Cách sơ cứu vết thương ở lòng bàn tay

Video cách băng bó vết thương ở tay

Sơ cứu vết thương ở lòng bàn tay là 1 trong những việc quan trọng, điều này có thể giúp cho người bị thương tránh được nguy cơ nhiễm trùng và lây nhiễm các bệnh nguy hiểm. Hơn nữa, bàn tay là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể tham gia vào nhiều hoạt động hàng ngày, nếu không sơ cứu vết thương ở lòng bàn tay khi bị thương, tình trạng nhiễm trùng và hoại tử là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

2. Cách sơ cứu vết thương ở lòng bàn tay

Sơ cứu vết thương ở lòng bàn tay tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho việc ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương khi đưa người bệnh đến cơ sở y tế có điều kiện hơn. Tùy vào từng trường hợp vết thương mà người sơ cứu nên thực hiện các bước như sau

Sơ cứu vết thương ở lòng bàn tay bị bỏng:

  • Bước 1: Rửa vết thương bỏng bằng nước sạch trong tối thiểu 15 phút để làm nguội các vết bỏng. Điều này giúp người bệnh giảm được tương đối sự đau rát, sưng tấy đồng thời hạn chế vết bỏng gây tổn thương ở các mô nằm sâu hơn. Lưu ý: Chỉ dùng nước mát để rửa vết thương chứ không dùng đá hoặc nước đá bởi việc tiếp xúc với nước đá có thể khiến vết thương trầm trọng hơn
  • Bước 2: Sử dụng gạc sạch, hoặc băng cá nhân vô khuẩn để băng vùng da bị bỏng tránh các nguy cơ gây nhiễm trùng.
  • Bước 3: Thay băng ở bước 2 mỗi ngày một lần. Khi thay băng nên chú ý theo dõi tình hình hồi phục vết thương ở lòng bàn tay, nếu có bất cứ dấu hiệu nào nguy hiểm, hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có điều kiện để được xử trí kịp thời.

Sơ cứu vết thương ở lòng bàn tay bị rách, cắt hay vết thương xuyên thủng:

  • Bước 1: Rửa vết thương dưới dòng nước sạch đồng thời để loại bỏ bụi bẩn và mảnh vụn sót trên vết thương.
  • Bước 2: Tiến hành cầm máu vết thương bằng cách ấn nhẹ tại chỗ
  • Bước 3: Băng vết thương bằng gạc có tẩm povidine 10 để đề phòng nhiễm trùng.
  • Bước 4: Chuyển người bệnh đến cơ sở y tế có điều kiện để tiến hành khâu vết thương.

Lưu ý:

  • Khi tiến hành sơ cứu vết thương ở lòng bàn tay có các vật nhọn đâm sâu thì không nên tự ý loại bỏ vật nhọn ra vì có thể gây sót các mảnh vụn trong vết thương. Nên lập tức đưa người bị thương đến bệnh viện càng nhanh càng tốt
  • Nên dặn dò người bị thương hạn chế cử động tay có vết thương, điều này có thể khiến người bệnh chảy máu nhiều hơn và nguy hiểm tới tính mạng.