1. Cá da trơn là cá gì?
Cá da trơn là một loài cá xương sinh sống với mật độ dân cư dày đặc trải dài từ Á sang Âu, nổi bật với lớp da óng ánh, bóng bẩy bởi vì chúng không hề có vảy.
Là một loại cá mang lại giá trị dinh dưỡng cao cũng như nguồn lợi lớn về kinh tế, cá da trơn được các chủ trại cá đầu tư mạnh mẽ. Ngoài ra, chúng còn được nuôi để phục vụ cho bộ môn câu cá thể thao hay nuôi như một loại cá cảnh trong bể.
Bạn đang xem: Tổng hợp các loại cá da trơn phổ biến ở Việt Nam bạn nên biết
Ở Việt Nam, các loại cá da trơn phổ biến là cá bông lau, cá kèo, cá tra, cá trê,… rất được yêu thích khi chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn như món kho, món xào, món canh và đặc biệt là các món lẩu.
2. Các loại cá da trơn
Cá tra
Cá tra có phần đầu khá to, trông gồ ghề và bị bè, dẹp theo chiều ngang. Chúng còn có râu và kéo dài từ mắt đến tận mang cá và râu hàm trên với râu hàm dưới bằng nhau.
Khi cầm cá tra lên, bạn sẽ thấy ở phần sống lưng có màu sáng bạc và lấp lánh. Phần thân của loại cá này thì dài và bụng nhỏ hơn, mặt lưng có màu xanh đậm. Thịt cá tra có thớ khá to, màu hơi đỏ hồng. Ở Việt Nam, chúng được chế biến thành món khô cá tra vô cùng thơm ngon, hấp dẫn.
Cá basa
Cá ba sa có đầu ngắn và dẹp theo chiều đứng. Miệng nằm hơi lệch so với mắt, dải răng hàm trên to rộng nên có thể nhìn thấy được khi nó khép miệng.
Cá basa có phần thân ngắn, hơi dẹp ở 2 bên, bụng to phình ra và phần mặt lưng có màu xanh nâu nhạt, mặt bụng thì có màu trắng. Cá basa rất được yêu thích, dễ dàng chế biến vì thớ thịt nhỏ, đều và giàu dinh dưỡng.
Cá vồ
Cá vồ có thân dài, phía trước tròn và dẹp dần về phía sau. Phần đầu của cá dẹp, trán rộng, kích thước to, nhỏ tùy thuộc vào từng loài. Răng cá nhỏ, râu ngắn, có 4 chiếc râu mép kéo dài xuống gần vùng gốc vây ngực. Mắt cá lớn, mõm rộng.
Cá hú
Đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam, món lẩu cá hú hay canh chua cá hú thơm ngon, dinh dưỡng là sự kết hợp hài hoà giữa cái loại rau củ và cá hú béo, ngọt hấp dẫn. Do đó, chúng được nuôi trên bè và mang đến sản lượng khá cao.
Cá hú là loài cá da trơn (không vảy), thân trần, hình thoi, thon dài, hơi dẹp bên. Bụng thon, lườn bụng tròn. Mặt lưng của thân và đầu màu xám đen, bụng trắng xám (giống màu trắng sữa), nhìn xa thì thấy cá hú có màu xanh sẫm. Cuống đuôi thon, ngắn.
Cá bông lau
Là một loài di trú, cá bông lau thường được tìm thấy tại các vùng nước lợ ven biển, tuy nhiên khi đến mùa sinh sản, chúng sẽ di truyển đến vùng nước ngọt sông Mê Kông (chứ không phải vùng sông nào khác).
Lưng và đầu cá bông lau màu xanh lá cây, bụng màu trắng, vảy trong suốt, vây hơi vàng. Chúng có kích thước lớn và tăng trưởng khá nhanh.
Cá dứa
Nhờ vào giá trị kinh tế lớn, cá dứa được xem là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nền nông nghiệp thuỷ sản ở miền Nam Việt Nam.
Xem thêm : RCM Là Gì? Quy Trình Thực Hiện RCM Trong Sản Xuất
Với phần thịt ngọt, săn chắc, béo ngậy và ít mỡ, cá dứa được chế biến thành món khô nổi tiếng, chế biến thành món gì cũng đều tuyệt ngon.
Cá chốt
Cá chốt có ba loài phổ biến nhất là chốt trâu, chốt sọc và chốt giấy.
Cá chốt sọc có màu nền thân trắng xám, với 3 sọc nâu đen chạy dọc thân từ sau nắp mang đến cuống đuôi.
Cá chốt giấy thân dài và rất dẹp bên, đầu nhỏ, dẹp bằng, mặt dưới phẳng hơn mặt trên, mõm tù, có 4 đôi râu, râu mép dài nhất.
Cá lăng
Cá lăng là một loài cá nước ngọt, nước lợ. Khu vực sinh sống chủ yếu của chúng là những tầng thấp ở ao, hồ, sông hoặc suối, nơi mà dòng nước chảy không xiết, nhiều bùn đất, nhiều phù sa.
Thân mình của cá lăng khá thon, dài, không có vảy và bao phủ bằng một lớp nhớt trơn. Chúng có 1 vây lưng và các vây mỡ xung quanh cơ thể.
Cá trê
Cá trê đen có màu vàng nâu hoặc xám, bao tử màu trắng xám, có hàng chấm trắng ở cơ quan đường bên. Cá trê đen thích sống ở tầng nước sâu hơn các loại cá trê khác và có xu hướng ẩn mình dưới những tán thực vật thủy sinh, là loài cá ăn đêm với thức ăn là các loài cá nhỏ, sâu, giáp xác và côn trùng.
Cá trê vàng có cấu tạo thân thon dài và hẹp dần về phía đuôi. Lưng và đỉnh đầu màu đen, bụng vàng nhạt. Hai bên thân có những chấm trắng tạo thành các hàng thẳng đứng. Vây có màu đen, điểm các đốm thẫm. Cá trê trắng có chiều dài tối đa ngoài tự nhiên đạt đến 120cm.
Khác với tên gọi, cá trê trắng lại có màu sậm đồng nhất với nhiều đốm trắng sắp xếp thành những vạch ngang trên thân và rải rác ở mặt dưới của thân. Cá không có gai lưng mà thay vào đó là các tia vây lưng mềm.
Cá trê phi có phần thân thon dài. Đầu lớn, xương với mắt nhỏ, miệng lớn. Cá có bốn cặp râu dài không đều, vây lưng dài. Ngạnh trước có răng cưa gắn ngực và vây đuôi tròn. Màu sắc thay đổi từ vàng cát đến màu xám ô liu xen những mảng màu nâu, xanh tối. Bụng màu trắng.
Cá ngát
Cá ngát có thân giống như lươn bởi thân dài và lớp da bóng. Đuôi của chúng nhọn hoặc tròn tù và phần lớn các loài có 4 râu. Chúng chỉ có 1 vây liên tục duy nhất chính là sự kết hợp của vây lưng thứ hai, vây đuôi và vây hậu môn.
Xem thêm : Ký nháy là gì? Cách dùng và trách nhiệm của người ký nháy
Chúng được biết đến với hai ngạnh cứng nhọn bên mang cá như những chiếc râu và đặc biệt chứa lượng lớn nọc độc có thể gây chết người.
Cá trèn
Cá trèn là một lại cá sông có rất nhiều trên dòng Cửu Long, nhiều nhất là ở biển Hồ thuộc Camphuchia và các vùng thuộc sông Tiền và sông Hậu của Việt Nam.
Loại trèn nào cũng ngon, thịt nhiều, ít xương. Ngon nhất là trèn bầu vì to con, thịt nhiều, bụng đầy mỡ, ngọt và béo.
Cá chạch
Cá chạch sinh sống ở cả hai môi trường nước ngọt và nước lợ. Tuy nhiên, chúng tập trung với mật độ dày đặc ở hai tỉnh đầu nguồn An Giang và Đồng Tháp.
Cá chạch có thân hình mập mạp, đầu nhọn, dài tầm một gang tay. Toàn thân chúng có nhiều tuyến nhờn nên da rất trơn, nhớt. Có 3 loại cá chính: cá chạch cơm, cá chạch đuôi chình và cá chạch lấu. Cá chạch cơm (cũng gọi cá chạch bùn) là loại cá chiếm tỉ lệ áp đảo.
Cá nheo
Cá nheo có lớp da trơn, không có vảy. Đầu của chúng hơi bẹp, miệng rộng và có hai râu dài ở hàm trên, bốn râu ngắn ở hàm dưới. Vây lưng nhỏ còn vây hậu môn thì dài. Phụ thuộc vào từng chi, chúng có thể dài từ 8 cm đến 3 mét.
Một số loài đáng chú ý như cá nheo châu Âu, cá nheo Aristotle ở Hy Lạp, cá nheo sông Amur hiện đã sinh sống trong các con sông ở châu Âu và cá nheo Ấn Độ – một loại cá cảnh khá phổ biến.
Cá chình
Loại cá này thường có màu đen, thân hình tròn lẳn, thân dài chừng 40 – 50 cm. Cá chình có nhiều đạm, nổi tiếng về sự bổ dưỡng, thịt béo thơm và lành.
Tuy nhiên, cá chình tự nhiên ngày càng khan hiếm và đắt đỏ. Việc đánh bắt các loại cá đặc sản này ngày càng gặp khó khăn, nhất là cá chình có trọng lượng lớn.
Cá kèo
Cá kèo đầu nhỏ, hình chóp, mõm tù hướng xuốn phía dưới. Miệng hẹp có nhiều răng, không có râu. Mắt nhỏ và tròn nằm gần phía đỉnh của đầu. Hai vây lưng rời nhau. Hai vây bụng dính với nhau. Vây đuôi dài và nhọn.
Thân cá hình trụ dài, dẹp dần về phía đuôi, có màu ửng vàng, nửa trên của thân có chừng 7-8 sọc đen hớng hơi xéo về phía trước, các sọc này rõ dần về phía đuôi. Khi chế biến, phần bụng cá có vị đắng nhẹ nhưng hậu ngọt, hoà quyện cùng thịt cá béo mềm là vô cùng tuyệt vời.
Lươn
Chiều dài thân trung bình khoảng 25 – 40 cm, mặc dù có cá thể dài tới 1 m. Thân hình trụ, da trần không vảy, thiếu vây chẵn, vây lưng nối liền với vây đuôi, vây hậu môn.
Vì mang đến giá trị thực phẩm cao, lươn không chỉ được bắt trong tự nhiên mà ngày nay, người ta còn mở rộng mô hình nuôi trồng lươn, nhằm thu về nhiều hơn trong lợi ích kinh tế.
Chỉ với những thông tin đơn giản, bạn đã có thể biết rõ hơn về các loại cá da trơn cũng như những loài cá phổ biến, quen thuộc đối với người Việt Nam này rồi đó!
*Thông tin được tham khảo và tổng hợp từ nhiều nguồn như Wikipedia
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp