Các dòng biển nóng thường phát sinh từ?

Câu hỏi: Các dòng biển nóng thường phát sinh từ?

A. Hai vĩ tuyến 30 – 40 độ

B. Hai chí tuyến.

C. Hai bên Xích đạo.

D. Hai cực.

Đáp án đúng C.

Các dòng biển nóng thường phát sinh từ hai bên Xích đạo, chảy về hướng tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy về phía cực.

Lý giải việc chọn đáp án C là đáp án đúng do:

Dòng biển là sự chuyển động tịnh tiến thành công của nước biển từ những nơi khác nhau trong một đại dương trên Trái Đất. Các dòng biển, hay còn gọi hải lưu có thể lưu thông trên một quảng đường dài hàng nghìn km. Chúng có tầm quan trọng trong việc xác định khí hậu lục địa, đặc biển các vùng ven biển.

Nguyên nhân chính khiến dòng biển xuất hiện là gió. Các loại gió thổi đều đặn và thường xuyên theo một hướng nhất định, ví dụ gió Mậu Dịch hay gió Tây Ôn Đới,… hình thành các dòng biển trong đại dương.

Do nhiệt độ, độ mặn chênh lệch cùng với tỉ trọng giữa các khối nước trong các biển khác nhau mà tạo ra dòng biển khác nhau.

Vì vậy Dòng biển được hiểu là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.

+ Các dòng biển nóng thường phát sinh ở hai bên Xích đạo, chảy về hướng tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy về phía cực.

+ Các dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 30 – 40 độ thuộc khu vực gần bờ đông của đại đương rồi chảy về phía Xích đạo, hợp với dòng biển nóng tạo thành những vòng hoàn lưu của các đại dương ở từng bán cầu. Ở vĩ độ thấp hướng chảy của các vòng hoàn lưu ở bán cầu Bắc theo chiều kim đồng hồ, ở bán cầu Nam theo chiểu ngược lại.

Ở bán cầu Bắc còn có những dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực men theo bờ Tây các đại dương chảy về phía Xích đạo.

Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa. Ở Bắc Ấn Độ Dương về mùa hạ dòng biến nóng chảy theo vòng từ Xri Lan-ca lên vịnh Ben:gan rồi xuống In-đô nê-xi.a, vòng sang phía tây… rồi trở về Xri Lan-ca. Về mùa đông dòng nước này chảy theo chiều ngược lại.

Các dòng biển nóng và lạnh đối xứng nhau qua bờ các đại dương.