phận như thế nào? Dưới đây là câu trả lời được Vieclamnhamay.vn chia sẻ chi tiết!

điểm danh 8 bộ phận không thể thiếu trong phòng kỹ thuật của công ty may

#1. Bộ phận may mẫu

Có nhiệm vụ:

– Nhận sản phẩm mẫu, tài liệu, mẫu giấy, phối màu gốc từ nhóm thiết kế và kỹ thuật

– Đọc tài liệu và nghiên cứu sản phẩm mẫu để tìm ra phương pháp và phương án may tối ưu nhất cho sản xuất

– Viết phiếu nhận vật tư may mẫu

– Khớp mẫu giấy trước khi tiến hành cắt

– Kiểm tra kỹ nguyên phụ liệu (NPL), vải, phối màu, canh sợi vải trước khi cắt

– Đối chiếu sản phẩm mẫu với tài liệu

– Sau khi may xong, kiểm tra, đối chiếu sản phẩm hoàn thành với sản phẩm mẫu, đảm bảo trùng khớp tất cả thông số, sau đó chuyển mẫu may cho quản lý

– Giữ lại mẫu giấy, tiến hành bàn giao phối màu gốc cho nhóm tài liệu

– Ghi chép lại đầy đủ các bước công việc, các vấn đề phát sinh nếu có trong quá trình may và báo cáo lại cho quản lý.

#2. Bộ phận soạn mẫu

Các nhiệm vụ:

– Nhận tài liệu, nghiên cứu sản phẩm mẫu, thống kê các chi tiết, thông số của sản phẩm

– Nhận thông tin từ may mẫu, ý kiến và yêu cầu của khách hàng

– Nhập mẫu, thiết kế mẫu nếu cần

– Khớp mẫu trên máy, chỉnh sửa mẫu sao cho phù hợp với sản xuất của công ty

– Kiểm tra lần lượt các thông số trong tài liệu của khách hàng với mẫu rập, đảm bảo không bỏ xót chi tiết nào

– Kiểm tra độ co của vải sau khi giặt, là…; áp độ co của vải vào mẫu

– Ghi chú các chi tiết in, ép, thêu (nếu có)

– In 2 bộ mẫu cứng, trong đó 1 bộ làm mẫu dấu và 1 bộ làm mẫu cắt

– Nếu trong quá trình sản xuất hay khi mã hàng ra chuyền mà có chỉnh sửa, thì sau khi chỉnh sửa xong phải thông báo bằng văn bản đến các đơn vị, bộ phận liên quan, nhất là bộ phận sơ đồ

– Nếu mã hàng có gá viền thì cần thống nhất với bộ phận tài liệu, làm gá, làm chuyền

– Lưu giữ tài liệu đã chỉnh sửa sau 18 tháng.

#3. Bộ phận sơ đồ

Có nhiệm vụ:

– Đọc tài liệu, nghiên cứu cơ cấu sản phẩm thật kỹ để giác

– Nhận sơ đồ mini nếu có

– Nhận bảng thống kê chi tiết từ nhân viên phụ trách làm thống kê, bảng thống kê khổ vải từ kho nguyên liệu

– Nhận kế hoạch mã hàng

– Tạo tác nghiệp giác sơ đồ như kế hoạch

– Kiểm tra yêu cầu của mã hàng, xem coi có cần giác 1 chiều/ xuôi chiều/ chiều chữ/ đối kẻ/ trùng kẻ không

– Giác sơ đồ sản xuất

– Làm mức sơ đồ báo với khách hàng trước khi cắt

– Kiểm tra lại sơ đồ sau khi đã in ra

– Giải quyết các phát sinh xảy đến trong quá trình sản xuất

#4. Bộ phận phối màu

Nhiệm vụ:

– Nhận bảng màu gốc, bảng cân đối mã hàng từ nhóm trưởng

– Xem sản phẩm mẫu khách gửi để kiểm tra NPL và bảng màu gốc, kết hợp với bảng cân đối mã hàng để xem có khác nhau không, nếu có thì ghi chép lại để hỏi khách

– Đọc tài liệu mã hàng

– Lập bảng màu trên máy tính, rồi in ra và kẹp vào bìa cứng nếu ok

– Lấy NPL từ kho, dán lên bảng màu rồi kiểm tra thực tế xem, phụ liệu lấy có khác với bảng màu gốc không, nếu có thì ghi chép lại báo khách

– Dán mặt phải vải, chiều canh sợi cho đúng. Dán mặt có chữ, logo lên trên nếu là phụ liệu có chữ, logo. Thử độ co đối với các loại dây dệt, lõi viền, báo cho kho xử lý độ co nếu chưa đạt trước khi cấp cho tổ sản xuất

– Nhân viên phụ trách ký vào bảng màu đã làm, sau đó chuyển cấp trên kiểm tra trước, nếu đạt thì chuyển tiếp đến các bộ phận liên quan khác

#5. Bộ phận tài liệu

Có nhiệm vụ:

– Nhận tài liệu gốc, sản phẩm mẫu, bảng màu gốc, bảng cân đối định mức của khách; đối chiếu và viết tài liệu kỹ thuật; hỏi lại khách nếu các dữ liệu đã nhận khác nhau

– Làm bảng định mức NPL để gửi khách và nhóm trưởng nhằm xác nhận mức với khách

– Lập tài liệu sản xuất

– Sắp xếp bảng thông số phù hợp để khi đo thực hiện lần lượt theo thứ tự từ trên xuống dưới và từ trước ra sau

– Kết hợp với bộ phận soạn mẫu cho ra quy định vị trí đo đảm bảo chính xác

– Kiểm tra định mức NPL, định mức các loại dây dệt, chỉ, chun…

– Xử lý độ co đối với các loại dây dệt, chun vải trước khi đưa vào sản xuất

– Xử lý và kiểm tra độ co đối với các loại dây dệt, vải, chun trước và sau khi giặt xem có tương đồng không, nếu không thì báo lại với nhóm trưởng để tìm phương án xử lý

– Có bản thông số trước giặt, bao gồm các thông tin: độ co dọc, ngang dùng tính độ co các vòng dọc, ngang tương ứng đối với hàng giặt

– Cắt thông số trước để thử, với số lượng hạn chế, đối với các loại dây dệt, dây luồn, chun, sau đó mới áp dụng cắt đại trà

– Kiểm tra chế độ ép, nhiệt độ ép, thời gian ép, số lần ép đối với các hình, logo, nhãn ép sao cho đạt yêu cầu của khách rồi mới áp dụng ép đại trà

– Kiểm tra khóa nẹp, khóa túi thực tế với thông số của tài liệu xem có khớp không

– Thống nhất giữa bộ phận soạn mẫu, thiết kế chuyền, tài liệu, làm gá và bản to BTP cắt ra đối với các loại cữ gá, bản to các loại dây

– Kiểm tra các loại dây dệt, dây lồng ngay sau khi ra sản phẩm đầu chuyền trước khi báo kho cắt hàng loạt

#6. Bộ phận mấu dấu

Lưu ý các nhiệm vụ:

– Nhận tài liệu gốc của bộ phận tài liệu, nhận xét mẫu pp của khách

– Nghiên cứu kỹ sản phẩm mẫu, đọc kỹ tài liệu, nhận xét mẫu pp, kiểm tra sản phẩm mẫu và đối chiếu với tài liệu xem có vấn đề gì không khớp hay không, ghi lại toàn bộ thông tin để hỏi lại khách

– Kiểm tra mẫu pattern 1 cỡ của bộ phận may mẫu và đánh giá xem có cần chỉnh sửa gì không

– Nhận về mẫu pattern từ bộ phận soạn mẫu, khớp mẫu, bấm dấu theo đúng quy trình may

– Nghiên cứu kỹ trình tự lắp ráp sản phẩm, đặc điểm của sản phẩm để làm dấu sao cho phù hợp

– Hoàn thành 1 bộ mẫu để lưu, 1 bộ mẫu cắt và sao mẫu ra chuyền

#7. Bộ phận gá

Nhiệm vụ:

– Nghiên cứu thật kỹ sản phẩm mẫu để xem những chi tiết nào cần làm gá dưỡng

– Tính toán để tiết kiệm tối đa vật tư làm gá trong suốt quá trình sản xuất

– May chế thử khi hoàn thành gá rồi sau đó mới được đưa vào sản xuất

– Hướng dẫn, giám sát, hỗ trợ kỹ thuận phụ trách về gá khi vào chuyền.

#8. Bộ phận tác nghiệp cắt

Có nhiệm vụ:

– Nhận kế hoạch từ trưởng nhóm hoặc bộ phận xuất nhập khẩu

– Viết tác nghiệp theo từng đợt hàng đi, như mã, màu cỡ, PO…

– Tiến hành cắt đồng bộ tất cả nguyên liệu cho sản xuất

– Theo dõi, ghi chép, báo cáo các số liệu cắt liên quan, cấp phát các mã hàng chính xác và đầy đủ.

Mỗi bộ phận đảm nhận nhiệm vụ riêng, góp vào cơ cấu nhân sự vận hành chung của toàn cơ sở để đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả, trơn tru và chất lượng. Với phòng kỹ thuật, mọi bộ phận trên đây đều cần thiết.

(Theo Git edu)