So sánh hành vi vi phạm pháp luật và hành vi trái pháp luật

So sánh hành vi vi phạm pháp luật và hành vi trái

pháp luật:

– Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có đủ năng lực

hành vi thực hiện làm xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Một hành vi được xác định là vi phạm pháp luật khi có đủ các yếu tố: +Là hành vi trái pháp luật.

+Có yếu tố lỗi. +Do chủ thể có đủ năng lực pháp lý thực hiện, có khả năng chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định pháp luật.

+Xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

– Hành vi trái pháp luật là việc thực hiện không đúng quy định pháp luật, được

thể hiện dưới một trong ba dạng hành vi:

+Thực hiện hành vi mà pháp luật cấm. +Không thực hiện hành vi mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện. +Thực hiện hành vi vượt quá phạm vi pháp luật cho phép thực hiện.

=>Hành vi trái pháp luật chỉ là một trong những điều kiện cần để cấu thành hành vi vi phạm pháp luậtài yếu tố đó, một hành vi được xác định là vi phạm pháp luật khi hành vi đó do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện và có khả năng chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. Đó có thể là trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính tùy thuộc vào mối quan hệ xã hội mà chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật xâm phạm.

Ví dụ minh hoạ:

-Giết người được xác định là hành vi trái pháp luật; vì pháp luật cấm người khác xâm phạm đến sức khoẻ, thân thể và tính mạng của người khác.

Nhưng hành vi này chỉ trở thành hành vi vi phạm pháp luật khi người thực hiện hành vi 16 tuổi trở lên, đủ tuổi chịu phạt theo quy định của Bộ luật hình sự và có đủ năng lực hành vi dân sự, có yếu tố lỗi trong quá trình thực hiện hành vi.

(Lỗi là khả năng nhận thức của người thực hiện hành vi trái pháp luật về mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả để lại cho xã hội)

-Theo Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định về tội trộm cắp tài sản:

“Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000 đồng đến dưới 50.000 đồng hoặc dưới 2.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”

Như vậy, trộm cắp tài sản là hành vi trái pháp luật, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng là vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm hình sự.

Ví dụ, A năm nay 11 tuổi, thực hiện hành vi ăn trộm chiếc xe đạp của bạn để lấy tiền tiêu vặt. Đây là một hành vi trái pháp luật.

B năm nay 17 tuổi, thực hiện hành vi ăn trộm chiếc iphone 14 của bác hàng xóm về sử dụng. Đây là một hành vi vi phạm pháp luật.