7 vị thuốc bổ thận Đông y tăng cường sức khỏe được đánh giá cao nhất hiện nay

Thuốc Đông y giúp tăng cường chức năng hệ miễn dịch cho cơ thể cực kỳ tốt. Bên cạnh bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực cho cánh mày râu thì thuốc bổ thận Đông y còn cải thiện tuần hoàn, lưu thông khí huyết, cải thiện tim mạch, tiêu hóa, cải thiện chứng trí nhớ kém và hạn chế lão hóa của não.

Tầm quan trọng của y học cổ truyền trong điều trị bệnh

Tuy thể mạnh của y học hiện đại là chẩn đoán bệnh và điều trị cấp cứu với các liều thuốc phương Tây, song y học cổ truyền lại đóng vai trò rất quan trọng đối với các bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính hoặc tai biến.

Y học cổ truyền là phương pháp điều trị được lưu truyền theo hai cách thức xa xưa là dùng thuốc và không dùng thuốc. Đông y có thể phục hồi tốt các di chứng tai biến, tiểu đường, viêm đau khớp cho người bệnh mà y học hiện đại khó can thiệp được.

Nguyên liệu chính để bào chế thuốc trong Đông y chủ yếu từ các thảo dược có trong cây cỏ thiên nhiên, ít gây phản ứng phụ, có thể điều trị lâu dài bên cạnh phương pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu,…

Điển hình nhất là những bệnh nhân bị viêm khớp, mất ngủ, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày,… Có thể điều trị theo phương pháp y học cổ truyền sẽ có tác dụng toàn diện và hầu như không gây phản ứng phụ và mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh.

Các bài thuốc bổ thận trong Đông y

Các bài thuốc bổ thận trong Đông y được lưu truyền và sử dụng từ thời xa xưa cho đến nay hỗ trợ tăng cường sức khỏe và điều trị bệnh bao gồm.

Ba kích

Ba kích là một vị thuốc bổ thận tráng dương nổi tiếng đã được dùng từ lâu đời. Thường được sử dụng dưới dạng rượu Ba kích, có vị cay ngọt, hỗ trợ mạnh gân cốt, điều trị phong thấp, đặc biệt là điều trị các bệnh sinh lý của nam giới như xuất tinh sớm, liệt dương,…

Bạch linh

Bạch linh còn có tên gọi khác Phục linh, là một loại nấm mọc ký sinh hoặc hoại sinh trên rễ cây thông. Được ví như vị thuốc quý trong nhiều bài thuốc cổ truyền, có vị ngọt nhạt, thường được sử dụng để chữa bụng đầy hơi, tiêu chảy, kém ăn, an thần, lưu thông khí huyết và bổ toàn thân.

Đỗ trọng

Đỗ trọng là bài thuốc rất hiếm để bắt gặp tại Việt Nam, rất ít mọc hoang và nếu có thường có thể trồng tại xứ lạnh quanh năm như Sapa, nhưng hiện nay hầu như Đỗ trọng đều được nhập khẩu từ Trung Quốc. Được ví như một bài thuốc quan trọng trong việc chữa hiếm muộn, liệt dương, thai động, thai lậu, trụy thai,…

Đậu đen

Đậu đen là loại đậu có vị ngọt được giới Đông y cho rằng sắc thái thuộc hành thủy và hình dáng giống thận nên đậu đen có thể giải độc, bổ thận, huyết và bồi bổ cơ thể.

Tục đoạn

Tục đoạn là một bộ rễ đã được phơi và sấy khô từ cây Xuyên tục đoạn, có vị đắng, cay, có tác dụng bổ can ích thận, nối liền gân cốt, trị phong thấp hiệu quả như Tuzamin, hỗ trợ lưu thông huyết mạch, cầm máu, giảm đau.

Cỏ mực

Cây cỏ mực còn được gọi là cây kim lăng thảo, cây nhọ nồi. Cỏ mực thường được người dân dùng để chữa trị chứng suy thận, đặc biệt vị chua, tính hàn có trong cỏ mực còn giúp thanh nhiệt, bổ thận và ổn định chức năng thận.

Cỏ xước

Các bộ phận của cây cỏ xước đều được sử dụng từ thân, lá, hoa cho đến rễ để bào chế thuốc có tác dụng lưu thông huyết, bổ thận, mạnh gân cốt. Cây cỏ xước có vị chua, đắng và thanh nhiệt cơ thể.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc bổ thận Đông y

  • Sử dụng thuốc cần căn cứ đúng đặc điểm bệnh lý cụ thể để bốc thuốc.
  • Thuốc bổ thận Đông y hầu hết đều phải bỏ thêm đường uống. Muốn thuốc hấp thụ và phát huy tác dụng cao nhất, cần chú ý nâng cao công năng của tỳ vị.
  • Dùng thuốc bổ cần dựa vào đặc điểm thời tiết, theo mùa để các phủ tạng của cơ thể để lựa chọn loại thuốc bổ phù hợp.
  • Có sự chỉ định của thầy thuốc Đông y trước khi sử dụng. Nên bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ trong bữa ăn, vận động vừa phải, đều đặn trước khi sử dụng thuốc.

Tuy các vị thuốc bổ thận Đông y được kể trong bài viết là những bài thuốc nổi tiếng, có hiệu quả trong quá trình chữa trị và tăng cường sức khỏe cho người bệnh, nhưng mọi thứ đều phải được sử dụng đúng người, đúng bệnh, đúng liều lượng và được bào chế đúng cách theo đơn thuốc từ bác sĩ Đông y, sau quá trình chẩn đoán và thăm khám kỹ lưỡng tránh dẫn đến nhiều tai hại không mong muốn.

Kim Ngân

Nguồn tham khảo: Tổng hợp