TOP 5 TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM HAY NHẤT HIỆN NAY
Bên cạnh những tác phẩm văn học nước ngoài nổi tiếng, văn học Việt Nam cũng có những tác phẩm kinh điển được lưu truyền tới tận bây giờ. Dưới đây gồm 5 tác phẩm văn học hay nhất bạn nên đọc ít nhất một lần.
Ẩn sâu sau những tác phẩm văn học Việt Nam đều là những giá trị nhân đạo, phản ánh chân thực nhất hiện thực xã hội thời bấy giờ. Những tác phẩm ấy đều ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người đọc. Bá Tân Sách sẽ chia sẻ cho bạn những tác phẩm kinh điển ấy trong bài viết dưới đây.
Truyện Kiều
Tác phẩm được mệnh danh là đỉnh cao của sự kết hợp ngôn từ với hình ảnh. “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã phản ánh được hiện thực xã hội vô nhân tính.
Với 3245 câu thơ lục bát; Nguyễn Du đã khắc họa hình ảnh Thúy Kiều – một cô gái tài sắc vẹn toàn nhưng số phận bi thương, đau khổ. Cô buộc phải bán mình để chuộc cha trong một lần gặp nạn.
Bên cạnh việc lên án thực trạng gay gắt của đời sống xã hội lúc bấy giờ; Truyện Kiều cũng ca ngợi vẻ đẹp chân thiện mỹ của con người.
Chí Phèo
Một tác phẩm kinh điển nhất được lưu truyền tới tận bây giờ. Ở Việt Nam, có lẽ không một ai không biết tới cái tên Chí Phèo. Chí Phèo của Nam Cao viết về một chàng thanh niên bị xã hội cũ chèn ép, dần đánh mất đi bản chất lương thiện của mình. Sống dưới xã hội phong kiến; sự áp bực bóc lột đã biến Chí Phèo trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại; chuyên rạch mặt để ăn vạ.
Xem thêm : Lỗi đỗ xe máy dưới lòng đường phạt bao nhiêu?
Sau khi gặp được Thị Nở – người con gái được Nam Cao mô tả rằng xấu “ma chê quỷ hờn”, Chí Phèo dần nhận ra được sự lương thiện của mình. Nhưng sau đó; chính Thị Nở cũng là người vô tình đẩy Chí Phèo xuống vũng lầy của xã hội. Nhìn thấy được bi kịch của chính cuộc đời mình; Chí đã cầm dao đến đâm chết Bá Kiến rồi tự kết liễu. Cái kết của câu truyện đã khiến người đọc vô cùng xót xa cho một kiếp nông dân nghèo sống dưới thời phong kiến.
Vợ nhặt
Kim Lân đã phản ánh hiện thực của nạn đói năm 1945 thông qua tác phẩm “Vợ nhặt”. Thật xót xa cho những người nông dân nghèo phải sống kham khổ qua ngày. Truyện kể về anh Tràng – một người xấu xí, nghèo khổ, bản tính ngốc nghếch nhưng lại nhặt được vợ trong một tình huống vừa éo le nhưng cũng vừa độc đáo.
Với ngòi bút độc đáo, Kim Lân đã ca ngợi lên nét đẹp của người nông dân. Dù mỗi ngày đều phải chịu cảnh nghèo đói; người nông dân vẫn luôn giữ được nhân cách mình không bị móp méo. Họ vẫn sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau.
Tắt đèn
Ngô Tất Tố đã khắc họa thành công nhân vật chị Dậu – một người phụ nữ sẵn sàng hi sinh tất cả vì gia đình. Dưới sự áp bức của xã hội; chị phải bán con, bán chó, đối mặt với những u tối của cuộc đời. Nhưng chị vẫn giữ được ý chí kiên cường dù biến cố luôn thường trực.
Cuộc đời của chị Dậu được Ngô Tất Tố khắc họa một cách đau thương, cùng cực nhất. Qua đó lột tả được sự khắc nghiệt của thời phong kiến; khắc họa một cách sinh động vẻ đẹp kiên cường của người phụ nữ.
Vợ chồng A Phủ
Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” nói lên số phận bất hạnh của người phụ nữ. Nhân vật chính trong câu truyện là Mị – một người con gái xinh đẹp, cần cù, chịu khó. Cuộc đời của Mị rơi vào bế tắc khi bị bắt về làm vợ A Sử để trả món nợ cho cha mình.
Tô Hoài đã tinh tế mô tả những diễn biến tâm lý của nhân vật, đồng thời làm bật lên vẻ đẹp của họ dưới sự bất công của xã hội.
Trên đây bao gồm những tác phẩm văn học Việt Nam ghi lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc với ngôn từ sinh động. Những tác phẩm được lưu truyền tới hiện nay vẫn có sức hút riêng; vô cùng độc đáo đối với các độc giả. Hy vọng bài viết này của Bá Tân Sách sẽ bổ ích đối với bạn.
Với mục tiêu lan tỏa niềm đam mê đọc sách đến với nhiều người, Bá Tân Sách hiện đang thu mua những cuốn sách cũ. Để có thể bán sách cũ, bạn có thể liên hệ Bá Tân Sách hoặc liên hệ qua hotline 0962 936 310.
———-
Bạn muốn bán sách cũ?
Liên hệ với Bá Tân sách
Website: Batansach.com
Facebook: https://www.facebook.com/BaTan.Sachcuthuvien/
Hotline: 0962 936 310
Địa chỉ: 451/22 Hai Bà trưng, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP Hồ Chí Minh
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp