Từ nhiều năm nay, EU đã và đang duy trì cơ chế Ưu đãi Thuế quan Phổ cập (GSP) dành cho các nước đang và kém phát triển, trong đó có Việt Nam. Đây là cơ chế ưu đãi thuế nhập khẩu đơn phương mà EU dành cho các sản phẩm có năng lực cạnh tranh yếu từ các nước này (theo đánh giá của EU).
Theo cơ chế này, nhiều năm qua các sản phẩm nhựa của Việt Nam khi xuất khẩu sang EU đã được hưởng thuế ưu đãi GSP là 3% (so với thuế MFN 6,5%).
Bạn đang xem: TTWTO VCCI – (FTA) EVFTA và Ngành Nhựa Việt Nam: Cam kết Ưu đãi Thuế quan Phổ cập (GSP)
Xem thêm : Không có giấy phép môi trường bị phạt bao nhiêu?
So với GSP, cơ chế EVFTA có nhiều lợi thế hơn cho doanh nghiệp nhựa Việt Nam.
- Về tính chất ưu đãi, do GSP là cơ chế ưu đãi tự nguyện, đơn phương, EU có thể rút lại hoặc thay đổi cơ chế áp dụng của GSP bất kỳ lúc nào. Đồng thời, EU có quy định về “ngưỡng trưởng thành” đối với các nước và sản phẩm được hưởng GSP. Hiểu đơn giản là khi tổng thu nhập quốc gia hoặc kim ngạch xuất khẩu một loại hàng hóa nào đó của Việt Nam đạt đến một ngưỡng nhất định thì sẽ không được hưởng ưu đãi GSP nữa. Do đó, ưu đãi GSP được xem là ưu đãi không ổn định. Trong khi ưu đãi thuế trong EVFTA là cam kết hai chiều, không Bên nào được đơn phương rút lại.
- Về mức ưu đãi, trong EVFTA, EU cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế quan cho các sản phẩm nhựa Việt Nam ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Trong khi đó, các mức thuế này theo GSP là 3%. Như vậy, rõ ràng là mức thuế EVFTA có lợi hơn hẳn cho các doanh nghiệp nhựa xuất khẩu Việt Nam so với mức thuế GSP. Tuy nhiên, nếu muốn áp dụng thuế quan ưu đãi EVFTA thì sản phẩm phải đáp ứng quy tắc xuất xứ và cơ chế chứng nhận xuất xứ của EVFTA.
Theo quy định của EU về GSP khi có FTA, Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng cơ chế GSP song song cùng EVFTA trong thời gian 02 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực (tức là đến hết 31/07/2022).
Xem thêm : Việc bảo đảm cho pháp luật được mọi người thi hành và tuân thủ trong thực tế là trách nhiệm của chủ
Điều này có nghĩa là:
- Trong khoảng thời gian từ 01/08/2020 đến 31/07/2022: Doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng ưu đãi thuế quan theo EVFTA hay GSP tùy thuộc quy tắc xuất xứ phù hợp hơn cho doanh nghiệp; trường hợp lựa chọn ưu đãi thuế theo GSP, sản phẩm phải đáp ứng quy tắc và thủ tục chứng nhận xuất xứ của GSP; trường hợp lựa chọn ưu đãi thuế theo EVFTA, sản phẩm phải đáp ứng quy tắc và thủ tục chứng nhận xuất xứ EVFTA;
- Kể từ ngày 01/08/2022: Cơ chế ưu đãi thuế theo GSP sẽ tự động chấm dứt, doanh nghiệp áp dụng cơ chế ưu đãi thuế theo EVFTA.
Nguồn: Trích dẫn: “Cẩm nang doanh nghiệp EVFTA và Ngành Nhựa Việt Nam” – Trung tâm WTO và Hội nhập
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp