Hai chất đồng phân của nhau là?

Câu hỏi:

Hai chất đồng phân của nhau là?

A. Xenlulozơ và tinh bột

B. Amilozơ và amilopectin

C. Saccarozơ và glucozơ

D. Fructozơ và glucozơ.

Đáp án đúng D.

Hai chất đồng phân của nhau là fructozơ và glucozơ, đều có công thức là C6H12O6, dù xenlulozơ và tinh bột đều có dạng công thức (C6H10O5)n nhưng chỉ số n có thể khác nhau.

Giải thích lý do chọn đáp án D:

Hiện tượng đồng phân được thông báo lần đầu tiên năm 1827, khi Friedrich Woehler điều chế axít xyanic và nhận thấy rằng mặc dù thành phần nguyên tố của nó là đồng nhất với axít fulminic (do Justus von Liebig điều chế năm trước), nhưng các thuộc tính của chúng là hoàn toàn khác nhau. Phát hiện này là một thách thức với kiến thức hóa học thịnh hành của thời kỳ đó, khi người ta cho rằng các hợp chất hóa học chỉ có thể khác biệt khi chúng có các thành phần nguyên tố là khác nhau. Sau khi có các phát hiện bổ sung về các hiện tượng tương tự như vậy, chẳng hạn như phát hiện năm 1828 của Woehler về việc urê có cùng thành phần nguyên tử như của hợp chất khác biệt về mặt hóa học là xyanat amôniắc thì Jöns Jakob Berzelius đã đưa ra thuật ngữ isomerism (hiện tượng đồng phân) để miêu tả hiện tượng này.

Năm 1849, Louis Pasteur đã tách biệt các tinh thể nhỏ của axít tartaric thành hai dạng hình ảnh phản chiếu lẫn nhau của nó. Các phân tử riêng biệt của mỗi nhóm này là các đồng phân lập thể trái và phải về mặt quang học, các dung dịch của chúng làm quay mặt phẳng của ánh sáng phân cực theo các hướng ngược nhau. vi nếu như những thay đổi không đáng kể của cấu hình nhưng mà có thể làm ảnh hưởng đến tính chất của những hợp chất hóa học.

Trong hóa học, các đồng phân là hợp chất hữu cơ có cùng công thức phân tử. Điều đó tương tự như việc coi chúng có công thức cấu trúc (công thức hóa học khai triển) khác nhau. Các chất đồng phân không nhất thiết có cùng tính chất hóa học trừ khi chúng có cùng nhóm chức. Không nên nhầm lẫn hiện tượng đồng phân với đồng phân hạt nhân, trong đó hạt nhân nằm ở các trạng thái kích thích khác nhau.

Các đồng phân của nhau thì có cùng phân tử khối, nhưng những chất có cùng phân tử khối thì có thể không phải đồng phân của nhau.

Ví dụ:

CH3COOH: M = 60g/mol

C3H7OH: M = 60g/mol

Nhưng chúng không cùng CTPT nên không phải đồng phân.

Đồng phân có 2 dạng: Đồng phân cấu tạo, đồng phân hình học

Fructozơ và glucozơ là hai chất đồng phân bởi chúng đều có công thức hóa học là C6H12O6, dù xenlulozơ và tinh bột đều có dạng công thức (C6H10O5)n nhưng chỉ số n có thể khác nhau.