Các yếu tố cấu thành tội phạm ?

Video các yếu tố cấu thành tội phạm gồm

Cấu thành tôi phạm là gì ? Các yếu tố cấu thành tội phạm ? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cấu thành tội phạm là gì ?

Cấu thành tội phạm là tất cả các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của một tội phạm cụ thể. Các dấu hiệu này phản ánh đúng bản chất của tội phạm cụ thể, phải có tác dụng phân biệt tội này với tội phạm khác.

Cấu thành tội phạm phải có những dấu hiệu bắt buộc, gồm dấu hiệu bắt buộc chung của tất cả mọi cấu thành và dấu hiệu bắt buộc riêng của từng cấu thành tội phạm cụ thể.

Dấu hiệu bắt buộc chung: lỗi, hành vi, năng lực trách nhiệm hình sự…

Dấu hiệu bắt buộc riêng: dấu hiệu phản ánh bản chất riêng biệt của tội phạm cụ thể

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Muốn thỏa mãn được cấu thành tội phạm thì phải thỏa mãn đủ 4 yếu tố cấu thành tội phạm.

Chủ thể

Chủ thể của tội phạm là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, theo quy định của Bộ luật hình sự đó là tội phạm, đủ tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự.

– Năng lực trách nhiệm hình sự: khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội

– Tuổi chịu trách nhiệm hình sự : Người từ 14 – 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự với tội danh rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Người từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự với tất cả mọi tội phạm.

Khách thể

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại và được Bộ luật Hình sự bảo vệ. Nếu quan hệ xã hội không bị xâm hại thì sẽ không có hành vi nguy hiểm cho xã hội và sẽ không có tội phạm.

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại và được Bộ luật hình sự bảo vệ. Nếu quan hệ xã hội không bị xâm hại thì sẽ không có hành vi nguy hiểm cho xã hội và sẽ không có tội phạm.

Yếu tố khách quan

Yếu tố khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội như thế nào, tính trái pháp luật của hành vi, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi – hậu quả, công cụ, hoàn cảnh, thời gian, địa điểm phạm tội ra sao ?

Thông qua biểu hiện bên ngoài của tội phạm có thể đánh giá được tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm.

Yếu tố chủ quan

Đây là những biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạm được phản ánh qua hình thức động cơ, mục đích, động cơ phạm tội.

Bất cứ tội phạm nào cũng thực hiện hành vi một cách có lỗi. Bao gồm lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý.

– Cố ý phạm tội

+ Cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là gây nguy hại cho xã hội, biết trước được hậu quả của hành vi, mong muốn hành vi đó xảy ra.

+ Cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, biết trước hậu quả của hành vi đó, có thể không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để hành vi đó xảy ra.

– Vô ý phạm tội

Người phạm tội biết được hành vi của mình có thể gây nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Người phạm tội không thấy được hành vi của mình có thể gây ra nguy hại cho xã hội.

* Để xác định một hành vi bị coi là tội phạm thì cần phải xác định đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Và xác định được các dấu hiệu cấu thành tội phạm là điều kiện cần và đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi phạm tội.

>>Xem thêm: Tội phạm là gì? Phân loại tội phạm theo Bộ luật Hình sự

Trên đây là bài viết của LawKey về các yếu tố cấu thành tội phạm. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.