1. Hoa cúc (Daisy) là cây lọc không khí trong phòng ngủ rất tốt
Hoa cúc (Daisy) mang nhiều màu sắc rực rỡ như đỏ, vàng, cam, hồng giúp tạo không khí tươi vui cho căn nhà của bạn. Ngoài ra, cúc Barberton là cây trồng trong nhà khử mùi sơn hiệu quả và còn có khả năng thanh lọc các chất độc trong không khí như formaldehyde, trichloroethylene và benzene. Những chất này thường được tìm thấy trong nhiều thiết bị gia dụng và cả lớp sơn bề mặt.
Với loài cây lọc không khí trong nhà này, bạn nên đặt ở nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên và trồng trong môi trường đất ẩm, thoát nước tốt sẽ giúp cây sống lâu hơn.
Bạn đang xem: 24 cây lọc không khí trong phòng ngủ hiệu quả nhất hiện nay
2. Cây lọc không khí trong phòng ngủ: Dây thường xuân (English Ivy)
Dây thường xuân là loại cây trồng lâu năm, đặc biệt có hiệu quả thanh lọc không khí nên được trồng trong phòng tắm hoặc phòng ngủ. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra tác dụng diệt sạch nấm mốc trong nhà của loài cây này. Để chăm sóc cây, bạn nên thường xuyên tưới nước và đặt cây ngoài nắng 4 tiếng/ ngày để cây phát triển tốt nhất.
3. Cây lưỡi hổ (Snake Plant)
Đây là một trong những loại cây lọc không khí dễ trồng trong phòng ngủ. Cây lưỡi hổ thường được đặt trong phòng ngủ bởi loại cây này sẽ giải phóng oxy vào ban đêm cho bạn giấc ngủ ngon, sâu và chất lượng hơn. Ngoài ra, cấu tạo của cây còn giúp loại bỏ các tạp chất gây hại trong không khí như formaldehyde, xylen, benzen, toluen và trichloroethylene. Trong quá trình chăm sóc, bạn không nên tưới quá nhiều nước, bởi rễ cây này thường dễ bị thối trong điều kiện đất ẩm.
4. Cây lọc không khí trong phòng ngủ: Hoa chi cúc (Chrysanthemum)
Với vẻ đẹp rực rỡ và xinh xắn, hoa chi cúc sẽ làm bừng sáng căn nhà của bạn. Ngoài ra, hoa chi cúc cũng là loại cây lọc không khí trong nhà rất tốt vì có thể loại bỏ một số độc tố như amoniac và benzen. Những chất độc này thường được tìm thấy trong nhựa, chất tẩy rửa và keo dán. Cây hoa chi cúc ưa nắng nên bạn hãy đặt cây ở vị trí gần cửa sổ hướng nắng.
5. Lục thảo trổ (cây dây nhện)
Nếu bạn phân vân không biết nên chọn cây lọc không khí trong nhà nào tốt nhất thì cây dây nhện có thể là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Bởi vì loại cây này có khả năng “đánh bại” các chất độc như carbon monoxide và xylen – một dung môi được sử dụng trong ngành công nghiệp in ấn và cao su. Hơn nữa, nếu bạn nuôi thú cưng thì hãy yên tâm vì lục thảo trổ là một trong số ít các loại cây trồng trong nhà không gây độc hại cho động vật.
6. Cây nha đam
Cây nha đam hay còn gọi là lô hội được biết đến với nhiều công dụng trong y học và tạo nên vẻ đẹp đáng yêu cho căn bếp nhà bạn. Về khả năng thanh lọc không khí, cây nha đam giúp loại bỏ formaldehyde và benzen, cho không gian sống trong lành hơn. Ngoài ra, đây là một trong các loại cây trồng ban công dễ chăm sóc và có thể lọc bụi, hạn chế tối đa bụi bẩn bám vào căn nhà của bạn.
7. Cây lọc không khí trong phòng ngủ: Cây cọ kiểng (Broad Lady Palm)
Cây cọ kiểng là một trong số ít các loại cây có thể làm giảm nồng độ amoniac có trong các sản phẩm tẩy rửa. Trên thị trường, một cây cọ kiểng trưởng thành sẽ có mức giá khá cao. Do đó, bạn cũng có thể mua hạt giống về trồng hoặc mua cây con. Ngoài ra, bạn nên đặt cây trong môi trường có độ ẩm cao như nhà tắm để cây phát triển tốt nhất.
8. Hồng phát tài (Red-edged Dracaena Or Dragon Tree)
Trichloroethylene và xylen là những độc tố tồn tại trong không khí mà loại cây này có thể loại bỏ hoàn toàn. Tuy phát triển khá chậm nhưng một khi trưởng thành, cây sở hữu những chiếc lá có viền màu đỏ tươi tạo nên điểm nhấn đặc biệt cho ngôi nhà của bạn. Cây ưa nắng nên bạn cần đặt ở nơi trần cao và có nhiều ánh sáng.
9. Cây si (Weeping Fig) lọc không khí trong phòng ngủ
Cây Si là cây lọc không khí trong nhà được ưa chuộng từ thời Victoria. Loại cây này giúp thanh lọc không khí khỏi những độc tố như formaldehyde, xylene và toluene. Tuy nhiên, cây khá khó trồng và yêu cầu sự chăm sóc tỉ mỉ của bạn.
10. Cây lọc không khí trong phòng ngủ: Cây phú quý (Chinese Evergreen)
Xem thêm : Câu hỏi đố vui lịch sử – địa lý
Cây Phú Quý xuất xứ từ vùng nhiệt đới nóng ẩm có công dụng thanh lọc không khí trong nhà hiệu quả bằng cách loại bỏ formaldehyde và benzen trong không gian sống. Cây ưa ẩm ướt nên tốt nhất bạn hãy đặt ở phòng tắm hoặc nhà bếp.
>>> Xem thêm: Cho ngôi nhà thêm “xanh” với cây lọc không khí
11. Trầu bà vàng (Devil’s Ivy Or Pothos)
Cây trầu bà từ lâu đã nổi tiếng với những chiếc lá lớn và là lựa chọn hoàn hảo để thanh lọc không khí trong nhà. Hơn nữa, cây phát triển tốt trong hầu hết các điều kiện có ánh sáng mà không cần phải chăm sóc quá nhiều. Ngoài ra, đây cũng là loài cây ưa ẩm nên rất thích hợp đặt trong phòng tắm và được xem là 1 trong 6 loại cây cảnh dễ chăm sóc nhất.
12. Cau vàng (Kentia Palm)
Cây cau vàng hay còn được gọi là cọ Kentia hay cọ Thatch, là một loài thực vật có hoa thuộc họ cọ Arecaceae. Cây cau có sức bền tốt cùng vẻ đẹp thanh lịch và có khả năng giữ cho không gian sống của bạn luôn trong lành.
13. Cây hồng môn (The Flamingo Lily)
Cây hồng môn là sự lựa chọn hoàn hảo để tô điểm thêm màu sắc cho căn phòng của bạn với chiếc lá hình trái tim màu đỏ quyến rũ. Ngoài ra, cây hồng môn cũng có tác dụng thanh lọc không khí tuyệt vời, đặc biệt ở khu vực thành thị nhiều khói bụi. Bạn chỉ nên tưới nước cho cây từ 1-2 lần/ tuần và đặt cây ở môi trường có độ ẩm cao là cây có thể phát triển tốt như nhà bếp hay nhà tắm.
14. Cây dương xỉ (Kimberly Queen Fern)
Với hình dáng quyến rũ của những chiếc lá uốn cong, loài cây lọc không khí trong nhà này là sự lựa chọn cho những người bận rộn vì không có nhiều thời gian chăm sóc cây. Ngoài ra, bạn hãy để cây phát triển ở nơi có ánh sáng yếu và trong điều kiện đủ nước, đặc biệt là vào mùa hè. Cây sinh trưởng tốt sẽ đóng vai trò như một máy lọc không khí cực kỳ hiệu quả.
15. Cọ lá tre (Bamboo Palm)
Cọ lá trẻ là một trong số ít cây thích ứng tốt trong điều kiện ánh sáng yếu. Cây sở hữu vẻ đẹp cuốn hút với những chiếc lá uốn cong và cũng là bộ phận lọc không khí tuyệt vời giúp loại bỏ formaldehyde.
16. Cây thiết mộc lan (Dracaena)
Thiết mộc lan là loại cây được nhiều người ưa chuộng trồng trong nhà nhờ khả năng thanh lọc không khí hiệu quả. Thiết mộc lan có nguồn gốc từ các khu rừng ở Châu Phi, là loại cây ưa ẩm, do đó, bạn nên thường xuyên tưới nước lên lá của cây nhưng đừng tưới quá nhiều vì sẽ khiến rễ cây bị úng.
17. Cây trúc mây – Cây lọc không khí trong phòng ngủ
Nhiều lá trong một hình quạt thanh lịch làm cho cây này trở thành một loại cây đẹp, bất kể phong cách trang trí cá nhân của bạn là gì. Đây là một loại cây khá dễ trồng, so với nhiều loài cọ khác, ưa ánh sáng gián tiếp và chỉ cần tưới ít nước trên bề mặt của đất.
18. Cây cao su ấn độ
Với những chiếc lá lớn sáng bóng và hình dáng vui nhộn, khỏe khoắn, loài cây này tạo thêm sức hút mạnh mẽ cho bất kỳ căn phòng nào. Cây thích ánh sáng vừa phải đến sáng nhẹ và phải có độ ẩm liên tục. Nếu bạn cảm thấy cần phải cắt tỉa nó , chỉ cần đeo găng tay làm vườn để ngón tay của bạn khỏi dính nhựa của cây.
19. Cây dừa cảnh – Cây lọc không khí trong phòng ngủ
Xem thêm : NGÀNH GD&ĐT TP.HỒ CHÍ MINH
Các cành của cây dừa cảnh này tuyệt đẹp này có thể cao từ 6 đến 7 feet, vì vậy hãy đảm bảo cung cấp cho nó nhiều không gian trong nhà. Nó cũng cần ánh sáng trong nhà, sáng sủa và độ ẩm ánh sáng liên tục vào mùa xuân và mùa hè.
20. Thường xanh Trung Quốc
Loại cây dễ trồng này có lá màu xanh nhạt, bóng với các mảng màu trắng. Cây chịu được ánh sáng yếu trong nhà và luôn thích đất ẩm nhẹ.
21. Cây phát lộc – Cây lọc không khí trong phòng ngủ
Một số loại cây huyết dụ khác nhau đã được chứng minh là có thể làm sạch và thanh lọc không khí. Đây đều là những loại cây dễ trồng với những chiếc lá dài và có hình dải, một số có những mảng màu đỏ rất đẹp.
22. Cây trầu bà cánh phượng
Loại cây ngoạn mục nhưng dễ quản lý này có những chiếc lá khổng lồ với các cạnh mỏng manh như sơn mài. Cây thẳng đứng khi nhỏ hơn nhưng cuối cùng sẽ lan rộng ra khi lớn lên. Cung cấp ánh sáng vừa phải cho cây trầu bà và tưới ít nước ở lớp đất khô trên cùng.
23. Cây nhện – Cây lọc không khí trong phòng ngủ
Mẹ hoặc bà của bạn có thể đã trồng cây cảnh cổ điển này vào những năm 70, nhưng cây này vẫn xứng đáng có một vị trí trong nhà bạn ngày nay. Các lá sọc cong từ tâm, và cuối cùng, cây tạo ra các chồi của Cây Nhện con. Và điều này thật dễ thương làm sao? Chúng được gọi là “cây con!”
24. Cây lan Ý
Những loại cây có vẻ ngoài sang trọng này lại không ồn ào một cách đáng ngạc nhiên. Cây chịu được ánh sáng từ thấp đến trung bình, mặc dù cây nở tốt nhất ở nơi có ánh sáng rực rỡ hơn. Bạn nên để đất gần khô trước khi tưới nước và chia khoảng 5 năm một lần để tạo cây con mới.
Trên đây là 16 loại cây lọc không khí trong nhà mà Cleanipedia gợi ý cho bạn. Bạn đã chọn được loại cây mình thích chưa? Đây là bước đầu xây dựng không gian sống xanh mát và trong lành đấy! Chúc bạn thành công!
>>> Xem thêm:
- ✦
- ✦
- ✦
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp