1. Tầm quan trọng của sữa mẹ và thời điểm nên cai sữa cho bé
1.1. Sữa mẹ quan trọng như thế nào?
Sữa mẹ có chứa nhiều thành phần thiết yếu quan trọng cho sức khỏe, là nguồn cung cấp dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng và cải thiện tăng trưởng cho trẻ nhỏ:
Lợi ích của việc cho trẻ bú mẹ
– Nước: giúp điều chỉnh nhiệt độ cho cơ thể và sự phát triển của trẻ, nhất là thời điểm 0 – 6 tháng tuổi.
– Chất béo: với các thành phần như DHA, Omega-3, AA, sữa mẹ không thể thiếu cho sự phát phát triển trí não toàn diện của trẻ. Đặc biệt, men tiêu hóa mỡ Lipase trong sữa mẹ còn cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa của trẻ, giảm thiểu tình trạng chướng bụng và đầy hơi.
– Protein: tồn tại dưới dạng huyết thanh nên dễ hấp thu, mềm mại và dễ tiêu hóa. Đây còn là nguồn tăng trưởng trí não và thể chất cho trẻ. Ngoài ra, lysozyme trong sữa mẹ còn kháng khuẩn tốt nên sẽ giúp trẻ chống lại sự xâm hại của các tác nhân bên ngoài môi trường.
– Carbohydrate: Lactose và Oligosaccharide ở trong sữa mẹ là 2 loại cacbohidrat hỗ trợ cho sự phát triển trí não và hoạt động của hệ tiêu hóa ở trẻ.
– Men tiêu hóa: amylase, lipase, oxytocin, prolactin, thyroid trong sữa mẹ vừa tăng sức khỏe đường ruột vừa giúp trẻ cân bằng hệ sinh hóa.
– Vitamin cùng với khoáng chất: canxi, sắt, selen,… của sữa mẹ rất cần đối với sự tăng trưởng và phát triển của hệ xương, răng, trí não và hệ tiêu hóa của trẻ.
– Enzyme: có đến hơn 40 loại enzyme khác nhau trong sữa mẹ tham gia vào hoạt động tiêu hóa của trẻ.
1.2. Thời điểm nên cai sữa cho trẻ
Thời điểm mẹ tìm cách cai sữa cho bé ở mỗi mẹ sẽ có sự khác nhau bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố ở cả mẹ và trẻ nhỏ. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, khi mọi trẻ sơ sinh đều được bú sữa mẹ thì mỗi năm có tới trên 1.5 triệu trẻ em trên thế giới sẽ được cứu sống. Cũng vì lý do này mà Bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và giai đoạn kế sau bên cạnh chế độ dinh dưỡng khác, việc bú mẹ vẫn nên được duy trì tối thiểu cho đến khi trẻ được 2 tuổi.
Trẻ tự ngồi đứng được và đã ăn dặm được ít nhất 5 tháng là thời điểm có thể cai sữa mẹ
Những mốc sau được khuyến cáo có thể cân nhắc để cai sữa cho trẻ: Hãy bắt đầu cai sữa khi con có những “biểu hiện sẵn sàng” như: ngồi vững, đi nhanh, có thể leo trèo cầu thang và có khả năng ăn thô tốt, tư duy ngôn ngữ tốt, nói được câu ngắn có nghĩa,… Như vậy trẻ có thể đói biết kêu, biết tìm đồ ăn, biết nhìn thấy đồ ăn thì có phản ứng:
– Tự ngồi thẳng: khi bé được gần 1 tuổi và tự ngồi thẳng được là lúc hệ thần kinh và hệ vận động phát triển cứng cáp hơn. Lúc này nếu cai sữa thì trẻ vẫn có sức đề kháng để chống lại tác nhân bên ngoài.
Xem thêm : Chu vi vòng bụng thai nhi là gì? Làm sao để tính chu vi vòng bụng thai nhi?
– Bập bẹ tập nói: lúc này hệ thần kinh não bộ của trẻ đã phát triển mạnh mẽ, các giác quan đã phát triển hoàn thiện. Nếu cai sữa mẹ thì trẻ cần được tăng lượng sữa ngoài lên khoảng 500 – 600ml kết hợp bổ sung nhiều loại thực phẩm khác nhau trong chế độ ăn hàng ngày.
– Hoàn thiện hệ tiêu hóa: giai đoạn 1.5 – 2 tuổi là thời điểm hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển mạnh và hoàn thiện, khả năng ăn thô của trẻ tốt hơn nên có thể cai sữa.
– Phân biệt được màu sắc: đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ về nhận thức.
– Tham gia được nhiều hoạt động thể chất: 2 – 2.5 tuổi là lúc trẻ đã cứng cáp, tham gia tốt các hoạt động leo, bò, chạy, đi. Thời điểm này sức đề kháng của trẻ cũng đã tốt hơn nhiều nên cai sữa tương đối an toàn.
Ngoài những mốc trên đây thì trường hợp mẹ cần phải dùng thuốc kháng sinh, mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh liên quan tới đầu ngực hoặc bầu ngực thì cũng cần cai sữa ngay cho trẻ để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.
2. Cách cai sữa cho bé nhanh và an toàn
2.1. Nguyên tắc cai sữa cho bé
Dù thực hiện cách cai sữa cho bé nào thì mẹ cũng cần lưu ý nguyên tắc:
– Không chọn thời điểm trẻ đang bị bệnh hay đang có sức khỏe không tốt để cai sữa vì nó dễ khiến trẻ bị còi xương, biếng ăn.
– Giai đoạn giao mùa hoặc khi thời tiết đang quá lạnh hay quá nóng.
– Chú ý đến cân nặng, sự thay đổi về xương và răng, sự thay đổi về thể chất và tâm lý của trẻ.
– Hiểu rõ phương pháp cho trẻ ăn dặm và nên tập cho trẻ ăn dặm ít nhất 5 – 6 tháng trước khi cai sữa.
– Tuyệt đối không được ép trẻ ăn.
2.2. Cách cai sữa cho bé
– Ngụy trang đầu ti tạo cảm giác xa lạ
Đây là cách cai sữa cho bé đã được nhiều người thực hiện thành công. Do bé đã quen với hình dáng và màu sắc của đầu ti mẹ trong một thời gian dài nên khi làm cho đầu ti khác lạ, nhiều bé sẽ tự động tránh xa rồi dần dần bỏ được việc ti mẹ. Các cách ngụy trang đơn giản là: vẽ, bôi nghệ, bôi bột than,… lên đầu ti.
Dùng ti giả là một trong các cách cai sữa cho bé được nhiều mẹ áp dụng
Xem thêm : Bầu 3 tháng đầu ăn vải được không? Cách ăn vải thế nào cho đúng
– Đổi vị đầu ti
Khi vị đầu ti không còn quen thuộc như bấy lâu trẻ vẫn bú thì trẻ sẽ không còn muốn ti nữa. Thay vì cho con bú mẹ trực tiếp mẹ có thể vắt sữa cho vào bình để bé tập làm quen với bình, dần dần bé sẽ quen bình và bỏ bú mẹ.
– Tránh mặt
Nếu khi cai sữa mẹ mà bé quấy khóc nhiều thì mẹ nên tạm thời tránh mặt để bé không đòi mẹ. Cách cai sữa cho bé này không được khuyến khích nhiều vì dễ làm cho bé có cảm giác sợ hãi, thiếu an toàn.
– Tăng bữa ăn trong ngày
Tăng thêm bữa phụ cho bé bằng các món ăn thơm ngon bổ dưỡng giúp cho bé không còn cảm giác đói thì sẽ giảm đòi bú mẹ.
– Ngậm ti giả
Khi trẻ được 3 tháng tuổi mẹ có thể tập cho con ngậm ti giả để sau này quen với việc bỏ ti mẹ và chuyển sang ti bình. Việc này sẽ giúp cho trẻ dễ cai sữa hơn. Tuy nhiên, nếu chọn cách này thì sau đó mẹ lại sẽ mất thêm một khoảng thời gian cai ti giả cho con mình.
2.3. Khi cai sữa cần lưu ý
– Đối với mẹ
+ Không cắt sữa mẹ đột ngột mà nên giảm dần dần tần suất.
+ Massage ngực hoặc hút sữa ra ngoài trong giai đoạn cai sữa cho con để tránh căng tức ngực.
– Đối với bé
+ Kiên nhẫn chơi đùa, dỗ dành bé trong thời gian cai sữa vì nhiều trẻ sẽ quấy khóc và cáu kỉnh rất nghiêm trọng.
+ Chọn thời điểm tốt về thời tiết và bé có sức khỏe ổn định để cai sữa.
Cai sữa mẹ là một mốc quan trọng và không hề dễ dàng nên việc chọn được cách cai sữa cho bé phù hợp với cả hai mẹ con là cần thiết. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp quý khách có thêm kinh nghiệm để giảm thiểu “đau thương” cho trẻ trong quá trình “chia tay” sữa mẹ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp