Nước ta gồm những loại rừng nào?

Trong chương trình môn Địa lý lớp 9, tại bài số 9, chúng ta được học về Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản. Có thể thấy: Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi và đường bờ biển trải dài tới 3260 km – là điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp và thủy sản. Lâm nghiệp và thủy sản đã có những đóng góp to lớn cho nền kinh tế đất nước.

Có một câu hỏi được đặt ra trong bài học là: Nước ta gồm những loại rừng nào? Bài viết sẽ làm rõ thắc mắc trên cho Quý độc giả.

Câu hỏi:

Nước ta gồm những loại rừng nào?

A. Rừng sản xuất, rừng sinh thái và rừng phòng hộ

B. Rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh và rừng đặc dụng

C. Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất

D. Rừng sản xuất, rừng quốc gia và rừng phòng hộ

Đáp án:

Đáp án đúng là đáp án C. Nước ta gồm có 3 loại rừng, đó là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

Giải thích lý do lựa chọn đáp án C:

Lâm nghiệp là ngành kinh tế – kỹ thuật bao gồm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản.

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.

Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng tự nhiên và rừng trồng được phân thành 03 loại như sau:

1/ Rừng đặc dụng

Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng bao gồm:

+ Vườn quốc gia;

+ Khu dự trữ thiên nhiên;

+ Khu bảo tồn loài – sinh cảnh;

+ Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;

+ Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia.

2/ Rừng phòng hộ

Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; được phân theo mức độ xung yếu bao gồm:

+ Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới;

+ Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.

3/ Rừng sản xuất

Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

Mọi người cùng hỏi:

Câu hỏi 1: Có những loại rừng nào ở Việt Nam?

Trả lời: Ở Việt Nam, có nhiều loại rừng khác nhau, bao gồm:

  • Rừng nguyên sinh: Là rừng tự nhiên chưa bị can thiệp hay khai thác, có hệ sinh thái phong phú và đa dạng về loài cây và động vật.
  • Rừng nhiệt đới: Nằm ở các vùng có khí hậu nhiệt đới, thường có thảm cây xanh tươi và đa dạng về loài cây.
  • Rừng cận nhiệt đới: Đặc trưng ở vùng có khí hậu cận nhiệt đới, với sự phân bố các loài cây khác biệt so với rừng nhiệt đới.
  • Rừng thứ sinh: Là rừng mọc sau khi rừng tự nhiên bị chặt phá, thường chứa các cây trồng thay thế.
  • Rừng ngập mặn: Nằm ở khu vực ven biển, chịu ảnh hưởng của thủy triều và nước mặn.

Câu hỏi 2: Rừng nguyên sinh là gì?

Trả lời: Rừng nguyên sinh là loại rừng tự nhiên, chưa bị tác động mạnh bởi con người, can thiệp hay khai thác. Trong rừng nguyên sinh, hệ sinh thái phát triển một cách tự nhiên và đa dạng về loài cây, động vật, côn trùng và vi khuẩn. Rừng nguyên sinh giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học và cung cấp dịch vụ sinh thái cho môi trường xung quanh.

Câu hỏi 3: Rừng nhiệt đới ở Việt Nam có đặc điểm gì?

Trả lời: Rừng nhiệt đới ở Việt Nam thường nằm ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới, có nhiệt độ và độ ẩm cao quanh năm. Đặc điểm của rừng nhiệt đới bao gồm thảm cây xanh tươi, đa dạng về loài cây có lá lớn và lá mỏng, cũng như sự xuất hiện của những loài cây quanh năm. Rừng nhiệt đới ở Việt Nam còn chứa đựng nhiều loài động vật quý hiếm và có giá trị bảo tồn cao.

Câu hỏi 4: Rừng ngập mặn ở Việt Nam có vị trí ra sao?

Trả lời: Rừng ngập mặn ở Việt Nam thường nằm ở vùng ven biển, bị ảnh hưởng bởi thủy triều và mực nước biển. Những khu vực có mặt nước biển tăng giảm theo thời gian thường là nơi phát triển rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn có thể tìm thấy ở các tỉnh ven biển như Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực ven biển khác.