Giải đáp thắc mắc các thành phần cơ bản của máy tính gồm những gì?

Các thành phần cơ bản của máy tính là những yếu tố không thể thiếu để đảm bảo máy tính có thể hoạt động bình thường. Việc hiểu rõ về các bộ phận cấu thành chính của máy tính sẽ giúp bạn nắm được phần nào cách thức vận hành của thiết bị. Cùng Viện Phần Mềm khám phá máy tính gồm mấy bộ phận chính trong bài viết sau nhé.

Tổng quan về chiếc máy tính

Máy tính là gì?

Máy tính (đầy đủ hơn là “máy vi tính” là thiết bị điện tử có chức năng điều khiển, quản lý dữ liệu hoặc thông tin. Các chức năng cơ bản của máy tính là điều khiển và lưu trữ, xử lý, trao đổi dữ liệu. Với chiếc máy tính, bạn có thể thực hiện nhiều tác vụ khác nhau như chơi game, lướt web, soạn văn bản, gửi Email, tạo bản trình bày, bảng tính, chỉnh sửa video…

Ngày nay, máy tính được coi như cánh tay phải đắc lực phục vụ hầu hết các nhu cầu của con người như làm việc, học tập hay giải trí.

Ngày nay, máy tính được coi như cánh tay phải đắc lực của con người
Ngày nay, máy tính được coi như cánh tay phải đắc lực của con người

Hai yếu tố quan trọng của máy tính

Bất kể loại máy tính nào cũng cần có hai yếu tố quan trọng không thể thiếu, đó là phần cứng và phần mềm.

  • Phần cứng (Computer Hardware): Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các bộ phận vật lý có trong máy tính. Chúng là các thiết bị, linh kiện điện tử của một chiếc máy tính như RAM, CPU, con chuột, bàn phím, màn hình…
  • Phần mềm (Computer Software): Phần mềm là các chương trình được cài đặt trên máy tính. Chúng bao gồm tất cả các mã lập trình có trong mainboard hoặc ổ cứng của máy tính. Nhờ có các phần mềm ra lệnh mà bạn có thể thực hiện các tác vụ khác nhau trên máy tính.
Các thành phần cơ bản của máy tính không thể thiếu là phần cứng và phần mềm
Các thành phần cơ bản của máy tính không thể thiếu là phần cứng và phần mềm

Máy tính có mấy loại? Phân loại máy tính

  • Máy tính để bàn (Desktop): Đây là loại máy tính được cấu thành từ màn hình, thùng máy CPU, khe cắm mở rộng và các bộ phận ngoại vi như chuột, bàn phím… Máy tính để bàn có thiết kế khá cồng kềnh và sử dụng nguồn điện trực tiếp nên chỉ được đặt cố định một chỗ. Loại máy tính này có thể dùng ở nhà riêng, tuy nhiên được lắp đặt phổ biến nhất vẫn là tại các trường học, văn phòng, cơ quan.
  • Máy tính xách tay (Laptop): Máy tính xách tay chạy bằng pin và có thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng gập lại. Vì vậy bạn có thể mang máy tính bên mình mọi lúc, mọi nơi.
  • Máy tính bảng: Là sản phẩm máy tính thông minh tích hợp màn hình cảm ứng. Máy tính bảng có khổ màn hình rộng hơn smartphone nhưng lại không cần sử dụng bàn phím hay chuột. Người dùng có thể điều hướng hoạt động thông qua các thao tác cảm ứng trên màn hình.
  • Máy chủ: Được hiểu là một tập hợp gồm nhiều máy tính sử dụng Internet để truyền tải dữ liệu đến các máy tính khác. Hiện nay, các công ty thường lắp đặt hệ thống máy chủ để chia sẻ thông tin trong nội bộ.
  • Các loại máy tính khác: Trên thực tế, các thiết bị điện tử xung quanh bạn cũng có thể được coi là một loại máy tính nhưng được thiết kế cho mục đích nhất định. Ví dụ như tivi, máy chơi game, smartphone…
Máy tính hiện nay được chia thành nhiều loại khác nhau
Máy tính hiện nay được chia thành nhiều loại khác nhau

Các thành phần cơ bản của máy tính

Vậy máy tính gồm những gì để có thể hoạt động bình thường và đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của người dùng? Một chiếc máy tính gồm các thành phần cơ bản sau đây:

Bộ xử lý trung tâm (CPU)

CPU được ví như bộ não điều khiển hoạt động của máy tính. CPU giúp xử lý thông tin, điều khiển các thiết bị đầu ra và đầu vào.

Trong máy tính, CPU được kết nối trực tiếp với bo mạch. Nhờ vậy mà nó có thể giao tiếp với toàn bộ các thành phần còn lại của máy tính. Các dòng mã lập trình sẽ được chia nhỏ tạo thành hợp ngữ để CPU hiểu được.

Một chiếc máy vi tính hoạt động có trơn tru hay không phụ thuộc phần lớn vào hiệu suất, tốc độ của bộ xử lý trung tâm. Tốc độ của CPU được đo bằng đơn vị GHz (Gigahertz) hoặc Hz (Hertz).

CPU được ví như bộ não điều khiển hoạt động của máy tính
CPU được ví như bộ não điều khiển hoạt động của máy tính

Bo mạch chủ (Mainboard)

Nếu vai trò của CPU là “bộ não” thì Mainboard hoạt động như “xương sống” của chiếc máy tính. Bo mạch chủ có thể kết nối với các thiết bị ngoại vi và linh kiện theo một khối thống nhất.

Card màn hình và bộ xử lý trung tâm của Mainboard được đặt trong một chipset tích hợp. Đây cũng là nơi cắm các thiết bị đầu vào và đầu ra. Bên cạnh đó, Mainboard còn hỗ trợ máy tính điều khiển tốc độ và đường đi của dữ liệu. Tuổi thọ của máy tính dài hay ngắn cũng một phần do bo mạch chủ quyết định.

Tuổi thọ của máy tính dài hay ngắn cũng một phần do bo mạch chủ (Mainboard) quyết định
Tuổi thọ của máy tính dài hay ngắn cũng một phần do bo mạch chủ (Mainboard) quyết định

Bộ xử lý đồ họa (GPU)

Trong số các thành phần cơ bản của máy tính không thể bỏ qua bộ xử lý đồ họa (hay GPU). Các game thủ hay những người làm công việc thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất, tạo mô hình 3D… luôn đặc biệt chú ý đến chất lượng của GPU. Bởi đây là thành phần giúp tái tạo hình ảnh trong máy tính. Bất cứ tác vụ nào liên quan đến hình ảnh, video đều do bộ xử lý đồ họa đảm nhận.

Bất cứ tác vụ nào liên quan đến hình ảnh, video đều do bộ xử lý đồ họa đảm nhận
Bất cứ tác vụ nào liên quan đến hình ảnh, video đều do bộ xử lý đồ họa đảm nhận

Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM)

RAM là thành phần có chức năng tạo lập không gian bộ nhớ tạm của máy tính. Sau khi tắt máy, những dữ liệu có trên RAM cũng sẽ bị xóa sạch.

RAM được dùng để ghi nhớ tạm thời các nhiệm vụ cần thực hiện, giúp tăng tốc độ xử lý của CPU. Thông thường, RAM sẽ có tốc độ truy xuất cao hơn các thành phần lưu trữ trong máy tính khác như thẻ nhớ, ổ cứng, đĩa quang…

Dung lượng bộ nhớ RAM được đo bằng đơn vị GB (Gigabyte), 1GB bằng 1.000.000.000 Byte. Các dòng máy tính ngày nay thường có RAM tối thiểu từ 2 – 4GB. Những sản phẩm cao cấp hơn có thể sở hữu bộ nhớ RAM lên tới 16GB hoặc nhiều hơn.

RAM được cấu tạo từ các water silicon mỏng, bao bọc xung quanh là các con chip gốm và được gắn trên bảng mạch.

RAM là thành phần có chức năng tạo lập không gian bộ nhớ tạm của máy tính
RAM là thành phần có chức năng tạo lập không gian bộ nhớ tạm của máy tính

Ổ cứng (HDD và SSD)

Thành phần máy tính cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là ổ cứng. Thiết bị này dùng để lưu trữ hệ điều hành, phần mềm và toàn bộ dữ liệu trên máy. Ổ cứng hiện nay thường được chia làm hai loại là ổ cứng thể rắn SSD và ổ đĩa cứng HDD.

Các dữ liệu trên ổ cứng sẽ được lưu trữ vĩnh viễn kể cả khi tắt máy. Khi máy tính trong trạng thái hoạt động, hệ điều hành và các chương trình trên máy sẽ được chuyển sang RAM để chạy.

Ổ cứng có đơn vị đo dung lượng lưu trữ là GB (Gigabyte). Các ổ cứng hiện đại ngày nay có khả năng lưu trữ từ 500GB đến trên 1TB dữ liệu.

Ổ cứng hiện nay thường được chia làm hai loại là ổ cứng thể rắn SSD và ổ đĩa cứng HDD
Ổ cứng hiện nay thường được chia làm hai loại là ổ cứng thể rắn SSD và ổ đĩa cứng HDD

Những câu hỏi thường gặp về các thành phần cơ bản của máy tính

Hệ thống nhớ của máy tính gồm những gì?

Hệ thống nhớ của máy tính được cấu thành bởi 2 hệ thống chính. Đó là bộ nhớ chính (gồm ROM và RAM) và bộ nhớ thứ cấp (nằm trong thiết bị lưu trữ riêng, ví dụ như ổ cứng SSD).

Bộ nhớ đệm bên trong CPU được gọi là gì?

Bộ nhớ đệm bên trong CPU có tên gọi là Cache. Bộ nhớ đệm này có nhiệm vụ lưu trữ các lệnh mà CPU phải xử lý một cách tạm thời.

Máy tính gồm mấy bộ phận chính?

Máy tính gồm 5 bộ phận chính đó là Bộ xử lý trung tâm (CPU), Bo mạch chủ (Mainboard), Bộ xử lý đồ họa (GPU), Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM) và Ổ cứng (HDD và SSD).

Thiết bị xuất của máy tính gồm những gì?

Các thiết bị xuất thông dụng của máy tính hiện nay là màn hình cảm ứng, màn hình, loa, máy in, tai nghe.

Mong rằng bài viết về các thành phần cơ bản của máy tính trên đây của Viện Phần Mềm đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về chiếc máy tính. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài viết thú vị khác trên website Vienphanmem.com nhé.

Mời xem tiếp: Big Data là gì? Ứng dụng và lộ trình cách học ra sao?

Ban biên tập: Viện Phần Mềm