Khi lựa chọn đầu tư trái phiếu, thường chúng ta sẽ gặp phải các rào cản về nguồn vốn lớn, khó khăn trong việc đánh giá rủi ro phát sinh và không phải lúc nào cũng có trái phiếu để mua. Ấy vậy nhưng, kênh đầu tư quỹ trái phiếu lại có thể giải quyết được hết các rào cản ở trên, thậm chí, nhiều người còn sử dụng kênh đầu tư này như một hình thức tiết kiệm mới, vừa tiện ích lại vừa hiệu quả.
I. Quỹ trái phiếu là gì?
Quỹ đầu tư trái phiếu được nhiều người quan tâm
Quỹ trái phiếu là một loại hình quỹ đầu tư mở với tài sản cố định gồm các loại trái phiếu (trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu Chính quyền địa phương) được quản lý hoàn toàn bởi Công ty quản lý quỹ.
Đầu tư vào quỹ trái phiếu, bạn sẽ thu về một nguồn lợi nhuận với lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm ngân hàng, có thể bán chứng chỉ quỹ bất cứ lúc nào, rủi ro của loại hình này cũng thấp hơn quỹ cổ phiếu, danh mục đầu tư đa dạng. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn sẽ gặp rủi ro về lãi suất, rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường. Những quỹ trái phiếu tốt nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay có thể kể đến là SSIBF của SSI, TCBF của TCB, BVBF của Bảo Việt, VCBF-FIF của VCB, VNDBF của VnDirect, MBBOND của MBBank.
II. Đặc điểm của quỹ trái phiếu
Quỹ trái phiếu là quỹ đầu tư tập thể hay quỹ đại chúng, mọi thông tin về hoạt động quỹ đều được công khai minh bạch theo định kỳ;
Quỹ trái phiếu có quy mô vốn và thời gian hoạt động không giới hạn, tuỳ thuộc vào tình hình hoạt động cũng như khả năng huy động vốn của quỹ;
80% giá trị tài sản ròng của quỹ tập trung đầu tư vào các loại tài sản chứng khoán có thu nhập cố định, với mục đích chính là tạo thu nhập thụ động định kỳ cho nhóm nhà đầu tư;
Số lượng chứng chỉ quỹ phát hành trên thị trường phụ thuộc vào số lượng người đăng ký tham gia mua;
Công ty quản lý quỹ có thể mua lại chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư bất cứ khi nào họ muốn, mức giá mua vào sẽ dựa trên giá trị tài sản ròng của quỹ.
III. Lợi ích khi đầu tư quỹ trái phiếu
Trái phiếu là kênh đầu tư có mức rủi ro thấp
Khi đầu tư vào quỹ trái phiếu bạn sẽ được hưởng lợi như sau:
– Lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm ngân hàng, lợi nhuận ổn định, góp phần tạo dòng tiền cho nhà đầu tư trong việc hướng tới các mục tiêu tài chính;
– Tính thanh khoản của quỹ trái phiếu cực cao, nên bất cứ lúc nào bạn cũng có thể rút vốn bằng cách bán lại chứng chỉ quỹ cho công ty quản lý quỹ;
– Rủi ro thấp hơn quỹ cổ phiếu, do chủ yếu quỹ đầu tư vào trái phiếu là một loại chứng khoán nợ, mức độ dao động giá trái phiếu cũng thấp hơn cổ phiếu;
– Danh mục đầu tư được đa dạng hoá, vì gồm nhiều trái phiếu của nhiều tổ chức phát hành khác nhau, nhờ đó cũng giảm thiểu được rủi ro;
– Nhà đầu tư không cần quá nhiều kiến thức chuyên sâu, mất thời gian theo dõi biến động của thị trường, dù rất bận rộn thì nhà đầu tư vẫn có thể tham gia vào quỹ trái phiếu.
IV. Rủi ro khi đầu tư quỹ trái phiếu
Xem thêm : Quy định về nghỉ việc trong thời gian thử việc
Những rủi ro có thể xảy ra đối với nhà đầu tư
Ưu tiên hàng đầu trước khi đưa ra quyết định đầu tư chính là hiểu rõ các loại rủi ro xảy đến với quỹ trái phiếu. Dù đây là một kênh đầu tư khá an toàn, trái phiếu là chứng khoán nợ nên khi doanh nghiệp trong tình trạng xấu thì sẽ ưu tiên trả cho các chủ nợ trước, nhưng vì là một hạng mục đầu tư nên chắc chắn rủi ro. Đó là:
Rủi ro về lãi suất:
Lãi suất chung sẽ có ảnh hưởng nhất định đến lợi tức của quỹ trái phiếu. Khi mặt bằng lãi suất ngân hàng giảm, tốc độ tăng trưởng giá NAV/CCQ cũng chậm lại tuy nhiên sẽ có độ trễ ảnh hưởng chứ không phản ánh ngay lập tức do các quỹ đầu tư thường nắm giữ những danh mục tiền gửi/trái phiếu dài hạn đã được cam kết lãi suất trước đó.
Mặt khác, nếu lãi suất ngân hàng giảm, trong ngắn hạn giá thị trường các loại trái phiếu mà quỹ đang nắm giữ còn được hạch toán tăng giá trên sổ sách. Tuy vậy, lãi suất ngân hàng giảm tác động ngay đến lượng tiền mặt mà quỹ đang duy trì.
Rủi ro về tín dụng:
Hầu hết các quỹ trái phiếu đều đa dạng hoá danh mục đầu tư để phân tán rủi ro nhưng xếp hạng tín dụng trung bình của quỹ vẫn sẽ ảnh hưởng đến biến động của quỹ.
Cơ bản, trái phiếu chia thành hai loại, gồm trái phiếu ở cấp độ đầu tư là những trái phiếu có xếp hạng tín dụng cao (trái phiếu chính phủ, trái phiếu của tập đoàn lớn, uy tín), thứ hai là trái phiếu dưới mức đầu tư là những trái phiếu xếp hạng tín dụng thấp nhất, còn được biết đến với cái tên trái phiếu rác, trái phiếu lãi suất cao. Quỹ nào có tỷ lệ trái phiếu dưới mức đầu tư càng cao thì rủi ro càng nhiều so với các quỹ khác.
Rủi ro không có trái phiếu để đầu tư:
Khi số lượng tiền mặt của quỹ quá lớn nhưng trên thị trường không có dư trái phiếu để mua thì quỹ buộc phải gửi tiền vào ngân hàng. Lúc này tốc độ tăng giá NAV/CCQ cũng chậm lại, đường thẳng tăng trưởng giá NAV/CCQ cũng thoải dần.
V. Những lưu ý khi đầu tư quỹ trái phiếu
Một số lưu ý cho nhà đầu tư trước khi quyết định đầu tư vào quỹ mở trái phiếu:
– Xem xét kỹ tình hình tài chính của bản thân để biết được mình phù hợp với quỹ nào. Nên tham khảo trước các khoản phí giao dịch, phí quản lý, quỹ nào có giá thành cạnh tranh mà vẫn uy tín thì chọn.
– Nên tìm hiểu thật kỹ về nguồn gốc, công ty quản lý quỹ, xem có phải là đơn vị uy tín không, đội ngũ nhân viên có hỗ trợ, giải quyết tốt các vấn đề phát sinh hay không.
– Mọi dự án đầu tư của quỹ phải được thông báo, công bố một cách công khai và minh bạch, nhà đầu tư dễ dàng tìm đọc và nghiên cứu.
– Các sản phẩm của quỹ được đa dạng hoá để giảm thiểu rủi ro, mặc dù trái phiếu được liệt kê vào loại tài sản an toàn, tuy nhiên, với những quỹ hoạt động tốt, họ vẫn phải bắt kịp xu hướng và các lĩnh vực “vụt sáng” trên thị trường để có thể thu về lợi nhuận cao hơn.
VI. 6 Quỹ trái phiếu tốt nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay
1. Quỹ SSIBF
Quỹ đầu tư trái phiếu SSIBF dưới sự quản lý của công ty quản lý quỹ SSI (thành viên trực thuộc CTCP Chứng khoán SSI).
SSIBF là quỹ mở trái phiếu nội địa dành cho tất cả các nhà đầu tư từ cá nhân cho đến tổ chức, trong nước và cả ngoài nước. Với chiến lược đầu tư gồm ổn định, hạn chế rủi ro, đa dạng hoá, phân bổ hợp lý và phân tích kỹ lưỡng hướng tới mục tiêu tối ưu hoá lợi nhuận cho tất cả những người tham gia quỹ.
Nhà đầu tư có thể rút tiền ở mọi thời điểm và vẫn hưởng lãi suất đúng theo số ngày nắm giữ (lãi suất ở mức cao hơn tiền gửi ngân hàng khoảng từ 1 – 1.3%/năm). Năm 2021, SSIBF là quỹ trái phiếu ngắn hạn có lợi tức tốt nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
2. Quỹ TCBF
Đây là quỹ trái phiếu dưới quyền quản lý của công ty chứng khoán Kỹ thương – một thành viên của Ngân hàng Kỹ thương Techcombank. TCBF luôn dẫn đầu thị trường môi giới trái phiếu, với thế mạnh vượt trội trong việc tư vấn phát hành trái phiếu của một loạt ông lớn như MSN, NVL, VIC…
Báo cáo NAV từ năm 2016 – 2023 của quỹ trái phiếu TCBF
TCBF kỳ vọng lợi nhuận trong 3 năm sẽ đạt con số 9.96%/năm, chỉ với tối thiểu 10,000 VND là nhà đầu tư đã có thể bắt đầu tham gia quỹ. Chiến lược của quỹ tập trung tận dụng ưu thế vượt trội về nguồn vốn, khả năng tiếp cận cũng như thẩm định toàn diện chất lượng của trái phiếu, để có thể xây dựng danh mục đầu tư bao gồm những trái phiếu chất lượng nhất thị trường.
3. Quỹ BVBF
Xem thêm : Top 3 cách trị nổi mề đay tại nhà: giảm ngứa, rát cực hiệu quả
Quỹ BVBF là quỹ trái phiếu thuộc quyền quản lý của công ty quản lý quỹ Bảo Việt – một thành viên của Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt. BVBF được thành lập từ năm 2014, là quỹ mở đầu tiên trên thị trường Việt Nam lựa chọn chiến lược đầu tư chủ động, nghĩa là điều chỉnh tỷ trọng các loại tài sản trong danh mục đầu tư một cách linh hoạt, nắm bắt trọn các cơ hội đầu tư có thể có.
Trên trang chủ của BVBF:
NAV/CCG tại ngày 19/04/2023 Thay đổi so với kỳ trước Thay đổi so với đầu năm 18,037 VND -0.97% 1.31%
Trong danh mục đầu tư của BVBF, chiếm tỷ trọng lớn nhất là tiền gửi với 78.25%, trái phiếu doanh nghiệp chiếm 13.18% còn lại là trái phiếu Chính phủ với 8.04%. Mức phí quản lý của quỹ BVBF được xem là thấp hơn so với trung bình thị trường (chỉ 0.5%/NAV/năm).
4. Quỹ VCBF-FIF
VCBF là quỹ trái phiếu của công ty quản lý quỹ trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Vietcombank. Chiến lược đầu tư của VCBF tuân thủ theo kỷ luật nhằm tạo ra dòng thu nhập đều đặn cho nhà đầu tư, hướng đến mục tiêu chủ yếu là bảo toàn nguồn vốn cho khách hàng và gia tăng thêm tài sản. Lợi nhuận năm của
VCBF-FIF trong năm 2022 là 7.22%
Danh mục đầu tư và top mã trái phiếu của quỹ VCBF-FIF
Ở thời điểm ngày 20/04/2023, giá trị tài sản ròng của quỹ là 89,481 tỷ đồng, số lượng CCQ đang lưu hành là 7,076,926.71, với giá trị tài sản ròng/1 CCQ là 12,644.06 VND. Tỷ lệ vòng quay danh mục đạt 139.31%.
5. Quỹ VNDBF
VNDBF là quỹ trái phiếu của công ty chứng khoán VNDIRECT, thành lập từ tháng 07/2019. Tính đến ngày 31/08/2022 thì NAV/CCQ là 12,183.46 VND. Kỳ vọng lãi suất của VNDBF từ 8% cho đến 8.5%/năm, với triết lý trong đầu tư “Ăn chắc mặc bền, tăng trưởng bền vững”, quỹ tập trung đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp với chất lượng tín dụng cao, tiền gửi ngân hàng và nhiều giấy tờ có giá khác.
Dưới đây là biểu đồ tăng trưởng tính theo NAV/CCQ của quỹ VNDBF:
6. Quỹ MBBOND
Quỹ MBBOND là sản phẩm của công ty chứng khoán trực thuộc Ngân hàng Quân đội MBBank. Quy mô quỹ tính đến thời điểm 31/12/2022 đạt 261 tỷ đồng với kỳ vọng lợi nhuận trong năm 2023 lên đến 7.8%/năm.
Trong danh mục đầu tư của quỹ, chiếm tỷ trọng lớn nhất là tiền gửi có kỳ hạn và chứng chỉ tiền gửi (80%) sau đó đến trái phiếu chưa niêm yết (11%), tiền và các loại tương đương tiền (5%) cuối cùng là trái phiếu đã niêm yết (4%), đem lại nguồn thu nhập hấp dẫn, ổn định và an toàn cho nhà đầu tư.
Tính đến ngày 20/04/2023, NAV của quỹ đang ở mức 13,090 VND.
Trên đây là những thông tin tham khảo liên quan đến quỹ trái phiếu. Ngày nay, với trình độ công nghệ phát triển, bạn hoàn toàn có thể mua/bán chứng chỉ quỹ ngay lập tức chỉ với thiết bị di động thông minh.
Tải ngay ứng dụng (app) tài chính TOPI để trải nghiệm đầu tư chỉ với 50,000 VND. TOPI tích hợp 28 sản phẩm quỹ mở, trong đó có cả chứng chỉ quỹ trái phiếu như VNDBF, VIBF, VCBF-FIF, SSIBF… toàn bộ đều đến từ những nhà cung cấp và quản lý quỹ uy tín là VNDIRECT, SSI, VCB…
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp