Hiểu rõ người bệnh gout nên ăn gì là một phần quan trọng trong kế hoạch kiểm soát bệnh dài hạn. Bởi lẽ, một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc điều trị và ngăn chặn các đợt bùng phát của bệnh gút chính là chế độ ăn uống. Vậy, người bệnh gút nên ăn gì tốt cho sức khỏe? Đâu là danh sách những thực phẩm tốt cho người bệnh gút được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị? Hãy cùng Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome khám phá ngay trong bài viết sau.
Bệnh gút là tình trạng rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể, đặc trưng bởi nồng độ axit uric trong máu tăng cao, dẫn đến sự lắng đọng các tinh thể monosodium urate trong khớp, gây sưng, viêm và bùng phát thành những cơn đau khớp mạn tính.
Bạn đang xem: Bệnh gout nên ăn gì: 12 thực phẩm cho người bị gút tốt nhất
Chế độ dinh dưỡng giúp kiểm soát bệnh gút như thế nào?
Purin là một hợp chất hữu cơ có thể được sản sinh tự nhiên trong cơ thể. Song, chúng cũng có thể đến từ những nguồn bên ngoài, chẳng hạn như thực phẩm. Do đó, thay đổi chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ kiểm soát bệnh gút bằng cách cắt giảm hàm lượng purin dung nạp qua đường ruột; từ đó, hạ thấp nồng độ axit uric trong máu; đồng thời cung cấp nhiều dưỡng chất có đặc tính kháng viêm để kiểm soát cơn đau hiệu quả.
Bệnh gút là một căn bệnh mãn tính, có nghĩa là nó sẽ kéo dài đến suốt đời mà không thể được chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh thường xuất hiện đột ngột và gây ra các cơn đau dữ dội ở các khớp, đặc biệt là ở khớp ngón chân / ngón tay; từ đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để giảm thiểu tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn đau do bệnh gút gây nên cũng là một phần quan trọng trong phác đồ kiểm soát bệnh mà người bệnh cần tuân thủ.
Lưu ý:
Điều chỉnh chế độ ăn uống KHÔNG PHẢI là cách chữa trị bệnh gút, mà chỉ có tác dụng làm giảm nguy cơ tái phát các cơn đau khớp và làm chậm quá trình tổn thương khớp.
Bệnh gout nên ăn gì?
Để kiểm soát bệnh hiệu quả thông qua thực phẩm, bạn cần tăng cường ăn thực phẩm có đặc tính kháng viêm (giàu vitamin và chất chống oxy hóa); đồng thời, hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có khả năng gây tăng axit uric máu hoặc kích thích viêm, chẳng hạn như thực phẩm nhiều đường hoặc giàu đạm. Cụ thể như sau:
1. Gút nên ăn các thực phẩm có hàm lượng purin thấp
Axit uric được tạo ra khi cơ thể phân hủy một chất hóa học gọi là purine. Purine có thể xuất hiện tự nhiên trong cơ thể bạn, nhưng nó cũng được tìm thấy trong nhiều thực phẩm khác nhau, chẳng hạn như ngũ cốc, rượu bia, thịt xông khói, thịt gà tây, thịt bê, thịt nai, cá biển, nội tạng động vật….
Do đó, người bệnh gout nên ăn gì chứa hàm lượng purin thấp để tránh làm tăng axit uric máu, gây viêm khớp. Một số thực phẩm chứa hàm lượng purine thấp, tốt cho người bệnh gút bao gồm: trứng, các loại hạt, sữa tách béo, đạm whey tinh chế và hầu hết các loại trái cây cùng rau củ quả.
Lưu ý:
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiêu thụ các loại rau chứa nhiều purin, chẳng hạn như cải bó xôi, măng tây, bông cải xanh, các loại nấm và đậu… không làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút hoặc tần suất xuất hiện các các cơn đau khớp do bệnh gút. Do đó, người bệnh gút không cần phải kiêng khem quá mức các thực phẩm chay có hàm lượng purin cao.
2. Bị gout nên ăn các thực phẩm có ít fructose
Fructose là một loại đường tự nhiên chứa nhiều trong các loại hoa quả và thức ăn công nghiệp có vị ngọt (trà sữa, nước ngọt, nước trái cây đóng hộp, bánh kẹo…). Nghiên cứu cho thấy, quá trình chuyển hóa đường fructose tại gan làm suy giảm nồng độ phosphat nội bào, đồng thời kích thích axit uric hình thành.
Cụ thể, nghiên cứu chỉ rõ, sau khi ăn thực phẩm chứa đường fructose, nồng độ axit uric trong huyết thanh có thể tăng gấp 4 lần trong vòng 30 phút (từ 1 đến 4 mg/dl); từ đó, làm tăng nguy cơ tái phát các cơn đau gút ở khớp ngón tay hoặc ngón chân. Do đó, người bệnh gout nên ăn gì chứa ít đường fructose. Một số loại hoa quả chứa ít đường fructose, an toàn cho người bệnh gút bao gồm: cam, chanh, quýt, bưởi, dứa, nho, dâu, việt quất, phúc bồn tử, anh đào…
3. Người bệnh gout nên ăn các thực phẩm có GI thấp
GI là viết tắt của “Glycemic Index” (chỉ số đường huyết), một số đo cho biết tốc độ mà một thực phẩm có thể làm tăng lượng đường glucose trong máu sau 2 giờ hấp thụ so với một thực phẩm tiêu chuẩn (thường là đường glucose hoặc bánh mì trắng). Như vậy, thực phẩm có GI thấp là những thực phẩm khiến lượng đường glucose trong máu tăng chậm sau khi ăn.
Người bệnh gút cần ăn nhóm thực phẩm có GI thấp vì hai mục đích, đó là ức chế viêm và ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường. Cụ thể:
- Ức chế viêm: Khi lượng đường trong máu tăng đột biến, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ bắt đầu hoạt động. Các phân tử gây viêm, chẳng hạn như tế bào bạch cầu và cytokine, sẽ hoạt động mãnh liệt để kích thích sự phân hủy đường glucose. Kết quả là, những người có lượng đường trong máu cao có thể bị viêm khắp cơ thể và làm trầm trọng thêm triệu chứng viêm khớp do bệnh gút gây ra.
- Ngừa nguy cơ tiểu đường: Nghiên cứu cho thấy, người bệnh gút có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn 36% so với người bình thường. Do đó, ưu tiên tiêu thụ thực phẩm có GI thấp để kiểm soát đường huyết là điều mà người bệnh gút nên thực hiện mỗi ngày, giúp giảm thiểu nguy cơ đái tháo đường.
Các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp bao gồm: hầu hết các loại rau, đậu, hạt và ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, yến mạch, lúa mì, kiều mạch và các chế phẩm liên quan).
4. Thực phẩm giàu vitamin C tốt cho người bệnh gout
Xem thêm : Thế nào là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Thực phẩm giàu vitamin C (ascorbic acid) có thể giúp người bệnh gout theo 2 cơ chế sau:
- Giảm nồng độ axit uric máu: Vitamin C kích thích thận tăng cường loại bỏ axit uric qua đường bài tiết; từ đó, hỗ trợ hạ thấp nồng độ axit uric trong máu và cải thiện tần suất các cơn đau khớp do gút gây ra;
- Giảm viêm: Nhờ đặc tính chống oxy hóa mạnh, vitamin C giúp bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do. Việc giảm thiểu tổn thương oxy hóa có thể giúp giảm viêm, một trong những tác nhân góp phần làm trầm trọng thêm các triệu chứng chính của bệnh gout.
Do đó, người bệnh gout nên ăn gì giàu vitamin C để cải thiện tình trạng bệnh. Một số thực phẩm giàu vitamin C tốt cho người bệnh gút bao gồm: cam, chanh, quýt, bưởi, dâu, kiwi, ổi, cải bó xôi, bông cải xanh, ớt chuông, cà chua, khoai tây….
20 thực phẩm cho người bị gút
Dưới đây là danh sách 20 thực phẩm an toàn cho người bệnh gút được nhiều chuyên gia tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome khuyến nghị:
1. Sữa chua ít béo
Các nghiên cứu cho thấy sữa và các sản phẩm từ sữa, như sữa chua, phô mai có thể giúp làm giảm mức axit uric trong máu. Một số thành phần trong sữa, như orotic acid, có thể giúp giảm sự hấp thụ và tái hấp thụ axit uric và tăng sự bài tiết axit uric qua nước tiểu; từ đó, hạ thấp nồng độ axit uric máu, ngăn ngừa sự tái phát các cơn đau do gút.
2. Bệnh gout nên ăn trái cây có múi
Trái cây có múi giàu vitamin C. Dù bệnh gout là một bệnh không thể được điều trị dứt điểm nhưng việc bổ sung thực phẩm giàu vitamin C có thể giúp điều hòa nồng độ axit uric máu và cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh. Một số trái cây có múi, tốt cho người bệnh gút bao gồm: cam, chanh, quýt, bưởi….
3. Anh đào là thực phẩm cho người bị gout tốt
Quả anh đào chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa anthocyanins, có tác dụng điều hòa nồng độ axit uric máu. Nhờ đó, tiêu thụ 10 quả cherry mỗi ngày được chứng minh có thể góp phần làm giảm tới 35% tần suất xuất hiện các cơn đau khớp do gút gây nên.
4. Người bị gout nên ăn các loại đậu
Protein là thành phần quan trọng giúp duy trì hoạt động sống của mọi tế bào. Do thực đơn hàng ngày của người bệnh gút đã bị loại bỏ rất nhiều protein từ các loại thịt, nên việc bổ sung nguồn protein từ các loại đậu cho cơ thể là điều cần thiết. Đậu, đặc biệt là đậu nành, đậu lăng và đậu trắng, chứa hàm lượng protein cao tương đương thịt nhưng nồng độ purine lại thấp hơn hẳn. Do đó, người bệnh gout nên ăn gì chứa nhiều đậu để kịp thời cung cấp đầy đủ protein cơ thể mà không làm bệnh tiến triển nặng thêm.
Lưu ý: một số loại đậu vẫn có hàm lượng purin tương đối cao. Do đó, người bệnh nên giới hạn liều lượng ăn đậu mỗi ngày ở mức dưới 30g / ngày. Trong trường hợp cần bổ sung nhiều protein hơn, người bệnh gút nên kết hợp bổ sung đạm từ trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai…) bên cạnh việc ăn đậu.
5. Uống đủ nước
Nước hỗ trợ cơ thể sản sinh đầy đủ dịch bôi trơn khớp, góp phần làm giảm các mảng bám axit uric ở khớp và ngăn ngừa những cơn đau tái phát. Mặt khác, nước còn giúp tăng cường tuần hoàn máu qua thận, hỗ trợ thận đào thải axit uric hiệu quả và hạ thấp nồng độ axit uric trong máu. Do đó, người bệnh gout nên uống đầy đủ nước, đảm bảo tiêu thụ ít nhất từ 1.5 – 2.0 lít nước ngày để kiểm soát bệnh hiệu quả.
6. Cà phê
Cà phê có thể làm giảm nồng độ axit uric trong cơ thể thông qua 2 cơ chế, đó là vừa làm tăng tốc độ cơ thể bài tiết axit uric ở thận, vừa đóng vai trò ức chế xanthine oxidase, một loại enzyme giúp cơ thể chuyển hóa purin phân hủy purin trong cơ thể. Nhờ đó, bổ sung cà phê được chứng minh là có thể làm giảm đáng kể nồng độ axit uric trong máu, giúp người bệnh kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh gút.
7. Quả bơ
Quả bơ chín chứa nhiều axit béo omega-3. Nghiên cứu cho thấy, gia tăng nồng độ axit béo omega-3 trong cơ thể giúp giảm tần suất xuất hiện các cơn đau kịch phát do gút gây nên, hỗ trợ người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống trong quá trình điều trị bệnh. Do đó, người bệnh gout nên ăn gì có bơ trong thành phần dinh dưỡng, chẳng hạn như sinh tố bơ, salad bơ hoặc kem bơ.
8. Cá hồi
Cá hồi chứa nhiều axit béo omega-3, loại chất béo lành mạnh có khả năng chống viêm, hỗ trợ “xoa dịu” các cơn đau do bệnh gút gây ra. Lưu ý, tiêu thụ cá hồi có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu, nhưng lợi ích sức khỏe khi ăn chúng ở mức độ vừa phải (2 – 3 lần / tuần) có thể lớn hơn rủi ro gây viêm khớp do tăng axit uric máu. Vì thế, người bệnh gout nên ăn gì chứa cá hồi ở hàm lượng vừa phải, và tốt nhất là nên hỏi ý kiến của bác sĩ về hàm lượng tiêu thụ cá hồi an toàn.
9. Dầu ô liu, dầu thực vật nguyên chất
Tương tự như quả bơ và cá hồi, dầu ô liu cũng chứa nhiều chất béo omega – 3, có tác dụng hỗ trợ giảm viêm, đồng thời cải thiện cả tần suất lẫn mức độ đau khớp. Do đó, người bệnh gout nên ăn gì chứa thành phần gồm dầu ô liu, chẳng hạn như salad trộn dầu ô liu, cá áp chảo dầu ô liu,… và dùng loại dầu này để thay thế cho những loại dầu công nghiệp hoặc mỡ động vật trong khẩu phần ăn hàng ngày.
10. Rau lá xanh là thực phẩm tốt cho người bị gout
Rau lá xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, như vitamin C, E, K, carotenoids và flavonoids, hỗ trợ cơ thể giảm viêm bằng cách bảo vệ tế bào khỏi những tổn thương do sự tấn công của gốc tự do. Mặt khác, rau lá xanh còn là nguồn chất xơ dồi dào, hỗ trợ cơ thể hạn chế hấp thu chất béo và kiểm soát cân nặng hiệu quả. Đây là một lợi ích sức khỏe vô cùng quan trọng bởi tình trạng thừa cân – béo phì có thể làm bệnh gút tiến triển nặng hơn.
11. Bệnh gút nên ăn các loại quả mọng
Trong thế giới các loại trái cây thì nhóm quả mọng (dâu tây, việt quất, phúc bồn tử, nho, mơ, anh đào…) được xem là nhóm thực phẩm tốt cho người bị gout bởi chúng chứa hàm lượng đường fructose ít hơn các loại hoa quả khác. Bên cạnh đó, các loại quả mọng còn chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa thuộc nhóm flavonoids, điển hình như anthocyanin, có thuộc tính kháng viêm mạnh, giúp giảm sưng đau do viêm ở các khớp.
12. Trà xanh là thực phẩm cho người bệnh gout
Trà xanh là thực phẩm tốt cho bệnh gout mà bạn không nên bỏ lỡ bởi chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh, thuộc nhóm catechins, trong đó nổi bật nhất là epigallocatechin gallate (EGCG). EGCG trong trà xanh đã được chứng minh có tác dụng chống viêm mạnh, giúp giảm viêm ở các khớp và giảm cảm giác đau ở người bệnh gút.
13. Bông cải xanh
Bông cải xanh chính là thực phẩm cho người bị gout được nhiều chuyên gia khuyến nghị nhờ hàm lượng purin cực kỳ thấp. Trong bình 100g bông cải xanh chỉ chứa khoảng 70mg purine. Trong khi đó, thực phẩm phải chứa trên 300mg mới được xếp vào nhóm thực phẩm kém an toàn cho người bệnh gút. Bên cạnh đó, bông cải xanh còn chứa nhiều vitamin C, hỗ trợ kiểm soát nồng độ axit uric máu trong ngưỡng an toàn.
14. Ngũ cốc nguyên hạt
Mặc dù ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, lúa mì, gạo lứt, đại hoàng…) chứa hàm lượng purin cao. Tuy nhiên, tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt lại đem đến nhiều lợi ích sức khỏe cho người bệnh gút hơn là những rủi ro liên quan đến purin.
Cụ thể, nhờ chứa hàm lượng chất xơ cao, tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt giúp bạn điều hòa đường huyết. Theo nghiên cứu, việc cải thiện chỉ số đường huyết có thể làm giảm nồng độ axit uric trong cơ thể; từ đó, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh gút bùng phát; đồng thời, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường loại 2 và béo phì cho người bệnh.
15. Tỏi
Nghiên cứu cho thấy, sự hiện diện của hợp chất S-allyl cysteine có trong tỏi có khả năng làm giảm nồng độ axit uric trong cơ thể bằng cách ức chế xanthine oxidase – một loại enzyme trực tiếp phân giải purine thành axit uric. Không những thế, một số nghiên cứu còn phát hiện rằng tỏi có đặc tính khử purin trong cá – một loại thực phẩm chứa hàm lượng purin cao. Do đó, bên cạnh việc ăn tỏi trực tiếp, bạn có thể ưu tiên dùng tỏi để ướp thực phẩm để hỗ trợ khử bớt purin trong khẩu phần ăn của mình.
16. Táo là thực phẩm tốt cho bệnh gout
Táo là một nguồn thực phẩm cho người bệnh gout được nhiều chuyên gia khuyến nghị vì chúng chứa ít purin; trong khi đó, lại nhiều chất chống oxy hóa tốt như quercetin và vitamin C. Nếu quercetin hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm thì vitamin C lại kích thích thận tăng cường đào thải axit uric qua đường tiết niệu. Do đó, người bệnh gout nên ăn gì có chứa táo làm thành phần chính để hỗ trợ cải thiện hiệu quả kiểm soát bệnh.
17. Chuối
Tương tự như táo, chuối cũng chứa ít purin và nhiều vitamin C , khiến chúng trở thành một loại thực phẩm cho người bị gout được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị. Bên cạnh đó, chuối còn chứa nhiều kali, một khoáng chất quan trọng giúp duy trì sự cân bằng nước và ion trong cơ thể, hỗ trợ thận hoạt động hiệu quả hơn trong việc lọc và loại bỏ axit uric dư thừa.
18. Dứa
Trong dứa chứa nhiều bromelain, một enzyme được biết là có tác dụng kháng viêm và giảm đau mạnh mẽ. Nghiên cứu cho thấy, bổ sung bromelain có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau do viêm khớp cấp tính; từ đó, hỗ trợ người bệnh gút kiểm soát bệnh hiệu quả.
19. Trứng
Trứng là một nguồn thực phẩm vừa cung cấp hàm lượng protein và chất chống oxy hóa dồi dào, vừa chứa ít purin nên rất an toàn với sức khỏe người bệnh gút. Nghiên cứu cho thấy, việc tiêu thụ trứng không hề làm tăng nguy cơ bùng phát các cơn đau khớp cấp tính ở người bệnh gút. Do đó, bạn có thể an tâm tiêu thụ trứng (ở hàm lượng vừa phải) mà không lo ngại nồng độ axit uric máu tăng cao.
20. Thịt gà bỏ da
Thịt gà bỏ da là một nguồn đạm “hoàn chỉnh”, cung cấp đầy đủ cả 9 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể. Bên cạnh đó, nạc gà còn chứa nhiều selen, một khoáng chất được chứng minh giúp tăng cường miễn dịch và kháng viêm hiệu quả. Song, bạn cần lưu ý, bất chấp những lợi ích sức khỏe nêu trên, thịt gà vẫn là một nguồn thực phẩm chứa hàm lượng purin ở mức trung bình. Do đó, người bệnh gút cần tiêu thụ loại thịt này một cách cẩn trọng.
Cụ thể, theo Trung tâm Y tế Đại học Pittsburgh khuyến nghị, người bệnh gút có thể ăn tới 177g thịt gà / ngày với khối lượng khẩu phần ăn không nên vượt quá 85g gà / cữ. Bên cạnh đó, trước và sau khi ăn thịt gà, bạn cần uống khoảng 200ml nước để hỗ trợ thận đào thải axit uric hiệu quả, giúp ngăn ngừa sự tích tụ các tinh thể axit uric gây viêm khớp.
Lưu ý: Nếu các triệu chứng bệnh gút của bạn gần đây trở nên trầm trọng hơn, hãy loại bỏ thịt gà khỏi chế độ ăn uống của bạn cho đến khi cơn bùng phát của bạn thuyên giảm.
Lưu ý trong chế độ ăn của người bị gout
Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, người bệnh gout không nên ăn gì chứa nhiều purin và đường fructose. Nếu có, người bệnh cần tiêu thụ chúng một cách có kiểm soát (tiết chế liều lượng) theo chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Cụ thể như sau:
Lưu ý khác:
- Uống nhiều nước (2 – 3 lít / ngày) cũng góp phần làm giảm nguy cơ bùng phát các cơn đau khớp do gút;
- Việc duy trì cân nặng ổn định và tránh tăng cân đột ngột cũng hỗ trợ ngăn ngừa bệnh gút tiến triển nặng;
- Trong mọi trường hợp, việc quyết định người bệnh gout nên ăn gì, ăn với hàm lượng bao nhiêu, cần được chuyên gia dinh dưỡng thăm khám và tư vấn trực tiếp.
Trên đây là những lưu ý quan trọng trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh gout. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã phần nào hình dung được người bị gout nên ăn gì tốt cho sức khỏe, hỗ trợ cải thiện tần suất bùng phát của những cơn đau khớp cấp tính.
Tóm lại, dù bệnh gút là một tình trạng mãn tính nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và cải thiện tình trạng sức khỏe thông qua việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học. Việc hiểu rõ người bệnh gút nên ăn gì không chỉ giúp bạn giảm thiểu các triệu chứng đau nhức hiện có, mà còn hỗ trợ phòng ngừa những cơn đau khớp tái phát trong tương lai.
Do đó, nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết rõ người bệnh gout nên ăn gì hoặc nên ăn với hàm lượng bao nhiêu, hãy nhanh tay liên hệ đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome theo số hotline 1900 633 599 để được tư vấn thiết kế thực đơn chi tiết. Chúc bạn nhanh chóng kiểm soát bệnh và cải thiện được chất lượng cuộc sống!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp