Quy tắc bàn tay trái và bàn tay phải trong Marketing!

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video cách áp dụng quy tắc bàn tay trái

Trong kinh doanh có quy tắc bàn tay phải, trong vật lý có quy tắc bàn tay trái, trong marketing cũng có quy tắc tay phải và tay trái riêng biệt. Thực ra câu chuyện về marketing nói chung hay digital marketing đang lên ngôi trong mấy năm gần đây nói riêng đều có 1 bản chất chung đó là “mang sản phẩm/dịch vụ của khách hàng, tiếp cận đến người tiêu dùng”, truyền thống hay trên mạng cũng chỉ khác về kênh phân phối mà thôi. Nếu bạn nghe những thuật ngữ như là account, sampling, client, agency…mà không biết nó là gì, rồi núi nùi trong 1 thế giới toàn thuật ngữ cao siêu thì thoát ra được rồi, việc của bạn không phải là trở thành 1 người thuộc lòng mấy cái thuật ngữ đó, mà việc của bạn là hiểu nguyên tắc dòng chảy trong quảng cáo là được. Bạn dùng thuật ngữ đúng sai gì cũng kệ, không quan trọng, quan trọng là bạn vận hành được nó, để cho ra hiệu quả như mong đợi.

1. Quy tắc bàn tay trái : (Policy + Target) x Điều kiện = CPC phải trả trên 1 đơn vị cạnh tranh

Đầu tiên, tay trái là bàn tay kỹ thuật, nó yêu cầu bạn phải hiểu về bản chất của công cụ mà bạn sử dụng của kênh phân phối, chẳng hạn trong truyền thống, khi làm event thì phải hiểu về âm thanh, ánh sáng, trong tiếp thị offline tại đại lý như siêu thị, các gian hàng phải hiểu vị trí đặt, nơi dòng người thường lui tới và nơi mà người tiêu dùng thường bỏ qua, trong digital thì bản chất phân phối, hiển thị của Facebook, Google, Zalo và luật chơi của nó. Khi bạn hiểu được luật, nắm được toàn bộ chức năng nền tảng có được, thì việc của bạn là tìm ra kẽ hở mà lách luật chứ không phải để tuân theo, người thông minh và có kinh nghiệm sẽ luôn biết cách tìm ra lối đi riêng bằng cách kết hợp các điều kiện lại với nhau, từ đó sẽ chiếm được thế thượng phong trong thị trường, giữa một rừng đối thủ cạnh tranh khốc liệt mỗi ngày.

Ví dụ nhé, ai cũng muốn khi chạy quảng cáo target vào những người thích xe hơi sang trọng để bán được hàng, nhưng khô nỗi không phải chỉ một mình bạn nghĩ ra được, cái gì càng dễ, càng đại trà thì càng nhiều người nhảy vào, cũng vì thế mà sự cạnh tranh trên cái tệp đó ngày 1 cao. Thế thì bây giờ phải làm sao? Dễ lắm, bạn chỉ cần trả lời câu hỏi “Không lẽ người người thích siêu xe ấy lên mạng chỉ coi và xem mỗi nội dung ấy hay sao?”

2. Quy tắc bàn tay phải : (Content + design) x idea/3 = CTR

Khi bạn đã hiểu về luật, thì việc còn lại là tay phải, sáng tạo nội dung cùng hình thức hiển thị, mục đích cốt cũng là để cho người tiêu dùng thấy mẫu quảng cáo thu hút mà ghé thăm cửa hàng hay fanpage. Nội dung ở đây, có thể là hình ảnh, video, câu chữ…bạn làm gì cũng được, nhưng càng xúc tích, càng thâm sâu, thì lại càng phải gần gũi và ngắn gọn, để trong 3s đầu tiên khi người tiêu dùng liếc nhìn qua một mẫu quảng cáo bất kỳ, mẫu quảng cáo của bạn để lại ấn tượng cho khách là bạn đã thành công. Quảng cáo càng viral, chi phí quảng cáo càng rẻ, đây cũng là công thức mà các agency đang cố gắng chạy theo trong thời kỳ lạm phát mất giá như hiện nay, nói đúng hơn theo cách marketer hay nói đó là bằng mọi giá phải tăng được CTR – Click throught rate, chỉ số tương tác

3. Hai tay kết hợp : (CTR + CPC) x RI = Doanh thu

Nói đi cũng nói lại, tay phải hay tay trái, muốn kết hợp và vận hành tốt với nhau được như cách bạn gõ phím bằng 10 ngón tay 1 cách trơn chu, thì cần phải có cái đầu đầy sạn và nhiều kinh nghiệm sương gió từng trải, trải để hiểu lúc nào thì nên cắt giảm ngân sách, lúc nào thì nên đốt tiền nấu trứng. Trải để mà hiểu hành vi, tập quán của người tiêu dùng, cung cấp đúng lúc họ cần, gãi đúng chỗ họ ngứa, có vậy người tiêu dùng mới lòi tiền ra mua hàng của bạn. Công thức ở phía trên, bạn phải lưu ý, khi (CTR + CPC) cũng chỉ mới thành công 1 nửa, nhưng biến Research lại quyết định cuộc chơi ở đây, nếu bạn chẳng nghiên cứu gì, chẳng hiểu gì về khách hàng thì chỉ số RI, tức là chỉ số nghiên cứu thị trường cũng bằng 0, mà thứ gì nhân cho 0 cũng bằng 0 mà thôi, nên hãy chú ý điều này.

Nghe thì có vẻ đơn giản đó, nhưng bạn biết không mỗi kênh, mỗi ngành, mỗi thị trường, mỗi phân khúc lại có tới hàng tá công thức điều kiện kết hợp khác nhau, không thể nào Hoàng nói hết trong 1 clip được, nhưng công thức là không hề đại trà, công thức là của mỗi người, mỗi doanh nghiệp đúc kết riêng, nên lời khuyên là đừng bao giờ đi xin công thức, target, mô hình kinh doanh hay kế hoạch của bất kỳ ai cả, dù có thành công đến mấy thì với bạn vẫn thất bại để tự cá nhân hoá mà thôi.

4. Remember ! Hãy nhớ

Con người vẫn luôn là điểm mấu chốt không thể thiếu, là mắt xích cho mọi thành công, đừng máy móc áp dụng mỗi công thức không. Chúc cho bạn sẽ thành công và tìm được công thức nấu ăn ngon trong quảng cáo nói riêng và marketing nói chung cho doanh nghiệp của mình nhé. Xin chào và hẹn gặp lại.

Lê Hoàng – từ Brandsketer Việt Nam