Cấp độ văn hóa doanh nghiệp được hiểu là sự nhìn nhận từ hiện tượng đến bản chất của văn hóa trong các doanh nghiệp. Từ đó, giúp các nhà lãnh đạo có thể hiểu rõ những bộ phận xây dựng nên nền văn hóa đó, nhằm xác định và xây dựng được các mục tiêu để phát triển công ty. Vậy 3 cấp độ văn hóa doanh nghiệp cụ thể như thế nào, hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết của MISA AMIS HRM.
Cấp độ 1: Cấu trúc hữu hình trong doanh nghiệp
Cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp là một cấp độ văn hoá doanh nghiệp mà mọi người có thể tiếp xúc ngay trong lần đầu tiên tiếp cận. Điều này được thể hiện qua các sự vật, hiện tượng liên quan đến doanh nghiệp như:
- Kiến trúc, cơ sở hạ tầng, cách trang trí của công ty
- Cơ cấu tổ chức và phòng ban của công ty
- Những câu chuyện về lịch sử, quá trình hình thành và phát triển của công ty
- Các văn bản đề ra nguyên tắc hoạt động của công ty
- Bao bì, mẫu mã sản phẩm
- Các ấn phẩm truyền thông của công ty như logo, khẩu hiệu
- Văn hoá giao tiếp giữa nhân viên với khách hàng, giữa nhân viên với các cấp quản lý
- Các lễ nghi, trang phục trong các sự kiện
- Đặc điểm:
Cấp độ này phải chịu nhiều ảnh hưởng từ ngành nghề, lĩnh vực mà doanh nghiệp kinh doanh. Đồng thời, nó phải chịu sự tác động lớn đến từ quan điểm, góc nhìn của người lãnh đạo. Cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp rất dễ thay đổi và ít thể hiện rõ ràng những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
- Ví dụ:
Để hiểu rõ hơn về cấp độ 1 – cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp, thương hiệu Starbucks là một ví dụ rõ ràng nhất. Đây là một trong những thương hiệu coffee nổi tiếng về thành công trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình.
Logo hình ảnh và cách thiết kế trang trí cửa hàng luôn là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa Starbucks với các thương hiệu khác. Vì lý do này mà khách hàng luôn cho rằng Starbucks luôn đi đầu trong việc cập nhật, sáng tạo ra các ý tưởng mới độc lạ, khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.
Sự chỉnh chu trong việc thiết kế hình ảnh logo, tạo dựng hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp cho đến sự đồng bộ từ đồng phục của nhân viên và bao bì thiết kế của sản phẩm đã gây ấn tượng mạnh mẽ đến khách hàng, tạo nên một dấu ấn riêng biệt cho mình.
Xem thêm : 6 loại cây kiêng kỵ trồng trước nhà
Để khách hàng có thể phân biệt rõ ràng Starbucks với những thương hiệu khác, Starbucks luôn đầu tư một lượng ngân sách lớn trong việc thiết kế sản phẩm, cửa hàng, tiên phong cho ra những ý tưởng độc lạ. Cho nên, yêu cầu về cấu trúc hữu hình của Starbucks là cực cao
Một ví dụ khác về cấp độ này là Amazon. Khi đến với trụ sở chính của Amazon, ta có thể dễ dàng nhìn thấy sự hoành tráng của gã khổng lồ công nghệ này. Trước tòa nhà chọc trời này, đó là sự kết hợp hài hoà của ba quả cầu thuỷ tinh khổng lồ tạo thành. Không gian bên trong của ba quả cầu được thiết kế như một khu rừng nhiệt đới nhỏ. Không chỉ đem đến một không gian xanh cho toàn bộ nhân viên, Amazon còn cho xây dựng khu mua sắm, quán cà phê, khu chăm sóc dành riêng cho thú cưng,…
Logo và khẩu hiệu của Amazon “Hello World” được gắn trên đầu tòa cao ốc. Tên của tòa nhà trụ sở chính Amazon được lấy cảm hứng từ một triết lý kinh doanh nổi tiếng “Day 1”. Amazon mong muốn là mỗi ngày đối với nhân viên cũng là một khởi đầu, cho nên họ cần phải luôn đổi mới, thử nghiệm liên tục và ngày càng đưa ra thêm nhiều sản phẩm mới cho khách hàng. Thiết kế đặc biệt của trụ sở chính Amazon đã gây ấn tượng mạnh mẽ đối với nhiều người và nó trở thành dấu ấn riêng biệt của doanh nghiệp.
Cấp độ 2: Những giá trị được công bố, chấp nhận
Cấp độ 2, những giá trị được công bố chấp nhận là những quy định, giá trị cốt lõi cũng như chiến lược và mục tiêu của công ty. Chúng được xem như là kim chỉ nam để mọi nhân viên tuân thủ làm theo. Những nội dung quy định được công bố rộng rãi cho toàn bộ nhân viên. Những giá trị được công bố chấp nhận có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như bản cam kết, lời tuyên bộ, nội quy của doanh nghiệp,…
- Đặc điểm:
Cấp độ 2 này chúng ta có thể dễ dàng nhận biết ngay từ những vật có thể nhìn thấy được như văn bản, cách diễn đạt, cách thể hiện của nhân viên. So với cấp độ 1, cấp độ 2 có khả năng thay đổi cao hơn. Chúng có nhiệm vụ hướng dẫn nhân viên xử lý tình huống, đối phó với một số tình huống cơ bản, rèn luyện cách ứng xử cho nhân viên mới trong môi trường làm việc mới.
Cấp độ này cũng thể hiện phần nào giá trị bên trong cốt lõi của công ty. Dù chúng vẫn chịu một số ảnh hưởng từ nhà quản trị nhưng vẫn ở mức độ thấp hơn so với cấp độ 1
- Ví dụ:
Câu nói: “Khách hàng là thượng đế” được xem như là triết lý kinh doanh của hầu hết doanh nghiệp. Với chủ trương lấy khách hàng làm trung tâm, các doanh nghiệp cần thể hiện sự tôn trọng và tôn kính, xem dịch vụ khách hàng là quan trọng.
Xem thêm : Tra cứu con giáp theo năm sinh – Cách tính tuổi Can – Chi – Ngũ Hành đơn giản
Họ cần đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng, ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty. Để cho mọi nhân viên biết được điều này, việc tuyên truyền và quản lý toàn bộ nhân viên là cần thiết. Các nội quy, quy định của doanh nghiệp được đặt ra nhằm để đảm bảo thực hiện theo triết lý kinh doanh đó.
Nếu nhân viên của một doanh nghiệp, tổ chức thiếu tôn trọng, phục vụ không chu đáo với khách hàng, hình ảnh của công ty, doanh nghiệp đó cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu. Nhân viên đó cũng sẽ bị sa thải, kỷ luật tuỳ theo mức độ vi phạm của họ.
Nếu doanh nghiệp xử lý các trường hợp vi phạm thích đáng, dịch vụ phục vụ cho khách hàng sẽ ngày càng được nâng cao. Đồng thời, lòng tin và lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp cũng sẽ sẽ ngày càng tăng cao. Những giá trị này mà được đồng thời doanh nghiệp lẫn nhân viên đồng lòng thực hiện thì đó sẽ là bước đầu tiên dẫn đến thành công trong văn hoá doanh nghiệp.
Cấp độ 3: Giá trị VHDN được công nhận là “hiển nhiên”
Các giá trị được công nhận “hiển nhiên” gần giống như truyền thống, phong tục, tập quán của nhân dân ta. Chúng được xem như là những thứ vô hình mà mọi người phải tuân theo. Những quan điểm trong văn hoá doanh nghiệp cũng vậy. Chúng cũng có những đặc điểm chung, phong cách chung do nó đã được hình thành lâu đời, khó có thể thay đổi.
- Đặc điểm:
Trong 3 cấp độ văn hoá mà nhà quản trị cần biết, cấp độ 3 này là khó có thể thay đổi những giá trị văn hoá doanh nghiệp do nó đã có lịch sử lâu đời. Chúng dần trở thành thói quen trong suy nghĩ của các thành viên, và nó chi phối hành động, hành vi của mọi người. Những quan điểm chung này thể hiện giá trị cao nhất của doanh nghiệp và được coi như là “tài sản” của doanh nghiệp.
- Ví dụ:
Tại các doanh nghiệp ở châu Âu hay Mỹ, nhân viên sẽ được trả lương dựa theo khả năng làm việc của họ do các nhóm nước như Mỹ đề cao giá trị của bản thân. Nhưng ở các nước châu Á đề cao giá trị cộng đồng, nhân viên sẽ được trả lương tùy theo năng lực và thời gian họ làm việc cho doanh nghiệp, tổ chức. Các sinh viên mới ra trường sẽ khó nhận được mức lương cao ngay từ khi vào làm.
Kết luận
Việc hiểu rõ 3 cấp độ văn hoá doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được điểm mạnh và điểm yếu của từng cấp độ. Qua đó, các nhà lãnh đạo sẽ đưa ra được các chiến lược phù hợp với từng khoảng thời gian khác nhau để nâng cao hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp