Ngành dịch vụ là một trong những ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ hiện nay. Nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng nâng cao và trở nên đa dạng cũng kéo theo sự lớn mạnh của ngành dịch vụ. Vậy ngành dịch vụ là gì và bạn cần yếu tố gì để có thể làm dịch vụ? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời trong bài viết sau đây.
Dịch vụ là gì?
Để hiểu hơn về ngành dịch vụ, trước tiên ta cần hiểu được khái niệm “Dịch vụ” là gì. Có khá nhiều khái niệm định nghĩa dịch vụ nhưng nhìn chung ta có thể hiểu theo nghĩa đơn giản như sau:
Bạn đang xem: Ngành dịch vụ: “Ngành công nghiệp không khói” và những điều hữu ích bạn nên biết
Dịch vụ là sản phẩm của lao động mà trong đó hàng hóa là sản phẩm vô hình, không tồn tại dưới dạng vật thể, được sản xuất và tiêu thụ một cách đồng thời, để đáp ứng nhu cầu và sự kỳ vọng của người tiêu dùng.
“Cha đẻ” của Marketing hiện đại – Philip Kotler định nghĩa dịch vụ “là bất kỳ hoạt động hoặc lợi ích nào mà một chủ thể có thể cung cấp cho chủ thể khác. Đối tượng được cung cấp phải mang tính vô hình và không dẫn đến bất kỳ quyền sở hữu một sự vật nào cả. Còn việc sản xuất dịch vụ thì có thể có gắn với hoặc không gắn với một sản phẩm vật chất”.
Theo Khoản 3 Điều 4 Luật giá năm 2012: “Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật”.
Hoạt động cung ứng dịch vụ rất đa dạng trong nền kinh tế thị trường, chẳng hạn như dịch vụ tiêu dùng như ăn uống, sửa chữa nhà cửa, máy móc gia dụng; các dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh như ngân hàng, bảo hiểm, vận tải; các dịch vụ công cộng như cung ứng điện, nước, vệ sinh đô thị; các dịch vụ mang tính nghề nghiệp chuyên môn cao như kiểm toán, tư vấn kiến trúc, bác sĩ, tư vấn pháp luật,…
Ngành dịch vụ là ngành gì?
Ngành dịch vụ được xem là “ngành công nghiệp không khói” vì các sản phẩm do ngành dịch vụ tạo ra mang tính vô hình, không phải dạng vật chất hữu hình, là một hoạt động kinh tế không gây hại đến môi trường bởi các chất thải công nghiệp.
Đây là ngành có vị trí quan trọng trong tổng cơ cấu kinh tế của các quốc gia. Bởi vì ngành dịch vụ ra đời với mục đích phục vụ cho nhu cầu của con người nên nó phụ thuộc nhiều vào mức độ trải nghiệm dịch vụ của khách hàng. Nhờ vậy mà ngành dịch vụ mang đến hiệu quả kinh tế cao hơn khi so với các ngành kinh tế khác. Cũng chính bởi vì là ngành phục vụ cho nhu cầu đa dạng của con người, sự ra đời của ngành dịch vụ chính là một xu hướng tất yếu của việc xã hội phát triển và toàn cầu hóa.
Những sản phẩm mà ngành dịch vụ mang lại vô cùng đa dạng. Một số loại sản phẩm mà ngành dịch vụ cung cấp có thể kể đến như:
- Dịch vụ khách hàng
- Tư vấn
- Ban quản lý
- Thiết kế
- Sự an toàn
- Ý tưởng
- Bảo dưỡng
- Sửa chữa
- Sạch sẽ/vệ sinh
- Chăm sóc sức khỏe
- Hiểu biết
- Kinh nghiệm
Phân loại ngành dịch vụ
Hiện tại, các ngành dịch vụ ở Việt Nam được phân loại theo các lĩnh vực như sau:
- Dịch vụ kinh doanh: tài chính, logistic, bất động sản,…
- Dịch vụ tiêu dùng: du lịch, thẩm mỹ, chăm sóc sức khỏe,…
- Dịch vụ công: hành chính công, hoạt động xã hội, hoạt động đoàn thể,…
Sự phân loại rõ ràng và phát triển mạnh của các ngành dịch vụ ở Việt Nam đã thu hút và tạo việc làm cho rất nhiều người lao động. Từ đó, ngành dịch vụ cũng góp phần giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp của người lao động nước ta. Ngành dịch vụ còn là cơ hội để các nguồn tài nguyên thiên nhiên và danh lam thắng cảnh của nước ta được khai thác và quảng bá một cách hiệu quả.
Cơ cấu của ngành dịch vụ
Dựa trên loại dịch vụ được cung cấp, cấu trúc dịch vụ bao gồm:
- Dịch vụ kinh doanh: giao thông vận tải, kinh tế tài chính, tín dụng thanh toán, thông tin liên lạc, tư vấn, dịch vụ tuyển dụng, bất động sản,…
- Dịch vụ tiêu dùng: nghỉ dưỡng, thể dục thể thao, sửa chữa,…
- Dịch vụ công: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, khoa học công nghệ, quản lý nhà nước.
12 nhóm ngành dịch vụ hiện nay
Theo Quyết định số 28/2011/QĐ-TTg ban hành, Danh mục dịch vụ xuất, nhập khẩu Việt Nam bao gồm 12 nhóm ngành dịch vụ:
- Dịch vụ vận tải – Mã 2050
- Dịch vụ du lịch – Mã 2360
- Dịch vụ xây dựng – Mã 2490
- Dịch vụ bưu chính và viễn thông – Mã 2450
- Dịch vụ tài chính – Mã 2600
- Dịch vụ bảo hiểm – Mã 2530
- Dịch vụ kinh doanh khác – Mã 2680
- Dịch vụ máy tính và thông tin – Mã 2620
- Phí mua, bán quyền sử dụng giấy phép, thương hiệu, bản quyền – Mã 2660
- Dịch vụ cá nhân, văn hóa và giải trí – Mã 2870
- Dịch vụ Logistics – Mã 9000
- Dịch vụ Chính phủ, chưa được phân loại ở nơi khác – Mã 2910
Từng nhóm ngành dịch vụ trong 12 nhóm ngành đều được phân chia thành nhóm và sản phẩm, mã hóa bằng 4 chữ số.
Tầm quan trọng của ngành dịch vụ
Dịch vụ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, đặc biệt là ở trong xã hội đang phát triển nhanh chóng như hiện nay. Không những thế, đây còn là ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam nói riêng và rất nhiều quốc gia trên thế giới nói chung. Cũng chính vì thế mà ngành dịch vụ có vai trò rất lớn đối với nhiều mặt từ kinh tế, sản xuất đến xã hội.
- Đối với nền kinh tế quốc dân: Ngành dịch vụ đóng góp to lớn cho sự tăng trưởng kinh tế của nước nhà. Ngành dịch vụ giúp thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế với hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy nhanh sự phát triển của quốc gia.
- Đối với sản xuất: Ngành dịch vụ giúp cung ứng nguyên liệu, vật tư cho sản xuất và đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng.
- Đối với đời sống xã hội: Ngành dịch vụ giúp tạo điều kiện công việc tốt với nhiều nhóm ngành nghề, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, hỗ trợ mang lại nguồn thu nhập cho cá nhân, đồng thời đóng góp cho nền kinh tế nước nhà.
Làm trong các ngành dịch vụ cần có kỹ năng gì?
Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ, sức hút của ngành dịch vụ đối với lực lượng lao động chưa lúc nào là hạ nhiệt. Tuy nhiên, ngành dịch vụ là ngành ra đời nhằm phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Vì thế, có thể nói ngành dịch vụ là một ngành thử thách và không phải ai cũng phù hợp. Vậy để làm việc được trong ngành dịch vụ thì bạn sẽ cần những kỹ năng cơ bản nào?
Tính kiên nhẫn
Xem thêm : 10 cách làm trắng da với sữa tươi không đường hiệu quả
Tính kiên nhẫn là một tính cách cần có ở tất cả các ngành nghề và đặc biệt là các ngành dịch vụ. Để lúc nào cũng đảm bảo được trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng thì sự kiên nhẫn để giải đáp, hướng dẫn cho khách hàng chính là một trong những yếu tố then chốt.
Để có thể làm việc trong ngành dịch vụ một cách tốt nhất, hãy dành nhiều thời gian để học cách thấu hiểu và lắng nghe từng vấn đề của khách hàng. Sau đó, điều bạn cần làm là đưa cho họ những hướng giải quyết cụ thể và tối ưu nhất. Thông qua đó, bạn sẽ có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng – một điều không thể thiếu khi làm dịch vụ.
Luôn luôn học hỏi
Dù là khi làm việc hay trong cuộc sống hàng ngày thì việc không ngừng học hỏi là một việc luôn được khuyến khích. Vì thế mà trong ngành dịch vụ, hay bất kỳ ngành nghề nào khác, bạn lúc nào cũng nên tích cực học hỏi để có thể nhanh chóng thích nghi và trau dồi kỹ năng của mình.
Khi làm việc trong các ngành dịch vụ, cơ hội để nâng cao kỹ năng và trình độ thông qua việc học hỏi của các bạn là vô tận. Vì là ngành nghề phải tiếp xúc và làm việc với nhiều người, bạn có thể học hỏi được rất nhiều thứ quý giá thông qua việc quan sát quản lý, đồng nghiệp, hay thậm chí là chính khách hàng của mình. Bằng sự học hỏi không ngừng nghỉ, bạn sẽ luôn học thêm được nhiều kiến thức mới mẻ và cả những kiến thức chuyên sâu về ngành mà bạn theo đuổi.
Tính chu đáo
Khi sử dụng các dịch vụ, bên cạnh chất lượng thì chính thái độ của người cung cấp dịch vụ là điều để lại ấn tượng cho khách hàng và quyết định khách hàng có quay trở lại cửa hàng hay không. Người làm dịch vụ đón tiếp khách hàng với sự niềm nở và sẵn sàng hỗ trợ khách hàng khi cần sẽ luôn nhận được nhiều thiện cảm hơn người làm dịch vụ không quan tâm gì đến khách hàng của mình.
Vì thế, có thể nói sự tận tâm và chu đáo của người làm dịch vụ sẽ có ảnh hưởng rất lớn, thậm chí là mang tính quyết định tới trải nghiệm của khách hàng. Bạn nên học cách để ý tới mỗi phản ứng của khách hàng dù là nhỏ nhất và luôn trong tâm thái sẵn sàng giúp đỡ họ một cách tận tâm nhất.
Kỹ năng thuyết phục
Một kỹ năng khác không thể thiếu khi làm việc trong ngành dịch vụ và nhiều ngành khác nữa chính là kỹ năng thuyết phục. Việc sở hữu kỹ năng thuyết phục và đàm phán sẽ giúp bạn đạt được lòng tin của khách hàng. Bên cạnh điều kiện thiết yếu là dịch vụ của bạn thực sự đem lại cho khách hàng những giá trị mà họ muốn, thì việc sở hữu khả năng thuyết phục sẽ giúp thúc đẩy khách hàng mua hàng nhanh hơn.
Tạm kết
Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu về ngành dịch vụ, phân loại ngành dịch vụ cũng như điểm qua những kỹ năng cần thiết để có thể làm việc trong ngành dịch vụ. Ngành dịch vụ là một ngành phát triển nhanh chóng với cơ hội việc làm rộng mở. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về ngành dịch vụ và có một định hướng cũng như sự rèn luyện cần thiết cho con đường tương lai của mình.
Hiện nay, có rất nhiều khóa học online về các khía cạnh thuộc ngành dịch vụ giúp bạn có được trang bị tốt hơn cho lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Hãy truy cập FPT Shop để trang bị ngay cho mình một chiếc máy tính chất lượng, hoạt động mượt mà cho những giờ học hiệu quả bạn nhé!
Laptop giá tốt
Xem thêm:
- Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo uy tín hiện nay
- Ngành Quản lý nhà nước là gì? Học ngành Quản lý nhà nước ở đâu? Học như thế nào?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp