Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế mở và sẽ luôn tồn tại sự cạnh tranh. Cạnh tranh vừa là môi trường vừa là động lực để phát triển. Nền kinh tế thị trường tạo ra năng suất, thúc đẩy đổi mới doanh nghiệp, thúc đẩy người lao động làm việc tích cực. Cùng tìm hiểu sự tác động của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường tới nền kinh tế toàn cầu qua bài viết dưới đây.
- Bảng giá cài win máy tính mới nhất 2024 – Nhận cài win tại nhà
- Tuổi Bính Tý 1996 mệnh gì? Hợp màu gì? Hợp tuổi nào? Công việc gì?
- Vết thương hở kiêng ăn gì để nhanh lành và không để lại sẹo
- Các loại rau thơm bà bầu không nên ăn vì dễ gây sảy thai, sinh non
- Tác dụng, cách làm và cách sử dụng của bột củ sen
1. Thế nào là nền kinh tế thị trường?
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế dựa trên mối quan hệ giữa người mua và người bán theo quy luật cung cầu để xác định số lượng hàng hóa, dịch vụ và giá cả cho các giao dịch trên thị trường.
Bạn đang xem: Vai trò của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường
Có nhiều loại kinh tế thị trường như: kinh tế thị trường tự do, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường tư bản nhà nước, kinh tế thị trường xã hội,… Tiền đề của sự xuất hiện và phát triển kinh tế thị trường là sản xuất và trao đổi hàng hoá. Trong quá trình sản xuất và trao đổi, các yếu tố cơ bản của thị trường (cung, cầu, giá cả, các chính sách kinh tế,…) tác động điều tiết nền kinh tế, đồng thời luân chuyển, phân bổ các nguồn lực và tài nguyên.
Nền kinh tế thị trường vốn được xem là nền kinh tế mở do đó đòi hỏi phải có sự cạnh tranh. Quá trình cạnh tranh vừa là nơi trao đổi vừa là động lực để các chủ thể phát triển. Tác động trực tiếp đến các chủ thể trong nền kinh tế thị trường tạo ra năng suất, thúc đẩy đổi mới doanh nghiệp, thúc đẩy người lao động làm việc tích cực. Tuy nhiên, nó cũng đã làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo, tạo ra sự mất cân đối giữa cung và cầu, làm bùng phát nguy cơ khủng hoảng kinh tế.
2. Ưu điểm của nền kinh tế thị trường
- Tạo ra năng suất để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng: Nền kinh tế thị trường tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường về sản phẩm, dịch vụ và hàng hóa khác.
- Thúc đẩy sự đổi mới của doanh nghiệp: Khi cầu lớn hơn cung, giá cả và lợi nhuận tăng lên, các nhà sản xuất sẽ đổi mới quy mô sản xuất, các nguồn lực sản xuất sẽ chuyển sang sản xuất hiệu quả hơn.
- Khuyến khích người lao động làm việc tích cực: Với sự đổi mới không ngừng của doanh nghiệp và không ngừng tìm kiếm nhân tài ưu tú, tiền lương của người lao động cũng được tăng lên, năng suất lao động cũng tăng cao, tạo ra nhiều của cải vật chất đáp ứng nhu cầu cho thị trường.
- Giải quyết việc làm, chống thất nghiệp: Ngoài việc thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh tế thị trường còn gián tiếp tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho thị trường lao động và tăng cung lao động.
>> Các đặc điểm giúp bạn nhận biết doanh nghiệp nào nên khai thác thị trường ngách.
3. Nhược điểm của nền kinh tế thị trường
- Khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn dẫn đến bất bình đẳng xã hội.
- Trong cuộc cạnh tranh, các nhà sản xuất lớn sẽ dần dần hợp nhất với các nhà sản xuất nhỏ, kết quả là nền kinh tế dần trở thành độc quyền thống trị.
- Tạo ra sự mất cân đối cung cầu, dẫn đến nguy cơ khủng hoảng kinh tế. Do cơ chế kinh tế thị trường luôn có sự biến động về giá cả; hàng hoá không cân đối với nhau do ảnh hưởng dịch bệnh, thiên tai,… nên các doanh nghiệp luôn mong muốn mở rộng hoạt động. Tuy nhiên, việc quá chú trọng theo đuổi lợi nhuận dễ xảy ra các cuộc khủng hoảng thừa và lạm phát,…
4. Các chủ thể trong nền kinh tế thị trường
Nhà nước nhân tố quan trọng trong các chủ thể trong nền kinh tế thị trường
Trong các chủ thể trong nền kinh tế thị trường, nhà nước đóng vai trò bảo đảm sự ổn định và phát triển kinh tế bằng cách thực hiện các chức năng cơ bản như quản lý, khắc phục những khiếm khuyết của thị trường, thiết lập thể chế, cung cấp hàng hoá và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
Đặc biệt kiểm soát các yếu tố bên ngoài tới nền kinh tế, kiểm soát độc quyền và phân phối các hoạt động tư nhân, quy trình phân phối lại của cải xã hội để đảm bảo bình đẳng xã hội và sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế.
Xem thêm : Lý thuyết và bài tập Dao động điều hòa
Một mặt, nhà nước có trách nhiệm thực hiện điều hành phát triển kinh tế bằng cách tạo ra môi trường kinh tế tốt nhất để các chủ thể kinh tế kích thích khả năng sáng tạo của họ. Các rào cản do nhà nước đặt ra đối với hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ kìm hãm sức sáng tạo của các chủ thể sản xuất kinh doanh, do đó, rào cản này phải được loại bỏ. Điều này đòi hỏi mỗi người có trách nhiệm trong cơ quan quản lý nhà nước phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình là thúc đẩy sự phát triển, không cản trở sự phát triển của kinh tế thị trường.
Tóm lại, các chủ thể trong nền kinh tế thị trường khi thực hiện mọi quan hệ sản xuất, trao đổi và hoạt động đều chịu sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan của thị trường, đồng thời chịu sự điều tiết và can thiệp của nhà nước thông qua việc thực hiện các hệ thống pháp luật, kinh tế, các chính sách.
Mô hình kinh tế thị trường do nhà nước quy định ở mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ có thể thay đổi tùy theo mức độ can thiệp của chính phủ vào thị trường, nhưng tất cả các mô hình đều có điểm chung là không thể tước bỏ vai trò kinh tế của nhà nước.
Chủ thể doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Doanh nghiệp là nơi trực tiếp sản xuất và trao đổi các hàng hoá, dịch vụ khác nhau trên thị trường. Động lực trước mắt cho chủ thể này là lợi ích kinh tế. Người sản xuất hàng hóa là người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Các chủ thể trong nền kinh tế thị trường bao gồm người sản xuất, nhà đầu tư, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ,… Họ là những người trực tiếp tạo ra tài liệu, sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận. Sứ mệnh của họ không chỉ là đáp ứng nhu cầu hiện tại của xã hội, mà còn là sáng tạo và phục vụ các nhu cầu trong tương lai theo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với nguồn lực hạn chế. Vì vậy, người sản xuất luôn phải quan tâm đến việc lựa chọn sản xuất hàng hóa nào, sản lượng bao nhiêu và sử dụng các yếu tố nào để sản xuất ra có lãi nhất.
Bên cạnh mục tiêu theo đuổi lợi nhuận, người sản xuất cũng cần có trách nhiệm với con người, có trách nhiệm cung cấp hàng hóa, dịch vụ không gây tổn hại đến sức khỏe và lợi ích của mọi người trong xã hội.
Người tiêu dùng – nhân tố cốt lõi của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường
Người tiêu dùng có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thị trường vì họ là người mua hàng hóa sản xuất ra, người tạo ra nhu cầu, là nhân tố cơ bản cho sự phát triển của sản xuất. Người tiêu dùng là những người mua hàng hóa và dịch vụ trên thị trường để đáp ứng nhu cầu của họ.
Xem thêm : Kali clorua – KCl
Sức mua của người tiêu dùng là yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững của người sản xuất. Sự phát triển đa dạng của nhu cầu tiêu dùng là động lực quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất. Người tiêu dùng đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng sản xuất.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc phân chia các chủ thể trong nền kinh tế thị trường cụ thể là người sản xuất và người tiêu dùng chỉ mang tính chất tương đối, nhìn vào vai trò chính của các tác nhân này trong việc tham gia thị trường. Trên thực tế, doanh nghiệp luôn có vai trò vừa là người mua và vừa là người bán.
Các chủ thể trung gian trong thị trường
Người trung gian là những cá nhân, tổ chức làm cầu nối giữa người sản xuất, người tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trên thương trường. Do sự phát triển của sản xuất và trao đổi dưới tác động của phân công lao động xã hội nên sản xuất và trao đổi tương đối tách rời nhau.
Các chủ thể trong nền kinh tế thị trường, chủ thể trung gian ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và giao tiếp trong mối quan hệ người mua – người bán. Nhờ các trung gian này mà nền kinh tế thị trường trở nên năng động và linh hoạt hơn.
Các hoạt động trung gian trên thị trường làm tăng cơ hội thực hiện giá trị hàng hoá và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Các trung gian làm tăng mối liên kết giữa sản xuất và tiêu dùng, đưa sản xuất và tiêu dùng xích lại gần nhau.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại ngày nay, các trung gian thị trường không chỉ là trung gian cho thương nhân mà còn là trung gian khác nhau trong các quan hệ kinh tế khác như: trung gian môi giới chứng khoán, trung gian môi giới bất động sản, trung gian môi giới công nghệ,… ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Ngoài ra, có nhiều loại hình trung gian không có đạo đức. Những tác nhân trung gian này cần được chú ý tới và loại trừ nếu cần thiết.
Tạm kết
Trong thực tế hiện nay, không quốc gia nào có nền kinh tế thị trường hoàn toàn tự do hay tự phát. Dù ít hay nhiều các chủ thể trong nền kinh tế thị trường luôn có tác động sâu sắc và gắn bó chặt chẽ, đặc biệt là nhà nước luôn phải kiểm soát thị trường để ổn định cả về mặt kinh tế và xã hội.
Xem thêm bài viết liên quan:
- Các nhân tố cơ bản của thị trường là gì? Tầm quan trọng của chúng
- Cơ chế thị trường là gì? 4 nguyên tắc hoạt động chính
- Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện qua yếu tố nào?
- Kiến thức về thị trường cạnh tranh không hoàn hảo đầy đủ nhất
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp