Hiện tượng rò rỉ khí gas rất nguy hiểm vì nguy cơ gây ra cháy nổ và ngộ độc khí gas. Khi phát hiện rò rỉ khí gas, bạn cần áp dụng các biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn cho gia đình. Dưới đây là cách xử lý an toàn khi rò rỉ khí gas mà bạn có thể áp dụng.
Có thể bạn quan tâm
- Đọc thêm:
Vệ sinh bếp gas sáng bóng, sạch sẽ với 3 nguyên liệu ngay tại bếp
Bạn đang xem: Cách xử lý an toàn khi rò rỉ khí gas trong gia đình
Bước 1: Khóa van bình gas
- Nếu phát hiện mùi hôi của khí gas phát ra ngoài thì bạn cần khóa van gas ngay lập tức.
Bước 2: Mở hết cửa sổ, cửa ra vào để khí gas thoát ra ngoài
- Mở hết các cửa sổ sau khi đã đóng van gas để cho khí gas thoát ra ngoài.
- Bạn có thể sử dụng bìa carton hoặc quạt tay để lùa khí gas ra môi trường.
- Lưu ý không bật quạt điện bởi dễ phát ra tia lửa điện gây cháy.
- Khi quạt, hãy quạt theo phương ngang để khí thoát ra ngoài một cách nhanh chóng.
- Không quạt theo phương thẳng đứng sẽ khiến khí gas bay cao và bạn dễ hít phải.
- Dùng khăn ướt để che mũi lại tránh hít phải khí gas và đưa mọi người trong gia đình nhanh chóng ra khỏi nhà.
Bước 3: Không bật/tắt các công tắc, thiết bị điện trong nhà
- Tuyệt đối không được bật/tắt các công tắc điện, dùng diêm hay bật lửa…..những thứ phát ra tia lửa điện dễ gây bắt lửa dễ dàng.
Bước 4: Kiểm tra vị trí rò rỉ gas
- Dùng xà phòng thoa lên khắp các dây gas, các vị trí nối của dây dẫn với bếp và bình gas.
- Khi thấy bọt xà phòng ở chỗ nào xì lên thì chỗ đó chính là nơi gas bị rò rỉ.
- Bạn dùng băng keo quấn chỗ đó lại.
- Trong quá trình kiểm tra bạn nên dùng vải ướt đã thấm bọt xà phòng để kiểm tra.
- Sau đó, nhanh chóng hãy mang bình gas đến nơi đất trống, thông thoáng, tránh xa các nguồn nhiệt.
- Bạn cần liên hệ ngay với các cơ sở gas uy tín để được kiểm tra, xử lý kịp thời.
- Không đun nấu trong thời gian quá dài, không nên sử dụng nồi có đáy lớn
- Sau khi đun xong nên khóa van lại để đảm bảo an toàn.
- Đặt bình gas ở nơi thông thoáng, tránh để bình gas trong tầng hầm, chỗ kín, để bình gas ở tư thế thẳng đứng, dùng vật liệu không cháy ngăn gas với bếp.
- Thường xuyên kiểm tra cụm van, ống dẫn gas, khớp nối,…để đảm bảo độ kín, chống gas bị rò rỉ.
- Nên lắp đặt thiết bị báo rò rỉ gas để phát hiện sự cố rò rỉ gas kịp thời nhằm phòng ngừa cháy nổ.
- Lựa chọn bình gas, bếp gas đảm bảo chất lượng đúng tiêu chuẩn PCCC, tuyệt đối không nên sử dụng bếp gas đã rỉ sét.
- Không nên chọn bình gas đã được sử dụng nhiều lần hay bếp gas quá cũ để đun nấu.
Xem thêm : Sinh năm 1966 bao nhiêu tuổi?
Hy vọng qua bài viết này giúp trang bị thêm cho bạn những kiến thức cơ bản về cách xử lý rò rỉ khí gas trong gia đình và cách sử dụng gas sao cho an toàn nhé. Chúc bạn sử dụng thiết bị này một cách hợp lý và hiệu quả nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp