Cơ sở văn hóa Việt Nam

Các thành tố của văn hóa Việt Nam: Văn hóa nhậ thức, VH tổ chức cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội.

Câu 7. Tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam.

  • Nguồn gốc

Ngay từ đầu, duy trì và phát triển sự sống là 1 nhu cầu thiết yếu nhất của con người, nhất là lối văn hóa nông nghiệp. Để duy trì sự sống cần mùa màng tươi tốt. Để phát triển sự sống cần con người sinh sôi. Từ thực tiễn đó, tư duy cư dân nông nghiệp Nam – Á đã phát triển theo 2 hướng:

  • Những trí tuệ sắc sảo đi tìm quy luật khách quan để lý giải hiện thực: triết lý âm dương.

  • Còn những người có trình độ hạn chế thì nhìn thấy ở hiện thực 1 sức mạnh siêu nhiên, bởi vậy mà sung bái nó như thân thánh, kết quả là xuất hiện tín ngưỡng phồn thực (Phồn=nhiều, thực=nảy nở)

  • Biểu hiện

Ở VN, TNPT từng tồn tại suốt chiều dài lịch sử với 2 dạng biểu hiện: thờ cơ quan sinh dục và thờ hành vi giao phối

Thờ cơ quan sinh dục

Việc thờ cơ quan sinh dục nam nữ được gọi là thờ sinh thực khí (sinh=đẻ, thực=nảy nở, khí=công cụ). Đây là hình thái đơn giản của TNPT, phổ biến ở các nên VH nông nghiệp.

  • Tượng đá hình nam nữ với bộ phận sinh dục phóng to hàng nghìn năm TCN được tìm thấy ở Văn Điển, Sa Pa. Ở các nhà mồ Tây Nguyên thường có các tượng người với bộ phận sinh dục phóng to.

  • Ở Phú Thọ, Hà Tĩnh và nhiều nơi khác có tục thờ cúng nõ nường (nõ=cái nêm tượng trưng cho sinh thực khí nam; nường=nang, mo nang tượng trưng cho sinh thực khí nữ).

  • Ở hội làng Đồng Kị (Bắc Ninh) có tục rước sinh thực khí bằng gỗ rồi đem đốt thành tro chia cho mọi người đem rắc ra ruộng

  • Ở Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Tây… thường có tục rước 18 bộ sinh thực khí vào hội làng. Khi đám rước kết thúc, mọi người tranh nhau cướp vì tin rằng sẽ đem lại may mắn.

  • Việc thờ các loại cột đá và các loại hốc. Ở chùa Dạm (Bắc Ninh) có 1 cột đá hình sinh thực khí nam có chạm nổi hình rồng thời Lý. Ngư phủ ở Sở đầm Hòn Đỏ thờ 1 kẽ nứt trên tảng đá gọi là Lỗ Lường

Thờ hành vi giao phối

Bên cạnh việc thờ sinh thực khí, cư dân trồng lúa nước với lối tư duy coi trọng quan hệ còn có tục thờ hành vi giao phối, tạo nên 1 dạng tín ngưỡng phồn thực độc đáo, phổ biến ở kv ĐNA

  • Trên nắp thạp đồng tìm được ở làng Đào Thịnh, xung quanh hình mặt trời là tượng 4 đôi nam nữ đang giao phối. Ở chân thạp đồng khắc hình những con thuyền nối đuôi nhau khiến cho 2 con cá sấu – rồng chạm nhau trong tư thế giao hoan.

  • Tâm mặt trống là hình mặt trời với những tia sang biểu hiện cho sinh thực khí nam, ở giữa các tia sang là 1 hình lá với khe ở giữa biểu trưng cho stk nữ

  • Xung quanh mặt trống thường gắn các tượng cóc, cũng là 1 dạng biểu trưng của TNPT

  • Tiếng trống mô phỏng tiếng sấm, mang theo mùa mưa, mùa màng tốt tươi cũng mang ý nghĩa trên

Câu 8. Tín ngưỡng sùng bái con người ở Việt Nam.

  • Nguồn gốc chung

Con người có cái vật chất và tinh thần, cái tinh thần là cái khó nắm bắt và được trừu tượng hóa, thần thánh hóa gọi là ” linh hồn “, và linh hồn trở thành đầu mối của tín ngưỡng. Người Việt và một vài dân tộc Đông Nam Á đã chia linh hồn thành hồn và vía. Có 3 hồn là tinh, khí, thần. Đàn ông có 7 vía là 7 lỗ trên mặt: 2 tai, 2 mắt, 2 lỗ mũi, 1 cái miệng. Đàn bà có 9 vía: giống đàn ông và có thêm chỗ sinh sản và chỗ cho con bú. Hồn và vía giải thích các hiện tượng như trẻ con hay đau ốm, ngủ mê, ngất, chết. Vía phụ thuộc vào thể xác: có người lành vía, dữ vía, yếu vía, cứng vía, độc vía, vía nặng, vía nhẹ. Khi gặp phải độc vía nếu chạm vía phải đốt vía, trừ vía, giải vía. Hồn độc lập với thể xác (hồn người này có thể nhập vào xác của người khác).

  • Biểu hiện

Thờ cúng tổ tiên

Khi chết thì cả vía và hồn đều lìa khỏi xác mà đi. Xác mất đi nhưng linh hồn vẫn còn tồn tại và phù hộ độ trì cho con cháu; có tục thờ cúng tổ tiên.

Nghĩa hẹp: là sự thờ cúng cha, mẹ, ông, bà, tổ tiên (những người đã chết) cùng huyết thống, những người có công sinh thành và nuôi dưỡng con cháu.

Nghĩa rộng: không chỉ trong phạm vi huyết thống từ gia đình đến họ tộc mà con người còn mở rộng ra cả tổ tiên làng xã và đất nước.

Nguồn gốc của thờ cúng tổ tiên:

  • Là đặc trưng của thời kì lịch sử ở chế độ thị tộc phụ quyền.

  • Gắn với sự tồn tại của linh hồn con người sau khi mất.

  • Coi tổ tiên là động vật, thực vật, sự vật đến việc thừa nhận tổ tiên đích thực của con người.

  • Là sản phẩm của sự kết hợp giữa 3 yếu tố cơ bản ý thức về linh hồn bất tử, tổ tiên Tôn Ten, tổ tiên của con người và ý nghĩa là sự che chở cho gia đình.

Biểu hiện của thờ cúng tổ tiên :

Có ý nghĩa :

  • Là công cụ tinh thần biểu hiện quyền uy tối thượng của nhà vua.

  • Là một loại tín ngưỡng đặc sắc nhất , phản ánh rõ đời sống hiện thực của cộng đồng làng , xã.

  • Là bộ sưu tập văn hóa thể hiện chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc

  • Cần khuyến khích những yếu tố tích cực, định hướng vào việc bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lành mạnh của con người.

  • Tín ngưỡng thờ quốc tổ và quốc mẫu

Mảnh đất Phong Châu (Phú Thọ) ở đó có đền thờ các vua hùng trên núi Hy Cương và đền thờ Âu Cơ.

Trong nhà thờ gia tiên, trong làng thờ Thành Hoàng, thì trong nước người Việt Nam thờ vua tổ – vua Hùng. Người VN còn có một tín ngưỡng đặc biệt là thờ cúng Tứ bất tử: Thánh Gióng , Tản Viên, Chữ Đồng Tử, Liễu Hạnh. Như vậy , tục thờ Tứ bất tử là một giá trị văn hóa tinh thần rất đẹp của dân tộc ta, đó là đặc trưng được chắc lọc trong suốt chiều dài lịch sử biểu trưng cho sức mạnh của cộng đồng, để làm ruộng và đánh giặc, cho khát vọng xây dựng một cuộc sống vật chất phồn vinh và tinh thần hạnh phúc.

Câu

ĐẶC TRƯNG VỀ VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

Bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp. Chữ “nhân” với nghĩa là “tính người” bao gồm chữ “nhị” và bộ “nhân đứng” – tính người bộc lộ trong quan hệ giữa hai người. Trước hết, xét về thái độ của người Việt Nam đối với việc giao tiếp, có thể thấy được đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp, lại vừa rất rụt rè.

  • Các đặc trưng cơ bản: 6 đặc trưng
  • Thái độ giao tiếp: vừa thích giao tiếp vừa rụt rè.

Người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc vào nhau và rat coi trọng mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng. Đó là nguyên nhân dẫn đến người Việt trọng giao tiếp, đây cũng được xem là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá con người. (Thích giao tiếp thăm viếng nhau không phải do nhu cầu công việc mà là để thắ chặt thêm mối quan hệ, với khách thì rất tôn trọng, hiếu khách, luôn dành những thứ tốt nhất). Nhưng khi đến khu vực ngoài cộng đồng, khi tiếp xúc toàn người lạ, tính ngự trị nổi lên thì người việt lại trở nên rụt rè. Hai tính cách trái ngược nhau tồn tại trong một bản chất nhưng không hề mâu thuẫn nhau, đó cũng là sự thể hiện tính linh hoạt trong giao tiếp của người Việt Nam.

  • Quan hệ giao tiếp: lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử.

Nguồn gốc văn hoá nông nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫn người việt tói chỗ lấy tình cảm, lấy sự yêu ghét làm nguyên tắc ứng xử. Trong cuộc sống người việt có lý có tình nhưng vẫn thiên về tình hơn. Khi cần cân nhắc giữa cái lý cái tình thì tình vẫn được đặt cao hơn lí.

  • Đối tượng giao tiếp: ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá.

Người Việt Nam thích tìm hiểu về tuổi tác, gia đình, nghề nghiệp, trình độ học vấn..ủa đối tượng giao tiếp. Đặc tính này chẳng qua cũng là một sản phẩm nữa của tính cộng đồng làng xã mà ra. Do tính cộng đồng người việt thấy mình tự có trách nhiệm quan tâm tới người khác, nhưng muốn quan tâm hay thể hiện sự quan tâm đúng mực thì phải biết rõ hoàn cảnh. Ngoài ra do các mối quan hệ xã hội, người ta cần tìm hiểu để có cách xưng hô cho thoả đáng. Biết tính cách, biết người để lựa chọn đối tượng giao tiếp cho phù hợp.(ta thay rằng do đó mà người việt nam như một nhà nhân tướng học,có thể nhìn bề ngoài đoán bản chất,hẳng hạn:gồ má cao là sát chồng,hay là nhất lác,nhì lùn là hai loại người nên tránh….)

  • Chủ thể giao tiếp: trọng danh dự

Danh dự được người Việt gắn với năng lực giao tiếp: lời nói ra để lại dấu vết, tạo thành tiếng tăm, được lưu truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai tiếng. Chính vì