Nhiều người lầm tưởng, việc đeo nghe không ảnh hưởng đến quá trình điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Tuy nhiên, việc đeo tai nghe có thể gây mất tập trung khi điều khiển xe nên đây là một lỗi vi phạm luật giao thông. Theo đó, việc đeo tai nghe khi lái xe tham gia giao thông khiên người điều khiển phương tiện mất tập trung, sao nhãng việc quan sát, không thể nghe được tín hiệu giao thông như còi xe khác. Do đó, việc đeo tai nghe có gây nguy hiểm cho chính người sử dụng và những người cùng tham gia giao thông khác. Bài viết dưới đây của ACC về Đeo tai nghe bluetooth khi lái xe máy có bị phạt không? hi vọng đem lại nhiều thông tin chi tiết đến Quý bạn đọc.
Đeo tai nghe bluetooth khi lái xe máy có bị phạt không?
Bạn đang xem: Đeo tai nghe bluetooth khi lái xe máy có bị phạt không?
I. Quy định của pháp luật về việc đeo tai nghe khi lái xe ô tô
Theo Điểm C khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008: “Nghiêm cấm người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được sử dụng thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính”.
Như vậy, pháp luật giao thông hiện nay chỉ xác định việc đeo tai nghe khi lái xe là lỗi vi phạm giao thông đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy. Đồng thời, Nghị định 100/2019/NĐ-CP không có quy định xử phạt đối với người điều khiển ô tô sử dụng tai nghe hay thiết bị âm thanh. Vì vậy, sử dụng tai nghe khi điều khiển ô tô không bị xử phạt vi phạm hành chính. Việc sử dụng tai nghe khi điều khiển ô tô không được quy định là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, người điều khiển xe ô tô sử dụng tai nghe sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính.
II. Mức xử phạt đối với trường hợp xe máy đeo tai nghe bluetooth khi lái xe
Đối với hành vi sử dụng tai nghe khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy thì người điều khiển xe bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo quy định tại điểm h khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
Bên cạnh hình phạt tiền, người điều khiển xe sử dụng tai nghe còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng được quy định tại điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Xem thêm : Sau khi nâng mũi cần kiêng ăn gì để hạn chế biến chứng?
Hình phạt này cũng áp dụng đối với trường hợp đeo tai nghe bluetooth. Bởi lẽ, tai nghe là thiết bị gồm một cặp loa phát âm thanh được thiết kế nhỏ gọn, mang tính di động và thường được sử dụng để đặt áp sát hoặc bên trong tai. Đây là một thiết bị âm thanh phổ biến, thường được dùng ở nhiều lứa tuổi. Tuy nhiên, việc đeo tai nghe khi tham gia giao thông có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Vì lẽ đó, Khoản 3 Điều 30 Luật giao thông đường bộ 2008 đã quy định rõ người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ban bánh, xe gắn máy không được thực hiện hành vi sử dụng thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
Tại khoản 4, điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, đã quy xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định sử dụng thiết bị âm thanh. Cụ thể như sau:
4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:…h, Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
Như vậy,hành vi đeo tai nghe một bên hay hai bên đều được coi là sử dụng thiết bị âm thanh khi đang điều khiển phương tiện giao thông.
III. Thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông
Theo quy định tại Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi đeo tai nghe khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy thuộc về:
Xem thêm : Tập yoga bao lâu thì giảm cân? – Giải đáp câu hỏi hóc búa
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt trong phạm vi quản lý của địa phương mình;
– Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao;
– Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ.
IV. Đeo tai nghe nhưng không sử dụng có vi phạm?
Nếu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đeo tai nghe, nhưng không sử dụng sẽ không vi phạm luật giao thông. Tuy nhiên, khi bị Cảnh sát giao thông phát hiện đang đeo tai nghe, người điều khiển phương tiện phải chứng minh minh được ngay thời điểm đó không sử dụng để nghe nhạc hay nghe điện thoại.
Mặc dù không vi phạm, nhưng để đảm bảo an toàn, tốt nhất người dân không nên đeo tai nghe khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Khi có điện thoại, hãy dừng xe, tấp vào lề đường, khi đảm bảo an toàn mới nghe điện thoại.
Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Đeo tai nghe bluetooth khi lái xe máy có bị phạt không? Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Đeo tai nghe bluetooth khi lái xe máy có bị phạt không?, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp