Top 18 Phong tục tập quán độc đáo nhất của các dân tộc Việt Nam

Phần lớn các dân tộc như Mông, Tày, Giáy,… đều cư trú tại Sa Pa và sống dọc theo thung lũng Mường Hoa, nơi mà con sông Mường Hoa được bắt nguồn từ những con suối nhỏ từ đỉnh núi Phan-xi-păng. Phiên chợ tình này thường diễn ra vào Chủ Nhật mỗi tuần và nằm ở vị trí khá xa trung tâm thị trấn. Lúc trước con đường dẫn đến phiên chợ này khá hiểm trở, chỉ dành cho người đi bộ và gia súc. Vì vậy, để đến được chợ bằng đường mòn thì phải mất đến tận nửa ngày. Những người đi du lịch hay người sống ở trung tâm thị trấn nếu muốn tham quan chợ tình đều phải bắt đầu đi từ ngày hôm trước (tức ngày thứ bảy).

Đêm thứ bảy đến rạng sáng Chủ Nhật, nơi phiên chợ thường rất ồn ào và náo nhiệt bởi có sự góp vui của những người già đi dạo, tán chuyện cùng nhau và lớp trẻ vui chơi cùng nhau, tạo nên cơ hội để hai con người có thể tiếp xúc, làm quen với nhau. Điểm đặc biệt là người ở đây thổ lộ tình cảm của mình thông qua tiếng khèn, tiếng sáo của họ.

Tuy nhiên, theo thời gian, bởi vì sự đổi mới không ngừng nghỉ của xã hội và chợ tình đã mất đi vẻ đẹp vốn có của nó, không còn không khí trong trẻo, truyền thống như ngày xưa.

Nhưng không vì thế mà chợ tình Sa Pa không còn là một điểm đáng đến. Tuy mất đi vẻ đẹp xưa cũ nhưng chợ tình của ngày nay cũng còn rất đậm chất Sa Pa. Nếu có dịp đi du lịch Sa Pa vào những ngày cuối tuần thì bạn nên đi chợ tình một lần. Chợ tình đã thu hút rất nhiều khách du lịch với những món đồ thổ cẩm rất đẹp được bày bán. Hơn nữa vào những ngày này bạn sẽ được nghe tiếng khèn rất hay lay động lòng người của những chàng trai đã đến tuổi cập kê dùng tiếng khèn của mình để tìm bạn gái.

Và đôi khi người dân Sa Pa cũng dùng tiếng khèn để giải trí sau những ngày làm việc vất vả. Tiếng khèn Sa Pa là một nét đẹp văn hóa của người H’mông và cần được trân trọng.