Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ đâu?

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Vậy Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ đâu?

Câu hỏi: Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ đâu

A. Từ con người

B. Từ thực tiễn đời sống xã hội

C. Từ các mối quan hệ xã hội

D. Từ chuẩn mực xã hội

Đáp án:

Đáp án đúng là đáp án B. Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội .

Lý giải việc chọn đáp án B là đáp án đúng do:

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc là thừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình.

Pháp luật vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội, trong đó bản chất xã hội của pháp luật thể hiện:

Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.

Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội, được các cá nhân, các cộng đồng dân cư, các tầng lớp khác nhau trong xã hội chấp nhận, coi là chuẩn mực, là quy tắc xử sự chung.

Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội. Các hành vi xử sự của cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cư phù hợp với những quy định của pháp luật làm cho xã hội phát triển trong vòng trật tự, ổn định, quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người đều được tôn trọng.

cac quy pham phap luat bat nguon tu dau 1

Ví dụ đối với hoạt động thuận mua vừa bán và giữ chữ tín là quy tắc xử sự được hình thành trong đời sống dân sự hàng ngày giữa người mua và người bán và được xã hội chấp nhận. Nhà nước đã thừa nhận các quy tắc này và quy định thành những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự: Tự do, tự nguyện, bình đẳng và hợp tác, trung thực và ngay thẳng. Việc tuân thủ này đảm bảo sự bình đẳng và an toàn cho các bên trong quan hệ pháp luật dân sự (mua bán, thừa kế, tặng cho, vay mượn,…) đồng thời góp phần bảo vệ lợi ích và trật tự công cộng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội.

=> Do đó có thể thấy đáp án đúng cho câu hỏi là đáp án B. Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội .

Các phương án còn lại do chưa phải là bắt nguồn của quy phạm pháp luật nên chưa phải là đáp án đúng.