Môn: Nhà nước Pháp luật
YẾU TỐ CẤU THÀNH VI PHẠM PHÁP LUẬT
1. Khái niệm vi phạm pháp luật
Bạn đang xem: YẾU TỐ CẤU Thành VI PHẠM PHÁP LUẬT
Vi phạm pháp luật: là hành vi trái pháp luật và chứa đựng lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
2. Dấu hiệu vi phạm pháp luật
Dấu hiệu hành vi: Vi phạm pháp luật phải là hành vi của cá nhân (hoặc tổ chức nhất định) xử sự thực tế, có thể được thực hiện bằng hành động (VD: giết người, gây thương tích…) hoặc không bằng hành động (VD: trốn nghĩa vụ nộp thuế…). Vì vậy, phải căn cứ vào hành vi thực tế của các chủ thể mới có thể xác định được là họ thực hiện pháp luật hay vi phạm pháp luật.
Dấu hiệu trái pháp luật: Hành vi của con người có thể được các quy phạm xã hội khác nhau cùng điều chỉnh. Một hành vi được coi là trái pháp luật khi nó không phù hợp với các quy định của pháp luật, xâm hại tới quyền của công dân, tài sản của Nhà nước… Sự quy định của pháp luật là cơ sở pháp lý để xác định tính trái pháp luật trong một hành vi cụ thể. Thông thường, một người không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình nếu hành vi đó chưa được pháp luật quy định.
Dấu hiệu năng lực trách nhiệm pháp lý: Hành vi trái pháp luật được xác định do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện. Người có năng lực hành vi là người có khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi, việc làm của mình và chịu trách nhiệm về hành vi của mình đã thực hiện.
Dấu hiệu lỗi : Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật chứa đựng lỗi của chủ thể hành vi. Để xác định hành vi vi phạm pháp luật phải xem xét cả mặt chủ quan của hành vi, tức là xác định lỗi, biểu hiện trạng thái tâm lý của người thực hiện hành vi đó. Trạng thái tâm lý có thể là cố ý hay vô ý. Lỗi là yếu tố không thể thiếu được để xác định hành vi vi phạm pháp luật và lỗi cũng là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể của hành vi vi phạm pháp luật. Trong trường hợp chủ thể thực hiện một xử sự có tính chất trái pháp luật nhưng chủ thể không nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội hoặc nhận thức được hành vi và hậu quả của hành vi của mình nhưng không điều khiển được hành vi của mình thì không bị coi là có lỗi và không phải là vi phạm pháp luật.
Dấu hiệu quan hệ xã hội bị xâm hại: Vi phạm pháp luật là hành vi xâm hại trực tiếp hoặc gián tiếp tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo v ệ, tức là làm biến dạng đi cách xử sự là nội dung của quan hệ pháp luật đó.
Xem thêm : Size áo lót 75B tương đương size bao nhiêu, to hay nhỏ?
3. Yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật
Chủ thể của vi phạm pháp luật: là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi trái pháp luật. Mỗi loại vi phạm pháp luật đều có cơ cấu chủ thể riêng tùy thuôc vào mức độ xâm hại các quan hệ xã hộ i được pháp luậ t bảọ vệ
Lỗi vô ý do cẩu thả: là lỗi của một chủ thể đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù có thể thấy trước và phải thấy trước hậu quả này.
Lỗi vô ý vì quá tự tin: là lỗi của một chủ thể tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội song tin chắc rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc cỏ thể ngăn ngừa được nên mới thực hiện và có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Động cơ : là cái thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Mục đích: là kết quả cuối cùng mà chủ thể vi phạm pháp luật mong đạt tới khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Măt khách quan của vi phạm pháp luậ ṭ
Măt khách quan của vi phạm pháp luậ t là những biểu hiệ n ra bên ngoài thế giớị khách quan của vi phạm pháp luât. Nó bao gồm hành vi trái pháp luậ t, sự thiệ t hạị cho xã hôi và quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luậ t và sự thiệ t hại cho xạ̃ hôi, thời gian, địa điểm, công cụ vi phạm. Trước hết phải xác định xem vụ việ c vừạ xảy ra có phải do hành vi của con người hay không, nếu phải thì hành vi đó có trái pháp luât không, nếu trái pháp luậ t thì trái như thế nào. Sự thiệ t hại cho xã hộ i lạ̀ những tổn thất về vât chất hoặ c tinh thần do hành vi trái pháp luậ t gây ra.̣
Quan hê nhân quả giữa hành vi trái pháp luậ t và sự thiệ t hại cho xã hộ i là việ c xác̣ định xem hành vi trái pháp luât có phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự thiệ t hạị cho xã hôi hay không và sự thiệ t hại cho xã hộ i có phải kết quả tất yếu của hành vị trái pháp luât hay không, vì thực tế có trường hợp hành vi trái pháp luậ t không trực̣ tiếp gây ra sự thiêt hại cho xã hộ i, mà sự thiệ t hại đó do nguyên nhân khác. Ngoàị
ra con phải xác định: thời gian vi phạm pháp luât là giờ, ngày, tháng, năm nào. Địạ điểm vi phạm pháp luât là ở đâu. Phương tiệ n thực hiệ n hành vi vi phạm pháp luậ ṭ là gì.
Hành vi trái pháp luật (hay còn gọi là hành vi nguy hiểm cho xã hội): là hành vi trái với các yêu cầu của pháp luật, nó gây ra hoặc đe dọa gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: là những thiệt hại về người và của hoặc những thiệt hại phi vật chất khác do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội: giữa chúng phải có mối quan hệ nội tại và tất yếu với nhau. Hành vi đã chứa đựng mầm gây ra hậu quả hoặc là nguyên nhân trực tiếp của hậu quả nên nó phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian; còn hậu quả phải là kết quả tất yếu của chính hành vi đó mà không phải là của một nguyên nhân khác. Thời gian vi phạm pháp luật: giờ, ngày, tháng, năm xảy ra vi phạm pháp luật. Địa điểm vi phạm pháp luật: là nơi xảy ra vi phạm pháp luật. Phương tiện vi phạm pháp luật : là công cụ mà chủ thể sử dụng để thực hiện hành vi trái pháp luật của mình.
Khi xem xét mặt khách quan của vi phạm pháp luật thì hành vi trái pháp luật luôn luôn là yếu tố bắt buộc phải xác định trong cấu thành của mọi vi phạm pháp luật, còn các yếu tố khác có bắt buộc phải xác định hay không là tuỳ từng trường hợp vi phạm. Có trường hợp hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng là yếu tố bắt buộc phải xác định, có trường hợp địa điểm vi phạm cũng là yếu tố bắt buộc phải xác định.
Hành vi: việc làm của Duân (dùng kim khâu lốp đâm xuyên đầu đứa trẻ sơ sinh 40 ngày tuổi) là hành vi dã man, lấy đi tính mạng đứa trẻ, gây nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Bộ luật hình sự.
Hậu quả: gây nên cái chết của cháu Minh, gây tổn thương tinh thần gia đình đứa trẻ và bất bình trong xã hội. Thiệt hại được gây ra trực tiếp bởi hành vi trái pháp luật.
Thời gian: diễn ra vào sáng ngày 06/11/ Địa điểm: tại nhà bếp của chị Thanh.
Hung khí: là một chiếc kim khâu lốp dài 7cm đã được chuẩn bị từ trước.
Mặt khách thể: Hành vi của Duân đã xâm phạm tới quyền được bảo đảm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, vi phạm đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Mặt chủ quan:
Lỗi: hành vi của Duân là lỗi cố ý trực tiếp. Bởi Duân là người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý, biết rõ việc mình làm là trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng vẫn mong muốn hậu quả xảy ra. Duân có mang theo hung khí và có thủ đoạn tinh vi (lấy cớ nghe điện thoại, che đậy vết thương của bé Minh).
Động cơ: Duân thực hiện hành vi này là do ghen tuông với mẹ đứa trẻ.
Mục đích: Duân muốn giết chết đứa trẻ để trả thù mẹ đứa trẻ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp