Kế hoạch
Xây dựng kế hoạch là phương pháp có hệ thống nhằm đạt các mục tiêu trong tương lai nhờ việc sử dụng nguồn lực hiện có và sẽ có một cách hợp lý và có hiệu quả.
Các loại kế hoạch y tế
Có thể chia kế hoạch y tế thành các loại như sau: Kế hoạch chiến lược hay quy hoạch, kế hoạch dài hạn, kế hoạch một năm và kế hoạch hành động.
Bạn đang xem: ✴️ Kế hoạch và lập kế hoạch y tế
Kế hoạch chiến lược: Là định hướng phát triển cho một đơn vị, một chuyên ngành. Kế hoạch dài hạn là bước cụ thể hoá định hướng phát triển theo lịch trình thời gian nhiều năm với các hoạt động và phân bổ nguồn lực cần thiết.
Khi đưa ra một quy hoạch phát triển cho một cơ quan, một lĩnh vực chuyên ngành phải dựa trên chiến lược phát triển và chính sách chung, phải xuất phát từ việc phân tích tình hình thực tế, các bài học kinh nghiệm trước đây và khả năng tài chính cũng như nguồn nhân lực, thiết bị kỹ thuật có thể huy động được. Quy hoạch y tế phải dựa trên các tiêu chí cơ bản sau:
- Công bằng.
- Hiệu quả.
- Chất lượng.
- Khả thi và bền vững.
Quy hoạch y tế của một địa phương cũng như định hướng phát triển của một lĩnh vực phải nằm trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, của ngành y tế và của từng chuyên ngành. Không những thế, phải cân nhắc đến tiềm năng nguồn lực và môi trường pháp lý hiện tại và trong tương lai.
Xa rời mục tiêu chính trị sẽ dẫn các bản quy hoạch không có tính lô-gíc. Ví dụ: Trong khi mục tiêu là cung cấp các dịch vụ cơ bản tối thiểu đến với tất cả mọi tầng lớp dân cư, đặc biệt là nhóm dân nghèo và cận nghèo, một địa phương lại đưa ra quy hoạch phát triển hiện đại hoá các khoa phòng ở bệnh viện với số vốn chiếm 80% tổng ngân sách dự kiến, chỉ 15% vốn dành cho phát triển các trạm y tế cơ sở. Như vậy định hướng đầu tư đã hướng về phía các dịch vụ chữa bệnh có chất lượng cao ở bệnh viện nhiều hơn là dịch vụ ở tuyến xã nơi mà nhóm dân nghèo và cận nghèo có thể tiếp cận được.
Về kế hoạch 5 năm: Kế hoạch 5 năm có thể coi là kế hoạch dài hạn cơ bản của một địa phương, một đơn vị. Không phải chỉ các nước XHCN mới có kế hoạch 5 năm mà nhiều nước trên thế giới cũng xây dựng kế hoạch 5 năm. Điểm khác nhau trong kế hoạch 5 năm với kế hoạch chiến lược là có sự bố trí các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu được xác định khá rõ, cụ thể hàng năm. Dựa trên bản kế hoạch này sẽ xây dựng kế hoạch hàng năm để tổng hợp nhu cầu vốn trình Quốc hội thông qua vào tháng 10 cũng như phát triển các dự án đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ví dụ: Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, khi thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân, các trạm y tế cơ sở ( TYT xã) sẽ phải gánh vác một khối lượng công việc lớn hơn hiện nay rất nhiều. Trong khi vẫn tiếp tục duy trì các hoạt động phòng bệnh và chống dịch, hoạt động khám chữa bệnh sẽ tăng lên, nhất là khi phải thực hiện KCB bảo hiểm y tế ở xã, trước hết là BHYT người nghèo. Với tình hình này, quy hoạch mạng lưới KCB ở tuyến xã cho một tỉnh, huyện sẽ phải đạt được các mục tiêu cụ thể gì về đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, năng lực quản lý hoạt động BHYT, bệnh viện huyện sẽ phải đầu tư vào các khoa phòng nào, cần có bao nhiêu bác sỹ, cần có các loại phương tiện chẩn đoán gì, hỗ trợ các TYT xã ra sao v.v… Nếu không có quy hoạch từ bây giờ sẽ không thể thực hiện được mục tiêu trên. Trên cơ sở quy hoạch trên sẽ xây dựng kế hoạch dài hạn từ 2006 đến 2010, trong đó hàng năm sẽ phải thực hiện được những nhiệm vụ gì và cần có nguồn lực nào, bao nhiêu. Các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm cũng được xác định rõ. Trên cơ sở kế hoạch 5 năm sẽ xây dựng kế hoạch từng năm theo một lịch trình xác định.
Các yêu cầu khi lập kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm
Kế hoạch phải đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu CSSK hiện tại và trong tương lai
Mỗi nhóm dân cư có những nhu cầu không hoàn toàn giống nhau. Nhóm dân càng nghèo nhu cầu chăm sóc sức khỏe càng cao. Nhu cầu CSSK thể hiện chủ yếu bằng gánh nặng bệnh tật. Gánh nặng bệnh tật bao gồm tình hình mắc bệnh, tình hình tử vong hay phối hợp cả hai và bằng các nguy cơ từ môi trường sống, môi trường làm việc, nguy cơ tai nạn, bạo lực, lối sống phản vệ sinh, có hại cho sức khỏe…
Xem thêm : Bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực và hiệu quả
Xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe của một cộng đồng sẽ giúp bố trí các dịch vụ CSSK phù hợp với nhu cầu đó, cũng giống như việc tìm hiểu thị trường trước khi đưa một loại hàng vào bán ở một địa phương.
Nhu cầu CSSK bao gồm nhu cầu khi chưa ốm: Phòng bệnh, giáo dục và tư vấn sức khoẻ; nhu cầu khi bị ốm: Khám chữa bệnh và khi ốm nhưng chữa không khỏi hẳn: Phục hồi chức năng.
Các giải pháp và hoạt động phải được cộng đồng chấp nhận, sử dụng ở mức cao nhất:
Sử dụng dịch vụ y tế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Nhu cầu CSSK; khả năng cung ứng dịch vụ CSSK của cơ sở y tế; khả năng chi trả của người dân; khả năng tiếp cận dịch vụ y tế (tiếp cận về khoảng cách xa-gần; tiếp cận về kinh tế: Đắt – phù hợp – rẻ – cho không; tiếp cận về dịch vụ thuận tiện, thái độ phục vụ, sự hài lòng hay yêu cầu CSSK được thoả mãn; tiếp cận về văn hoá: Các tập quán sử dụng dịch vụ KCB… ).
Phải thể hiện các giải pháp bằng những nội dung hoạt động nhằm đạt các chỉ tiêu của ngành do tuyến trên yêu cầu đồng thời phải giải quyết được những yêu cầu riêng của địa phương, những tồn tại của những năm trước.
Kế hoạch phải hài hòa giữa các lĩnh vực KCB, phòng bệnh và trong từng lĩnh vực
Câu hỏi cho mỗi một dịch vụ y tế, một dự án y tế, một quyết định về chính sách y tế hay quyết định thay đổi tổ chức quản lý của một cơ sở y tế là: Ai sẽ được hưởng lợi. Không ít người quản lý y tế vẫn chỉ chú ý tới việc tìm cách nào duy trì và phát triển cơ sở y tế của mình mà ít hoặc không chú ý tới hoạt động của cơ sở y tế này sẽ mang lại lợi ích cho những ai. Nếu vì cơ sở y tế đó thì người được hưởng lợi sẽ là các nhân viên y tế. Nếu vì dân, cho dân thì người hưởng lợi phải là dân. Câu hỏi tiếp theo là: Trong dân có rất nhiều nhóm người khác nhau, việc mang lại lợi ích đồng đều cho tất cả mọi người là rất khó khăn về tài chính, vì vậy đối tượng hưởng lợi cũng phải được sắp xếp ưu tiên theo các tiêu chí: nhóm dễ bị tổn thương (hay bị ốm đau, dễ bị bệnh nặng) nhóm có khả năng chi trả thấp (nghèo, nhóm dân tộc thiểu số, vùng núi cao) và nhóm ưu đãi xã hội – gia đình chính sách. Nếu một sự thay đổi trong tổ chức quản lý cũng như chính sách y tế mà người hưởng lợi thuộc ba tiêu chí trên càng nhiều thì mục tiêu “Vì dân” càng được thể hiện rõ.
Kế hoạch phải có các nội dung phát triển
Khi lập kế hoạch đảm bảo duy trì các hoạt động thường quy cũng cần có các giải pháp và hoạt động nhằm tạo ra các bước chuyển biến mới thông qua các chương trình, dự án đầu tư phát triển và tăng cường các nội dung hoạt động đang thực hiện.
Kế hoạch phải dựa trên các quy định hành chính và quy chế chuyên môn.
Không tách rời các yếu tố đang chi phối sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Kế hoạch phải hướng trọng tâm phục vụ cho những nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương, khả năng chi trả thấp
Những người được hưởng lợi: Là những người dân thuộc diện bao phủ của một kế hoạch, của dự án hoặc một dịch vụ y tế.
Câu hỏi cho mỗi một dịch vụ y tế, một dự án y tế, một quyết định về chính sách y tế hay quyết định thay đổi tổ chức quản lý của một cơ sở y tế là: Ai sẽ được hưởng lợi. Không ít người quản lý y tế vẫn chỉ chú ý tới việc tìm cách nào duy trì và phát triển cơ sở y tế của mình mà ít hoặc không chú ý tới hoạt động của cơ sở y tế này sẽ mang lại lợi ích cho những ai. Nếu vì cơ sở y tế đó thì người được hưởng lợi sẽ là các nhân viên y tế. Nếu vì dân, cho dân thì người hưởng lợi phải là dân. Câu hỏi tiếp theo là: Trong dân có rất nhiều nhóm người khác nhau, việc mang lại lợi ích đồng đều cho tất cả mọi người là rất khó khăn về tài chính, vì vậy đối tượng hưởng lợi cũng phải được sắp xếp ưu tiên theo các tiêu chí: nhóm dễ bị tổn thương (hay bị ốm đau, dễ bị bệnh nặng) nhóm có khả năng chi trả thấp (nghèo, nhóm dân tộc thiểu số, vùng núi cao) và nhóm ưu đãi xã hội – gia đình chính sách. Nếu một sự thay đổi trong tổ chức quản lý cũng như chính sách y tế mà người hưởng lợi thuộc ba tiêu chí trên càng nhiều thì mục tiêu “Vì dân” càng được thể hiện rõ.
Kế hoạch phải chú trọng tới hiệu quả khi sử dụng các nguồn lực y tế
Xem thêm : Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của mario nói lên điều gì về cậu bé ? – Olm
Hiệu quả gồm: Hiệu quả chi phí, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả đầu tư.
Hiệu quả kỹ thuật: Hiệu quả kỹ thuật đòi hỏi không để lãng phí các nguồn lực, hay nói cách khác càng tiết kiệm nguồn lực càng có hiệu quả kỹ thuật cao. Một cơ sở y tế quản lý kém, các nguồn lực không được bố trí hợp lý, khập khễnh, nhân viên y tế thiếu kỷ luật lao động, gây phiền hà cho người bệnh cũng là tình trạng hiệu quả kỹ thuật thấp. Sử dụng kỹ thuật không thích hợp như trong trường hợp bệnh nhân ốm nhẹ cũng được chữa ở bệnh viện tuyến trên (vượt tuyến), nơi mọi chi phí đều cao hơn, làm cho tiêu phí nhiều nguồn lực mà không hẳn chất lượng KCB đã cao hơn so với khi được chữa ở tuyến dưới. Thiếu trách nhiệm trong quản lý, thiếu quy chế quản lý khoa học, thiếu chỉ đạo hướng dẫn từ tuyến trên cũng làm lãng phí nguồn lực. Giảm chi phí y tế bằng sử dụng tối ưu nguồn lực, không để thất thoát, lãng phí là góp phần nâng cao hiệu quả kỹ thuật.
Hiệu quả chi phí (chi tiêu): Các chi phí đầu vào thấp nhất để có được một mức đầu ra nhất định. Khái niệm này chỉ dùng khi có ít nhất hai giải pháp can thiệp có cùng mục tiêu được so sánh với nhau về đơn giá đầu ra. Từ đây chọn được giải pháp nào có đơn giá chi phí đầu ra thấp nhất. Ví dụ: Phương pháp tổ chức tiêm chủng vào một ngày cố định trong tháng, ở một địa điểm cố định trong xã có mức chi phí 1 trẻ được tiêm đủ là 12 000 đồng chi phí này lớn hơn so với khi tổ chức tiêm chủng tại nhà và theo chiến dịch là 8000đ/ trẻ. Như vậy, nếu giải pháp thứ hai là khả thi và duy trì được thì người quản lý phải khuyến cáo chọn cách tổ chức này. Giống như hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi phí thuần tuý xem xét dưới góc độ kinh tế – kỹ thuật và vì vậy rất quan trọng đối với người quản lý y tế ở cấp xã, huyện, bệnh viện.
Hiệu quả đầu tư: Đòi hỏi đầu tư vào đâu, đầu tư như thế nào để đạt được các mục tiêu, các chỉ tiêu sức khỏe đã đặt ra cho ngành y tế. Đây là yêu cầu hàng đầu trong ba loại hiệu quả.
Kế hoạch phải hướng về các giải pháp thực hiện công bằng y tế
Công bằng y tế không có nghĩa là sự đồng đều trong sự hưởng lợi từ ngân sách Nhà nước của mọi thành viên trong cộng đồng. Cũng hoàn toàn không phải là sự sòng phẳng như mua và bán.
Trong xã hội có những cộng đồng chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe hơn, có những nhóm người dễ bị tổn thương hơn và vì vậy ốm đau nhiều hơn. Như một quy luật, trẻ em và người già ốm nhiều hơn các nhóm tuổi khác. Phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ ốm nhiều hơn nam cùng nhóm tuổi. Cùng giới các nhóm tuổi có đời sống kinh tế – văn hoá hoặc ở vùng địa lý khác nhau lại có các chỉ số sức khỏe không như nhau. Giới nữ ốm nhiều hơn, vùng nghèo ốm nhiều- ốm nặng hơn vùng giàu, nhóm người có văn hoá cao ít ốm hơn nhóm người có văn hoá thấp… tất cả thể hiện một phần của sự thiếu công bằng trong hưởng lợi các dịch vụ y tế và các dịch vụ phúc lợi công cộng liên quan tới sức khỏe.
Người nghèo khả năng chi trả thấp hơn, người vùng núi, vùng sâu vùng xa tiếp cận với dịch vụ y tế khó khăn hơn (về kinh tế, về khoảng cách) vì vậy họ cần được toàn xã hội quan tâm hơn, ưu tiên hơn, bao cấp y tế nhiều hơn. Người giầu hơn phải trả phí cao hơn để có thể bao cấp chéo cho những người nghèo. Cải cách phương thức phân bổ ngân sách và hệ thống thu phí dịch vụ y tế là yêu cầu đối với công bằng về mặt tài chính.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp