Thị trường trái phiếu (TTTP) Việt Nam bắt đầu hình thành từ giữa thập niên 1990, bằng việc Chính phủ phát hành một số đợt trái phiếu, công trái để huy động vốn phục vụ phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội. Đến nay, hoạt động của TTTP đã lớn mạnh cả về quy mô lẫn chiều sâu. TTTP Việt Nam đã phát huy được vai trò là kênh huy động vốn trung – dài hạn cho nền kinh tế, các tổ chức, cá nhân; Góp phần điều hòa, phân phối nguồn vốn trong nền kinh tế.
Thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) đã thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài, góp phần vào giải quyết vấn đề thiếu hụt ngân sách nhà nước (NSNN). Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã giúp cho các doanh nghiệp (DN) tiếp cận một kênh huy động vốn hiệu quả và linh hoạt hơn, bên cạnh kênh tín dụng của ngân hàng thương mại.
Hiện nay, đã có 4 loại trái phiếu được phát hành và giao dịch trên thị trường, gồm: TPCP do Kho bạc Nhà nước (KBNN) phát hành; Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh (TPCPBL) do 02 ngân hàng chính sách (Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng chính sách xã hội) và các DN được Chính phủ bảo lãnh phát hành; Trái phiếu chính quyền địa phương (TPĐP) do một số địa phương lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh phát hành; Và TPDN do các DN thuộc mọi thành phần kinh tế phát hành.
TTTP được điều chỉnh bởi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý đối với từng loại trái phiếu. Cụ thể:
Xem thêm : Sữa bột Abbott Glucerna DC – hộp 850g (dành cho người bệnh tiểu đường)
– Đối với trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương:
Thị trường TPCP, TPCPBL, TPĐP được điều chỉnh bởi Luật NSNN (2002); Luật Quản lý nợ công (2009); Nghị định số 01/2011/NĐ-CP về phát hành TPCP, TPCPBL, TPĐP; Các thông tư hướng dẫn chi tiết Nghị định 01/2011/NĐ-CP bao gồm quy trình, thủ tục phát hành, đăng ký, lưu ký và niêm yết các loại trái phiếu hướng tới các thông lệ của thị trường quốc tế.
– Đối với trái phiếu doanh nghiệp:
Thị trường TPDN được điều chỉnh bởi Luật Chứng khoán (2006); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán (2010); Luật DN (2005); Nghị định số 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Nghị định 90/2011/NĐ-CP về phát hành TPDN; Thông tư 211/2012/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định 90/2011/NĐ-CP về phát hành TPDN.
Xem thêm : Gây thương tích bao nhiêu phần trăm thì bị khởi tố.
– Đối với định hướng phát triển thị trường trái phiếu:
Ngày 1/2/2013, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 261/QĐ-BTC phê duyệt lộ trình phát triển TTTP đến năm 2020. Đây là cơ sở quan trọng để tiếp tục triển khai các giải pháp phát triển thị trường trong thời gian tới.
Một số cải cách về chính sách phát triển thị trường trái phiếu
Thứ nhất, đối với trái phiếu chính phủ, Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và Trái phiếu chính quyền địa phương:
– Về thị trường sơ cấp: Bộ Tài chính đã công bố lịch biểu đấu thầu TPCP và tín phiếu KBNN. Ngoài ra, kể từ tháng 8/2012, tín phiếu KBNN đã chính thức được niêm yết và giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) theo quy định tại Thông tư 106/2012/ TTLT-BTC-NHNN. Trong năm 2013, KBNN đã thực hiện phát hành đều đặn trái phiếu kỳ hạn 10 năm vào tuần cuối cùng mỗi tháng và trái phiếu kỳ hạn dài 15 năm theo phương thức bảo lãnh phát hành. Trước đó, lần cuối cùng KBNN phát hành trái phiếu kỳ hạn 15 năm là vào năm 2006.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp