(Bqp.vn) – Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đứng đầu, có chức năng quản lý nhà nước về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ; đồng thời là cơ quan trung ương chỉ đạo, chỉ huy Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ cùng Nhân dân đấu tranh trong thế trận chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hành động phá hoại và xâm lược, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Trụ sở Bộ Quốc phòng.
Bạn đang xem: Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tổ chức:
Tổ chức Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày thành lập: 27/8/1945 (ngày Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập và ra tuyên cáo).
Địa chỉ: Số 7 Nguyễn Tri Phương, Ba Đình, Hà Nội.
Tên gọi qua các thời kỳ: Bộ Quốc phòng (8/1945 – 10/1946); Bộ Quốc phòng – Tổng Chỉ huy (11/1946 – 7/1947, sau khi thống nhất Bộ Quốc phòng với Quân sự Ủy viên hội); Bộ Quốc phòng (7/1947 – 10/1948, khi chia Bộ Quốc phòng – Tổng Chỉ huy thành Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng Chỉ huy); Bộ Quốc phòng – Tổng Chỉ huy (10/1948 – 3/1949, sau khi hợp nhất Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng Chỉ huy); Bộ Quốc phòng – Tổng Tư lệnh (3/1949 – 1975, sau khi đổi tên Bộ Tổng Chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân Việt Nam thành Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội quốc gia và Dân quân Việt Nam); Bộ Quốc phòng (từ 1976 đến nay).
Xem thêm : Bình Giải Tình Duyên Quý Mùi: Nữ 2003 Lấy Chồng Tuổi Gì Hợp Nhất?
Nguyên tắc hoạt động quốc phòng
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước.
2. Củng cố, tăng cường quốc phòng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
3. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân.
4. Kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội và kinh tế – xã hội với quốc phòng.
5. Kết hợp quốc phòng với an ninh, đối ngoại.
(Theo Điều 3. Nguyên tắc hoạt động quốc phòng, Luật Quốc phòng, số 22/2018/QH14, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 08 tháng 6 năm 2018).
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng
Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tham mưu, giúp việc Hội đồng Quốc phòng và An ninh;
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu, hải đảo, vùng biển và vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành Trung ương, chính quyền địa phương lập, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án về quốc phòng, trình cấp có thẩm quyền quyết định;
4. Xây dựng, quản lý, chỉ huy Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng;
5. Chỉ đạo, hướng dẫn Bộ, ngành Trung ương và địa phương thực hiện xây dựng nền quốc phòng toàn dân, phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ và công tác quốc phòng.
(Theo Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng, Luật Quốc phòng, số 22/2018/QH14, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 08 tháng 6 năm 2018).
Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp