Công xã Paris là một trong những kiến thức xuất hiện trong chương trình học môn Lịch sử, tuy nhiên chúng ta lại không được đi sâu tìm hiểu về mô hình nhà nước này. Theo ghi nhận thì đây là mô hình nhà nước hiện đại đầu tiên ra đời trên thế giới, đề cao và tôn trọng quyền làm chủ của giai cấp công nhân cũng như là nhân dân lao động. Tuy nhiên Công xã Paris lại chỉ có thể tồn tại trong một thời gian rất ngắn.
Vậy Công xã Paris tồn tại trong bao nhiêu ngày? Những đặc điểm để Công xã Paris trở thành nhà nước kiểu mới là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.
Bạn đang xem: Công xã Paris tồn tại trong bao nhiêu ngày?
Công xã Paris tồn tại trong bao nhiêu ngày?
Công xã Paris năm 1871 được xác định là cuộc cách mạng đầu tiên của giai cấp công nhân và nhân dân lao động tại Pháp nhằm mục đích chính là lật đổ chính quyền tư sản, loại mô hình nhà nước này tồn tại trong khoảng thời gian rất ngắn, chỉ trong 72 ngày, từ ngày 18 tháng 3 năm 1871 đến ngày 28 tháng 5 năm 1871.
Tuy chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian rất ngắn nhưng Công xã Paris đã để lại nhiều bài học sâu sắc đối với giai cấp công nhân và nông dân lao động, phong trào cộng sản quốc tế.
Nguyên nhân hình thành Công xã Paris
Vào năm 1870 chiến tranh giữa Pháp và Phổ nổ ra, thế trận có phần bất lợi cho quân đội Pháp. Cụ thể ngày 2 tháng 9 năm 1890, Napoleon III đã gây chiến với quân đội Phổ nhưng lại nhận lại thất bại nặng nề tại Xơ đăng và bị bắt giữ. Đồng thời trong khoảng thời gian này, sự phát triển của công nghiệp cũng đã kéo theo mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và công nhân, giai cấp vô sản của Pháp ngày càng trở nên sâu sắc. Chính điều này đã tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh lật đổ chính quyền Napoleon III của quần chúng nhân dân.
Đến ngày 4 tháng 9 năm 1870 thì nhân dân Paris đã chính thức đứng lên khởi nghĩa va đây là cuộc đấu tranh bền bỉ của giai cấp lao động đã thành công phế truất được vị vua bạo lực, tham quyền Napoleon III, đồng thời thành lập nước Cộng hòa Pháp lần thứ ba.
Trước diễn biến đó, với sự tiến công của quân Phổ thì chính phủ tư sản đã vội vàng đầu hàng quân đội Đức, tuy nhiên nhân dân Paris thì không, họ vẫn kiêng quyết đứng lên đấu tranh để bảo vệ tổ quốc. Chính vì điều này mà đã khiến cho mâu thuẫn giữa Chính phủ với nhân dân lại thêm phần sâu sắc.
Vào sáng ngày 18 tháng 3 năm 1871, Chi-e cho quân tấn công Mông-mác, đây được xem là nơi tập trung đại bác của Quốc dân quân, nhưng vẫn thất bại. Chi-e đã buộc phải cho quân đội chạy về phía Véc-xai, vì thế mà quần chúng nhân dân đã đứng lên làm chủ Paris, đồng thời đảm nhận vai trò Chính phủ lâm thời.
Xem thêm : Loại thạch cao dùng để đúc tượng bó bột tốt nhất
Ngày 26 tháng 3 năm 1871, nhân dân Paris tổ chức bầu Hội đồng công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Chủ yếu người trúng cử là công nhân và nhân dân trí thức. Đến ngày 28 thì Công xã Paris chính thức tuyên bố thành lập, Hội đồng Công xã Paris gồm tất cả 85 đại biểu.
Bộ máy tổ chức chính quyền của Công xã Paris
Cơ quan quyền lực cao nhất của Công xã Paris là Hội đồng Công xã, có trách nhiệm chính là vừa ban bố pháp luật, vừa đồng thời thành lập ra các ủy ban thi hành pháp luật.
Công xã Paris đã ban hành sắc lệnh giải toán toàn bộ quân đội và bộ máy cảnh sát thuộc về chế độ cũ, đồng thời tiến hành thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh của nhân dân lao động. Công xã Paris cũng đã ban bố, thi hành các sắc lệnh phục vụ quyền lợi của tầng lớp nhân dân lao động, cụ thể như:
– Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của Nhà nước, đồng thời nhà trường sẽ không được giảng dạy kinh Thánh
– Đối với những xí nghiệp mà chủ đã bỏ trốn thì sẽ được giao lại cho công nhân quản lý toàn bộ
– Đưa ra quy định về tiền lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt hay đánh đập công nhân một cách vô lý
– Công xã Paris cho phép hoãn trả tiền thuê nhà và hoãn trả nợ, quy định cụ thể giá bán bánh mì
Xem thêm : Mẹ và bé
– Quy định chế độ giáo dục bắt buộc nhưng hoàn toàn miễn phí cho người dân.
Tại sao nói Công xã Paris là nhà nước kiểu mới?
Tuy Công xã Paris là mô hình tồn tại trong một khoảng thời gian rất ngắn, chỉ trong vòng 72 ngày nhưng lại được coi là nhà nước kiểu mới, vì nó thực thi nhiều chính sách tiến bộ, đề cao quyền làm chủ đất nước của tầng lớp công nhân và nhân dân lao động. Cụ thể như sau:
– Công xã Paris được coi là thành quả của toàn bộ nhân dân lao động. Nhờ dưới sự dẫn dắt của giai cấp vô sản, đặc biệt là công nhân mà đã giảnh được quyền làm chủ đất nước, đây chính là công sức của công cuộc đầu tranh bền bỉ của giai cấp công nhân nhằm chống lại giai cấp tư sản phản động cũng như là quân đội Phổ.
– Công xã Paris là cuộc đấu tranh với mục tiêu chính là đòi quyền lợi của số đông quần chúng, đặc biệt là vì quyền lợi của nhân dân lao động. Công xã Paris đã giải quyết các vấn đề của bộ máy nhà nước kiểu cũ qua việc thực hiện hàng loại các chính sách tiến bộ, đem lại lợi ích lớn cho giai cấp lao động. Vì vậy mà nó đã giải quyết được một số những vấn đề mâu thuẫn trong nội tại nhà nước tư sản chủ nghĩa trước đó,
– Bộ máy chính quyền của Công xã Paris khác so với bộ máy nhà nước trước kia. Đây là mô hình nhà nước đầu tiền có thành lập ủy ban nhân dân với các tổ chức của đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Vì vậy mà lợi ích đã hoàn thành nghiêng về phía nhân dân lao động.
– Đây được xác định là nhà nước đầu tiên đại diện cho giai cấp vô sản, và cũng là nhà nước duy nhất lấy chuyên chính vô sản làm chính hướng cho nền chính trị nước nhà,
Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Công xã Paris tồn tại trong bao nhiêu ngày? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Quý khách hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp