Mỗi nuclêôtit cấu tạo gồm?

Câu hỏi:

Mỗi nuclêôtit cấu tạo gồm?

A. Đường pentôzơ và nhóm phốtphát.

B. Nhóm phốt phát và bazơ nitơ.

C. Đường pentôzơ, nhóm phốtphát và bazơ nitơ.

D. Đường pentôzơ và bazơ nitơ.

Đáp án đúng C.

Mỗi nuclêôtit cấu tạo gồm đường pentôzơ, nhóm phốtphát và bazơ nitơ, ADN là một đại phân tử, cấu trúc theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là các nuclêôtit (viết tắt là Nu), đơn phân của ADN là Nucleotit, cấu trúc gồm 3 thành phần.

Giải thích lý do vì sao chọn C là đúng

Cấu trúc hóa học của ADN

– ADN cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P

– ADN là một đại phân tử, cấu trúc theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là các nuclêôtit (viết tắt là Nu)

Cấu tạo một nuclêôtit:

– Đơn phân của ADN là Nucleotit, cấu trúc gồm 3 thành phần:

– Đường đêoxiribôza: C5H10O4

– Axit phốtphoric: H3PO4

– Bazơ nitơ: gồm 2 loại chính: purin và pirimidin:

+ Purin: nuclêôtit có kích thước lớn hơn: A (Adenin) và G (Guanin) (có cấu tạo vòng kép)

+ Pirimidin: nuclêôtit có kích thước nhỏ hơn: T (Timin) và X (Xitozin) (có cấu tạo vòng đơn)

– Tất cả các nuclêôtit đều giống nhau thành phần đường và photphat, nên người ta vẫn gọi tên thành phần bazơ nitơ là tên Nu: Nu loại A, G, T, X…

– Bazơ nitơ liên kết với đường tại vị trí C thứ 1; nhóm photphat liên kết với đường tại vị trí C thứ 5 tạo thành cấu trúc 1 Nucleotit.

Sự tạo mạch

– Khi tạo mạch, nhóm photphat của Nuclêôtit đứng trước sẽ tạo liên kết với nhóm OH của Nu đứng sau (tại vị trí C số 3). Liên kết này là liên kết photphodieste (nhóm photphat tạo liên kết este với OH của đường của chính nó và tạo liên kết este thứ 2 với OH của đường của Nuclêôtit kế tiếp => đieste). Liên kết này, tính theo số thứ tự đính với C trong đường thì sẽ là hướng 3′-OH; 5′-photphat.

Cấu trúc không gian của ADN:

– Hai mạch đơn xoắn kép, song song và ngược chiều nhau.

– Xoắn từ trái qua phải, gọi là xoắn phải, tạo nên những chu kì xoắn nhất định mỗi chu kì gồm 10 cặp nuclêôtit và có chiều dài 34A0, đường kính là 20 A0.

Tính chất ADN:

– Tính đa dạng trên cơ sở số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit.