1. Công năng chủ trị của kê nội kim
Kê nội kim còn gọi: Kê hoàng bì, hóa thạch đản.
Bạn đang xem: Màng mề gà – vị thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa, tiết niệu
Kê nội kim là màng trong (nội mạc) của mề (dạ dày) con gà, thuộc họ Trĩ (Phasianidae); có tác dụng làm tiết dịch vị, tăng độ toan dạ dày, tăng cường nhu động dạ dày. Ngoài ra, còn có khả năng đẩy nhanh tác dụng loại bỏ phóng xạ strontium.
Tính vị quy kinh: Kê nội kim có vị ngọt, tính bình; vào kinh tỳ, vị, tiểu trường và bàng quang.
Công năng chủ trị: Tiêu thực hóa tích, kiện tỳ dưỡng vị, tiêu thạch; dùng cho các trường hợp ăn uống không tiêu, trẻ em suy dinh dưỡng, di tinh, di niệu, sỏi đường mật, sỏi đường tiết niệu, hội chứng lỵ. Theo kinh nghiệm, kê nội kim sao đen, nghiền bột, uống tốt hơn dùng dạng sắc.
Liều dùng: 4g đến 16g. Thuốc bột: 2g đến 4g.
2. Một số đơn thuốc ứng dụng lâm sàng
Xem thêm : Tổng hợp ngày tốt cho tuổi Canh Ngọ năm 2024 để tiến hành việc đại sự
Tiêu thực hóa tích: Dùng khi thức ăn tích trệ, bụng trướng, kém ăn.
+ Kê nội kim sao 125g. Nghiền thành bột. Mỗi lần uống 8g, ngày uống 2 lần, chiêu với nước đun sôi. Trị thức ăn tích trệ không tiêu, bụng dạ dày đầy trướng.
+ Kê nội kim 16g, sơn giáp chế 8g, miết giáp chế 60g. Nghiền chung thành bột mịn. Mỗi lần uống 2g – 4g, ngày uống 1 lần. Trị cam tích (suy dinh dưỡng) trẻ em, bụng ngực trướng đầy.
Kiện tỳ, trị tiêu chảy: Dùng khi tỳ hư, tiêu chảy lâu ngày không khỏi.
+ Kê nội kim sao, bạch truật sao, liều lượng bằng nhau 100g, nghiền thành bột. Mỗi lần 8g, ngày uống 2 lần, chiêu với nước đun sôi, uống trước bữa ăn. Trị viêm ruột mạn tính, tiêu chảy, ruột dạ dày trướng đầy khó chịu.
+ Bánh ích tỳ: Kê nội kim, bạch truật, gừng khô, mỗi thứ 100g; đại táo nhục 200g, hấp chín. Ba vị trên sao, nghiền thành bột, thêm táo nhục, giã nát làm bánh, sấy khô. Mỗi lần uống 12g, ngày uống 2 lần, uống khi đói. Trị tỳ hư tiêu chảy, tiêu hóa khó.
Xem thêm : Nhân hóa là gì? Ví dụ về nhân hóa
Tan sỏi thông tiện: Dùng trị sỏi bàng quang.
+ Bột tan sỏi: Bột lục nhất tán (6 phần hoạt thạch, 1 phần cam thảo) 63g, kê nội kim 12g. Nghiền thành bột mịn. Mỗi lần uống 4g – 8g. Trị sỏi thận và bàng quang.
+ Kê nội kim sao tồn tính, nghiền thành bột mịn. Dùng ngoài trị viêm xoang miệng, viêm lợi, viêm hạnh nhân. Có thể trộn với mật ong thành thuốc cao bôi, trị cước mùa đông.
3. Một số thực đơn chữa bệnh có kê nội kim
– Kê nội kim tán 1: Kê nội kim tán mịn, uống với sữa. Dùng cho các trường hợp đầy bụng không tiêu.
– Kê nội kim tán 2: Kê nội kim sao tồn tính, tán mịn, uống với chút rượu; dùng cho các trường hợp nôn nấc, ăn vào nôn thổ ra. Các triệu chứng này hay gặp trong viêm dạ dày cấp có phù nề chít hẹp môn vị, hoặc hẹp môn vị do viêm loét dạ dày, tá tràng.
– Kê nội kim trần bì sa nhân tán: Kê nội kim 6g, trần bì 30g, sa nhân 1,5g; cả 3 thứ này đã được sao và tán bột để sẵn, gạo tẻ 50g nấu cháo. Cháo được cho bột thuốc vào, thêm đường khuấy đều, cho ăn. Chỉ định cho trẻ em suy dinh dưỡng.
– Cháo kê nội kim: Kê nội kim 10g sao giòn tán mịn, gạo tẻ 50- 80g, đường trắng liều lượng thích hợp cùng đem nấu cháo. Khi cháo được cho bột kê nội kim vào, đun tiếp cho sôi lăn tăn là được. Dùng cho các trường hợp ăn kém chậm tiêu đầy bụng, trẻ em suy dinh dưỡng.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp