Máy tính để bàn gồm có mấy bộ phận chính? Máy tính để bàn có mấy thành phần cơ bản? Máy tính để bàn có bao nhiêu bộ phận? Tên gọi và chức năng của những linh kiện chính của máy tính để bàn là gì? Bài viết này Máy tính Tiến Tân sẽ giải đáp và trình bày chi tiết những bộ phận chính của máy tính để bàn.
Một dàn máy tính để bàn (PC) để sử dụng cơ bản gồm những bộ phận chính không thể thiếu và quan trọng sau đây:
Bạn đang xem: Máy tính để bàn gồm những bộ phận chính, thành phần cơ bản nào?
Máy tính để bàn bao gồm mấy bộ phận chính?
Các bộ phận chính của máy tính là gì?
Một bộ máy tính để bàn (PC) gồm những thành phần cơ bản, các bộ phận chính sau:
- Phần cứng (Hardware): Case máy tính (Case)
- Những bộ phận giao tiếp điều khiển máy tính (Input và Output).
- Phần mềm (Software): Hệ điều hành (Windows)
- Driver: là cầu nối giữa phần cứng và phần mềm, giúp cho hệ điều hành và máy tính tương tác được với nhau.
- Phần mềm ứng dụng (App).
Trong Case máy tính có bao nhiêu linh kiện?
- Bộ vi xử lý CPU (Central Processing Unit)
- Bo mạch chủ (Mainboard)
- Bộ nhớ RAM (Random Access Memory)
- Ổ cứng HDD (Hard Disk Drive) hoặc ổ cứng SSD (Soid State Drive)
- Bộ nguồn (Power Supply Unit).
- Card màn hình (Graphics Processing Unit)
- Vỏ Case hay còn gọi Thùng máy (Computer case)
Bộ phận giao tiếp với Case máy tính
- Chuột (Mouse)
- Bàn phím (Keyboard)
- Màn hình (Monitor)
- Loa máy tính (Speakers) hoặc Tai nghe (Headphone)
- Webcam
Bộ phận phần mềm giao tiếp giữa người dùng và phần cứng
- Hệ điều hành: Windows, Linux…
- Phần mềm ứng dụng: Microsoft Office (Word, Excel, Powerpoint), Photoshop, Corel, Chrome, Unikey…
Đây là các bộ phận chính của máy tính để bàn thông thường hiện nay. Nếu thiếu một trong những bộ phận kể trên, máy sẽ không thể hoạt động bình thường.
Chức năng những bộ phận cơ bản chính của máy tính để bàn
Bộ vi xử lý CPU (Central Processing Unit)
Bộ vi xử lý (viết tắt của Central Processing Unit là CPU, hay còn có tên khác là CHIP): là bộ vi xử lý trung tâm của máy tính. CPU được xem là não bộ của máy tính với nhiệm vụ chính là xử lý các chương trình vi tính, dữ kiện đầu vào của máy tính và xử lý tất cả các lệnh mà CPU nhận được từ phần cứng và phần mềm chạy trên máy tính để bàn.
CPU là bộ phận chính không thể thiếu của máy tính để bàn
Bo mạch chủ (Mainboard)
Bo mạch chủ hay còn được gọi là Mainboard: đây là một trong những thành phần rất quan trọng, không thể thiếu trong các thiết bị công nghệ thông tin. Đây chính là một bảng mạch in có vai trò chủ đạo trong việc liên kết toàn bộ thiết bị thông qua dây dẫn hay những loại khe cắm phù hợp. Bo mạch chủ là là một bộ phận trung tâm giúp điều phối toàn bộ hoạt động chính của PC. Mainboard máy tính luôn giúp cho các linh kiện PC máy tính để bàn hoạt động một cách bền bỉ và phát huy hết mức công năng nhằm tạo ra hiệu quả cao, ổn định trong suốt quá trình hoạt động.
Mainboard là thành phần cơ bản không thể thiếu của máy tính PC
Bộ nhớ RAM (Random Access Memory)
RAM (Random Access Memory): là một loại bộ nhớ khả biến cho phép đọc – ghi ngẫu nhiên dữ liệu đến bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ dựa theo địa chỉ của bộ nhớ. Tất cả mọi thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời và chúng sẽ mất đi khi không còn nguồn điện cung cấp.
Xem thêm : Navigation
RAM là linh kiện không thể thiếu của máy tính để bàn
Ổ cứng lưu trữ (03 loại ổ cứng)
Ổ cứng là bộ phận không thể thiếu của máy tính để bàn: chứa hệ điều hành và lưu trữ dữ liệu.
Ổ cứng HDD (Hard Disk Drive)
Ổ cứng HDD viết tắt của Hard Disk Drive: là ổ đĩa cứng cơ truyền thống, có cơ chế lưu trữ dữ liệu trên bề mặt tấm đĩa tròn phủ vật liệu từ tính, dữ liệu sẽ được quét từ đĩa thông qua bộ phận đọc ghi đặt trên tấm đĩa khi quay. Ổ đĩa cứng là bộ nhớ non-violate (không thay đổi), nghĩa là khi chúng không có nguồn điện thì những thông tin lưu trên ổ vẫn được bảo toàn. Ổ cứng HDD kết nối với Mainboard theo chuẩn Sata 3.
Ổ cứng SSD (Soid State Drive) chuẩn Sata 3
Ổ cứng SSD (Solid State Drive): là ổ đĩa bán dẫn, ở thể đặc, dạng rắn. Đây chính là ổ đĩa điện tử, được làm chủ yếu từ vật liệu bán dẫn, sử dụng bộ nhớ chip flash dùng để lưu trữ dữ liệu với hiệu suất cũng như độ bền cao hơn ổ cứng HDD.
Ổ cứng SSD M2
Ổ cứng SSD M.2 là chuẩn kết nối chính cho các ổ cứng di động SSD thế hệ mới tiếp nối từ các SSD thường (SATA III) khi bị giới hạn bởi tốc độ truyền tải chỉ dừng lại ở mức 550 MB/s. Ổ cứng SSD M.2 ra mắt vào khoảng 8/2014 khi các nhà sản xuất SSD nổi tiếng bắt đầu tung ra thị trường một giao tiếp hoàn toàn khác biệt, ban đầu có tên viết tắt là NGFF (Next Generation Form Factor) và sau được đổi thành M2.
M2 là thế hệ ổ cứng SSD phổ biến nhất cho đến thời điểm hiện tại
Với kích thước nhỏ gọn, ổ cứng SSD M.2 được sử dụng cho các dòng máy tính PC nhỏ gọn. Tùy theo Mainboard có hỗ trợ khe cắm này mới sử dụng được ổ cứng SSD M2.
Ổ cứng SSD M2 có 2 loại sau đây (khác nhau về chân cắm, chuẩn kết nối)
- SSD M.2 SATA: Có tốc độ truyền tải dữ liệu đúng chuẩn SATA III bị giới hạn 550 MB/s
2. SSD M.2 PCIe (NVMe): Đây chính là chuẩn SSD cao cấp nhất hiện tại tốc độ đọc ghi lý thuyết có thể đạt đến khoảng 3500 MB/s
Ổ cứng SSD M.2 có những điểm nổi bật sau
- Tốc độ truyền tải nhanh hơn gấp nhiều lần so với SSD thường, do đó được xem là sự lựa chọn tối ưu cho các bo mạch chủ hiện nay.
- Kích thước của SSD M.2 cũng nhỏ gọn nên nó có khả năng sử dụng cho cả những dòng máy tính để bàn nhẹ, kích thước tối ưu.
Bộ nguồn máy tính (Power Supply Unit)
Power Supply Unit (PSU) – Bộ cấp nguồn máy tính: Là một thiết bị cung cấp điện năng cho bo mạch chủ, ổ cứng và tất cả các thiết bị khác bên trong máy tính, đảm bảo đáp ứng đủ năng lượng cho tất cả các thiết bị phần cứng để máy tính để bàn hoạt động.
Xem thêm : Giải đáp: Có nên ăn trứng gà lộn không?
Bộ nguồn là bộ phận chính không thể thiếu của máy tính để bàn
Card màn hình (Graphics Processing Unit)
Card màn hình VGA (gọi tắt là GPU): là một loại phần cứng máy tính có chức năng chính là gia tăng bộ nhớ hình ảnh của máy tính, và làm tăng chất lượng hình ảnh cao hơn khi hiển thị trên màn hình. Card màn hình rời làm cho máy tính hoạt động hiệu quả hơn và cung cấp thêm hiệu năng cho các công việc chuyên sâu như chơi game, xử lý hình ảnh hoặc Video.
Card màn hình rời là bộ phận không cần thiết phải có khi sử dụng những tác vụ cơ bản thì chỉ cần sử dụng Card màn hình tích hợp trên bo mạch chủ Mainboad của máy tính để bàn.
Vỏ Case, thùng máy tính
Case máy tính (hay còn gọi là thùng máy hoặc vỏ máy tính): là một bộ phận bên ngoài có tác dụng bao bọc cho các thành phần bên trong của máy tính PC, tránh rò điện và tránh được các tác động mất an toàn không mong muốn từ bên ngoài.
Chuột (Mouse)
Chuột máy tính (Mouse): là một thiết bị ngoại vi của máy tính dùng để điều khiển và làm việc với máy tính, chuột máy tính là loại thiết bị cầm tay điều khiển con trỏ có thể di chuyển trên bề mặt.
Bàn phím (Keyboard)
Bàn phím (keyboard): là thiết bị giao tiếp cơ bản giữa người dùng với máy tính và là thiết bị rất quan trọng không thể thiếu, nếu thiếu nó máy tính sẽ báo lỗi và không khởi động lên được. Bàn phím là bộ phận chính giúp người sử dụng giao tiếp và điều khiển hệ thống máy tính. Bàn phím thông thường có từ 83 đến 105 phím và chúng được chia bốn nhóm phím: phím dùng soạn thảo, phím chức năng, các phím số và nhóm phím điều khiển màn hình.
Loa máy tính (Speakers)
Loa máy tính: được sử dụng để kết nối với máy tính để bàn để tạo ra âm thanh, là một trong những thiết bị đầu ra phổ biến nhất. Một số loa được thiết kế để kết nối với bất kỳ loại hệ thống âm thanh nào, trong khi một số loa chỉ có thể kết nối với máy tính.
Hệ điều hành (OS)
Hệ điều hành (tiếng Anh: Operating System – viết tắt: OS) là một phần mềm dùng để điều hành, quản lý toàn bộ tất cả thành phần (bao gồm cả phần cứng và phần mềm) của thiết bị điện tử. hệ điều hành có vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa người sử dụng và thiết bị. Hệ điều hành phổ biến hiện nay trên máy tính để bàn là: Windows.
Phần mềm ứng dụng (Application software)
Phần mềm ứng dụng (Application software) là một loại chương trình có khả năng làm cho máy tính thực hiện trực tiếp một công việc nào đó người dùng muốn thực hiện, ví dụ như trình xử lý văn bản, bảng tính, ứng dụng kế toán, trình duyệt web, trình phát media, hoặc trình chỉnh sửa ảnh. Điều này khác với phần mềm hệ thống tích hợp các chức năng của máy tính, nhưng có thể không trực tiếp thực hiện một tác vụ nào có ích cho người dùng.
Kết luận
Trên đây, các bạn đã được tìm hiểu những thành phần cơ bản của một máy tính gồm những gì? Máy tính để bàn bao gồm mấy bộ phận chính? Các bộ phận chính của máy tính là gì? Cùng với đó là chức năng chi tiết của từng bộ phận quan trọng hoạt động trên máy tính để bàn. Hy vọng qua những thông tin mà Tiến Tân Computer đã chia sẻ sẽ giúp ích được cho các bạn. Nếu các bạn cần build máy tính PC hãy vào trang chủ và chọn mua những linh kiện máy tính để bàn chính hãng do Máy tính Tiến Tân cung cấp nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp