Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận là gì?

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp hoạt động rất quan tâm đến tỷ suất lợi nhuận bởi nó giúp đo lường mức độ hiệu quả của hoạt động doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận là gì? Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận là gì? Mời các bạn cùng ACC tìm hiểu nội dung này trong bài viết sau đây.

1. Tỷ suất lợi nhuận là gì?

Tỷ suất lợi nhuận (viết tắt là ROS – Return On Sales) là tỷ số giữa mức lợi nhuận thu được với tổng số vốn cố định và vốn lưu động được sử dụng trong cùng một kỳ. Tỷ suất lợi nhuận có đơn vị tính là % (phần trăm).

Doanh nghiệp thường quan tâm đến chỉ số ROS bởi nó có thể xác định tình hình sinh lợi thực tế của công ty và biết được lãi ròng của các cổ đông trong doanh nghiệp đó.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận:

Tỷ suất giá trị thặng dư: Tỷ suất này càng cao thì giá trị tỷ suất lợi nhuận càng lớn và ngược lại Cấu tạo hữu cơ của tư bản: Nếu tỷ suất giá trị thặng dư không thay đổi, cấu tạo hữu cơ tư bản càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm và ngược lại. Tốc độ chu chuyển của tư bản: Nếu tốc độ chu chuyển tư bản trong năm càng tăng thì tỷ suất thặng dư của tư bản càng lớn, khiến cho tỷ suất lợi nhuận tăng. Tiết kiệm tư bản bất biến: Nếu tỷ suất thặng dư và tư bản khả biến không thay đổi, tư bản bất biến càng lớn thì tỷ suất lợi nhuận càng nhỏ.

Hiện nay, có hai loại tỷ suất lợi nhuận được quan tâm và sử dụng thường xuyên là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất sinh lợi.

2. Tìm hiểu về ý nghĩa và vai trò của tỷ suất lợi nhuận

– Ý nghĩa của Tỷ suất lợi nhuận:

Biên lợi nhuận giúp đo lường và xác định xem một doanh nghiệp có đang hoạt động hiệu quả hay không. Đặc biệt:

+ Nếu tỷ suất lợi nhuận dương thì doanh nghiệp làm ăn có lãi.

+ Nếu tỷ suất lợi nhuận âm, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Chủ doanh nghiệp cần có phương án điều chỉnh kế hoạch kinh doanh.

Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận âm hay dương không cung cấp một dấu hiệu rõ ràng về hiệu quả của một doanh nghiệp. Để hiểu được mức độ và năng suất của doanh nghiệp, các nhà quản lý cần có hiểu biết tổng thể về toàn ngành, so sánh tỷ suất lợi nhuận biên của doanh nghiệp với mức trung bình chung của toàn ngành.

Vai trò của tỷ suất lợi nhuận:

+ Đánh giá tình hình kinh doanh

Tỷ suất lợi nhuận giúp các công ty đánh giá đúng hiệu quả hoạt động kinh doanh để xác định dự án hoặc giai đoạn nào có lãi hay lỗ.

+ Đánh giá hiệu quả tài chính

Tỷ suất lợi nhuận cung cấp một cái nhìn chi tiết, cụ thể về tất cả các khía cạnh của hoạt động tài chính của một doanh nghiệp. bao gồm:

Khả năng quản lý chi phí kinh doanh. Chiến lược định giá của công ty. Lợi nhuận và sự ổn định của doanh nghiệp. tiềm năng đầu tư của doanh nghiệp.

+ Lập kế hoạch chiến lược hợp lý

Bằng cách đánh giá các điều kiện kinh doanh và hiệu quả tài chính, tỷ suất lợi nhuận giúp các công ty phát triển các chiến lược để cải thiện sản phẩm và dịch vụ một cách kịp thời.

+ Khẳng định vị thế doanh nghiệp và thu hút đầu tư

Do tỷ suất lợi nhuận được đánh giá theo lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra là tiền đề quan trọng để doanh nghiệp có chỗ đứng và thu hút các quỹ đầu tư. Ngoài ra, lợi nhuận của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan khác như tốc độ tăng trưởng của ngành, đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh, v.v.

Vì vậy, tỷ suất lợi nhuận càng cao thì thị phần của doanh nghiệp càng lớn.

3. Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận là gì?

Tỷ suất giá trị thặng dư càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn và ngược lại.

Ví dụ:

Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản một năm 1 vòng: 80c + 20v + 20m thì p’ = 20%.

Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản một năm 2 vòng: 80c + 20v + (20 + 20) m thì p’ = 40%.

Vậy, tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ thuận với số vòng chu chuyển của tư bản và tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyển của tư bản.

+ Tiết kiệm tư bản bất biến:

Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư và tư bản khả biến không đổi, nếu tư bản bất biến càng nhỏ thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn.

Vì theo công thức:

Rõ ràng khi m và v không đổi, nếu c càng nhỏ thì p’ càng lớn.ư

Vì vậy, trong thực tế để nâng cao tỷ suất lợi nhuận, các nhà tư bản đã tìm mọi cách để tiết kiệm tư bản bất biến như sử dụng máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nhà kho, phương tiện vận tải với hiệu quảcao nhất: kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động, thay thế nguyên liệu đắt tiền bằng nguyên liệu rẻ tiền, giảm những chi tiêu bảo hiểm lao động, giảm những chi tiêu bảo vệ môi trường sinh thái, giảm tiêu hao vật tư năng lượng và tận dụng phế liệu, phế phẩm, phế thải để sản xuất hàng hoá.