Người lớn bị hắt hơi sổ mũi đa phần là do cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, triệu chứng này lại khiến người bệnh rất khó chịu và cần tìm đến các cách trị hắt hơi sổ mũi ngay tại nhà. Trong bài viết này, Sao Thái Dương sẽ chia sẻ cho bạn 20+ cách trị hắt hơi sổ mũi nhanh và an toàn tại nhà.
20+ Cách trị hắt hơi sổ mũi tại nhà đơn giản, hiệu quả bất ngờ
Cách trị hắt hơi sổ mũi tại nhà là chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm, đặc biệt trong những thời điểm chuyển mùa. Dưới đây là một số cách trị hắt hơi sổ mũi đơn giản mà người bệnh có thể áp dụng để làm giảm các triệu chứng:
Bạn đang xem: 20+ cách trị hắt hơi sổ mũi nhanh nhất tại nhà an toàn và hiệu quả
Uống nhiều nước trị hắt hơi sổ mũi
Nếu bạn đang gặp vấn đề với chảy nước mũi và nghẹt mũi, việc uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giữ cho cơ thể không mất nước. Nước giúp làm loãng chất nhầy trong mũi, giảm cảm giác nghẹt mũi và làm cho quá trình xì mũi dễ dàng hơn. Tuyệt đối tránh những thức uống làm mất nước như cà phê hoặc đồ uống có chứa cồn. Nước lọc, nước trái cây và nước thể thao là những lựa chọn tốt để duy trì đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.
Uống trà ấm mẹo chữa hắt hơi sổ mũi
Trà nóng có thể là một biện pháp hữu ích để giảm triệu chứng sổ mũi. Hơi nước ấm từ trà không chỉ giúp thông mũi mà còn giảm cảm giác khó chịu. Ngoài ra, những loại trà thảo mộc chứa các thành phần như hoa cúc, gừng, bạc hà hoặc cây tầm mã có thể hỗ trợ giảm viêm và kháng histamin. Trà thảo mộc còn mang lại lợi ích cho họng và giảm cảm giác đau nhức.
Xông hơi mặt hoặc tắm nước ấm chữa bệnh hắt hơi sổ mũi
Theo chuyên gia, xông hơi mặt bằng nước nóng là một phương pháp hiệu quả để giảm chảy nước mũi tại nhà và giảm thời gian hồi phục. Để thực hiện đúng cách, bạn có thể:
- Cho nước nóng (không sôi) vào một tô lớn.
- Đưa mặt gần tô nước, giữ khoảng cách 30cm để tránh bỏng da.
- Hít thở hơi nước sâu bằng mũi. Sau đó, xì mũi để loại bỏ chất nhầy.
Bạn cũng có thể thêm vài giọt tinh dầu thông mũi vào tô nước để tăng hiệu quả. Với mỗi 30ml nước, thêm 2 giọt tinh dầu như bạch đàn, bạc hà, thông, hương thảo, xô thơm và húng tây để giúp thông mũi. Thực hiện mỗi ngày 2 lần.
Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu và cách xử lý vết côn trùng cắn
Rửa mũi bằng bình rửa mũi cách làm hết sổ mũi tại nhà
Đối với các vấn đề về xoang như chảy nước mũi, phương pháp phổ biến nhất để giải quyết là rửa mũi bằng bình rửa mũi. Đây là một thiết bị hữu ích giúp làm sạch xoang mũi hiệu quả hơn. Để đạt kết quả tốt, bạn cần sử dụng bình đúng cách để tránh tình trạng chảy nước mũi trở nên nghiêm trọng hơn hoặc gặp phải nhiễm trùng xoang. Hãy luôn sử dụng nước vô trùng hoặc nước cất để rửa mũi, tránh sử dụng nước máy. Dưới đây là cách làm hết sổ mũi tại nhà:
- Nghiêng đầu một góc 45 độ về phía chậu hoặc bồn rửa mặt, sử dụng bình xịt để phun nước muối từ lỗ mũi này sang lỗ mũi khác. Tránh ngả đầu quá mức để tránh nước muối chảy ngược vào mũi.
- Đặt vòi vào một bên mũi, mở miệng và xịt nước muối sinh lý từ từ vào khoang mũi. Hít thở qua miệng và kiểm soát lượng nước muối.
- Nhẹ nhàng xì mũi để kiểm tra sự sạch sẽ bên trong. Nếu cần, lặp lại quy trình rửa mũi bằng nước muối sinh lý theo hướng dẫn trên.
Mẹo chữa sổ mũi hắt hơi bằng thực phẩm giàu Quercetin
Quercetin với đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh dị ứng, bao gồm viêm mũi dị ứng. Quercetin hoạt động như một chất kháng histamine tự nhiên, giúp giảm các triệu chứng khó chịu. Bạn có thể bổ sung Quercetin thông qua các thực phẩm như táo, nho, quả mọng, súp lơ xanh, hành tây và có thể tìm thấy trong một số loại rượu vang và thảo mộc.
Súc miệng bằng nước muối ấm
Súc miệng bằng nước muối ấm là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả trong việc điều trị sổ mũi. Thông qua việc súc miệng, đờm và chất nhầy tích tụ trong cổ họng và khoang mũi sẽ được hóa lỏng, đồng thời làm sạch cổ họng và loại bỏ vi khuẩn. Bạn nên súc miệng 2 lần ngày vào buổi sáng và tối.
Ăn thực phẩm cay, nóng cách trị sổ mũi nhanh nhất
Mặc dù thực phẩm cay có thể khiến bạn chảy nước mũi nhiều hơn, nhưng chúng có thể giúp giải quyết tình trạng hay bị nghẹt mũi khó thở. Thực phẩm cay như ớt, wasabi và gừng chứa chất capsaicin, giúp cơ mũi giãn ra tạm thời, làm cho việc hít thở trở nên dễ dàng. Tuy nhiên, khi hiệu ứng nhiệt biến mất, bạn có thể trải qua tình trạng nghẹt mũi trở lại.
Xem thêm: Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị côn trùng cắn an toàn, nhanh lành
Mẹo chữa hắt hơi sổ mũi bằng nước muối sinh lý
Ngứa mũi, hắt hơi liên tục, sổ mũi, nghẹt mũi là những triệu chứng khó chịu và phổ biến nhất của viêm mũi dị ứng. Một phương pháp hiệu quả để giảm các triệu chứng này là sử dụng dung dịch nước muối sinh lý Natri clorid 0,9%. Bạn có thể mua nước muối sinh lý rửa mũi tại quầy thuốc hoặc tự pha theo hướng dẫn sau và rửa 2 lần/ngày:
- Trộn 1 muỗng cà phê muối và một ít baking soda vào 2 chén nước cất ấm để hòa tan.
- Sử dụng dụng cụ rửa mũi, lấy một lượng nhỏ dung dịch vào một lỗ mũi.
- Cho dung dịch chảy ra ngoài qua lỗ mũi còn lại hoặc miệng.
- Dùng tăm bông để ngoáy mũi nhẹ nhàng giúp loại bỏ chất nhầy dư và dung dịch.
- Lặp lại quy trình với lỗ mũi còn lại.
Bổ sung vitamin C chữa hắt hơi sổ mũi
Viêm mũi dị ứng có thể giảm triệu chứng thông qua bổ sung vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống viêm, oxi hóa. Các thực phẩm giàu vitamin C bao gồm:
- Trái cây múi họ cam quýt: Chanh, cam, bưởi.
- Quả mọng họ berry: Việt quốc, dâu tây, mâm xôi.
- Rau củ: Ớt chuông, súp lơ xanh, kiwi, cà chua.
Mẹo chữa ngứa mũi hắt hơi bằng men vi sinh
Các nghiên cứu cho thấy men vi sinh có thể giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng. Khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, hãy bổ sung men vi sinh qua các thức ăn như sữa chua hay thức uống chứa men sống để giúp cải thiện tình trạng và giảm khó chịu.
Sử dụng máy tạo độ ẩm chữa hắt xì sổ mũi
Khi bị sổ mũi do cảm lạnh, bạn cần sử dụng máy tạo độ ẩm khi đi ngủ để duy trì độ ẩm trong không khí, ngăn không khí trở nên quá khô và làm tăng tình trạng sổ mũi. Đây là cách giảm nghẹt mũi cho trẻ hiệu quả được nhiều phụ huynh áp dụng.
Bấm huyệt chữa hắt hơi sổ mũi
Xem thêm : Hiến pháp là văn bản pháp luật quy định gì?
Sử dụng phương pháp bấm huyệt sẽ giúp tán phong, thông tỷ khiếu, cải thiện các vấn đề nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi dị ứng,… hiệu quả. Bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Huyệt đạo và cách bấm: Các huyệt đạo nằm dọc theo kinh mạch trong cơ thể. Sử dụng ngón tay để tác động lên những điểm này có thể kích thích năng lượng trong cơ thể và giúp chữa hắt hơi, sổ mũi.
- Cách bấm huyệt Nghinh Hương: Huyệt này nằm ở hai bên cánh mũi, cách rãnh mũi má và cánh mũi khoảng 0,8cm. Bấm 2 phút ở mỗi bên khoảng 15 lần, sáng và tối mỗi ngày trong 1 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất. Bạn có thể sử dụng thêm dầu xoa bóp để tăng cường hiệu quả khi thực hiện bấm huyệt.
Điều trị hắt hơi sổ mũi bằng lá húng chanh
Lá húng chanh, hay còn gọi là cây tần dày lá, là một loại thảo dược được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị các vấn đề như ho, hắt hơi, sổ mũi, viêm mũi, và viêm họng. Trong lá húng chanh, chúng ta tìm thấy hàm lượng cao carvacrol và codein, giúp diệt khuẩn, ức chế virus và giảm phản ứng viêm nhiễm trong đường hô hấp.
Uống nước lá húng chanh tươi
- Chuẩn bị khoảng 20g lá húng chanh, rửa và ngâm nước muối để làm sạch.
- Giã nát lá, thêm vào một ít nước sôi, quậy đều và lọc lấy nước cốt.
- Chia uống 2 lần trong ngày khi nước còn âm ấm.
Lá húng chanh hấp đường phèn:
- Thái nhỏ 20g lá húng chanh tươi, rửa sạch.
- Bỏ lá vào chén hấp cùng với đường phèn.
- Uống nước hấp và ăn cả xác lá để có hiệu quả tốt hơn.
Cách chữa hắt hơi sổ mũi hiệu quả từ mật ong kết hợp với chanh tươi
Mật ong giàu vitamin E và chất chống oxy hóa, cùng với chanh tươi – nguồn vitamin C dồi dào, tạo ra một sự kết hợp mạnh mẽ chống viêm, diệt khuẩn và cải thiện tình trạng nhiễm trùng ở đường hô hấp.
Nguyên liệu:
- 2 thìa mật ong nguyên chất.
- Nửa quả chanh tươi.
- 100ml nước ấm.
Cách trị hắt hơi sổ mũi bằng mật ong và chanh:
- Vắt chanh vào ly nước ấm, sau đó thêm mật ong.
- Dùng thìa khuấy đều cho các nguyên liệu hòa quyện.
- Uống từ từ từng ngụm nhỏ.
- Uống 2 ly nước chanh ấm mật ong vào buổi sáng và buổi tối sau ăn 1 tiếng.
Lá húng quế chữa hắt hơi sổ mũi không cần thuốc
Lá húng quế được sử dụng rộng rãi trong điều trị các vấn đề ở đường hô hấp, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến mũi xoang như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, hắt hơi, nghẹt mũi và sổ mũi. Các thành phần như flavonoid, viceninare, và orientin trong lá húng quế có tác dụng sát trùng đường thở, giảm sưng viêm, bảo vệ niêm mạc mũi khỏi tác nhân gây hại, đồng thời tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
- Uống nước lá húng quế: Lấy 1 nắm lá húng quế, rửa sạch, giã nát, quậy đều với một ít nước ấm. Lọc lấy nước cốt và uống mỗi ngày 2 cốc nhỏ.
- Kết hợp lá húng quế với tỏi: Nướng chín 3 – 4 tép tỏi, bỏ vỏ. Giã nát tỏi kết hợp với lá húng quế. Thêm một ít nước, khuấy đều, lọc để loại bỏ bã. Chia nước thu được thành 2 phần và uống hết trong ngày.
Chữa hắt xì sổ mũi liên tục tại nhà bằng lá tía tô
Lá tía tô chứa nhiều hoạt chất quý có khả năng kích hoạt interferon trong cơ thể, giúp cải thiện khả năng miễn dịch và tăng cường khả năng tự tiêu diệt vi khuẩn, virus gây viêm mũi, hắt xì chảy nước mũi.
- Ăn cháo lá tía tô: Trong thời kỳ hắt hơi và sổ mũi, nấu cháo lá tía tô để ăn mỗi ngày. Món ăn này giúp giải cảm, làm ấm cơ thể và ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus gây viêm mũi, từ đó cải thiện tình trạng hắt hơi và sổ mũi.
- Xông hơi: Sử dụng toàn bộ cây tía tô, rửa sạch, nấu với lượng nước vừa đủ để xông mũi hoặc xông hơi toàn thân. Áp dụng mỗi ngày 1 lần để cải thiện triệu chứng sổ mũi, hắt hơi và tắc nghẹt mũi.
Mẹo chữa hắt hơi sổ mũi bằng lá hẹ
Lá hẹ chứa flavonoid giúp kháng viêm, bảo vệ niêm mạc xoang mũi và tiêu diệt gốc tự do có hại cho đường thở. Lutein, zeaxanthin và sulfuric có tác dụng như một loại thuốc kháng sinh, ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn và virus, từ đó cải thiện tình trạng hắt hơi, sổ mũi. Theo y học cổ truyền, lá hẹ có tính ấm, giữ ấm đường thở, thanh nhiệt, tiêu độc, giảm ho và làm tiêu dịch nhầy trong mũi.
Nguyên liệu:
- 10 gram lá hẹ
- 20 gram nghệ tươi
- 1 quả chanh
- Đường phèn
Cách trị hắt hơi sổ mũi bằng lá hẹ:
- Rửa sạch lá hẹ và cắt khúc ngắn.
- Nướng chín nghệ, giã nát.
- Rửa sạch chanh và thái thành lát mỏng.
- Đặt tất cả nguyên liệu vào một cái tô sành, thêm đường phèn và ít nước lọc.
- Hấp cách thủy 20-25 phút.
- Gạn nước hấp và uống mỗi ngày 3 lần khi còn ấm.
- Trẻ em uống 3ml, người lớn uống 5ml mỗi lần.
- Sử dụng sau ăn khoảng 30 phút.
Chữa hắt hơi sổ mũi bằng tỏi và mật ong
Cả mật ong và tỏi đều chứa các chất kháng viêm, kháng khuẩn và kháng virus, giúp đào thải vi khuẩn và bụi bẩn, đồng thời hạn chế chất nhầy gây khó chịu và giúp người bệnh dễ thở hơn.
Cách trị hắt hơi sổ mũi bằng tỏi và mật ong:
Lấy vài tép tỏi bóc vỏ, ép nhuyễn rồi trộn với mật ong theo tỷ lệ 2:1. Dùng bông thấm hỗn hợp này và đặt vào mũi để giảm ngứa mũi, hắt hơi và ngạt mũi. Thực hiện 2 lần/ngày.
Cách chữa hắt hơi sổ mũi tại nhà bằng tinh bột nghệ
Nghệ với curcumin là thành phần chính, không chỉ giúp tăng cường khả năng miễn dịch mà còn chống viêm cho cơ thể, giúp kiểm soát nhiều dấu hiệu của viêm mũi dị ứng như ho, ngứa mũi, hắt hơi liên tục, khô miệng và nghẹt mũi.
- Uống một ly sữa nghệ ấm mỗi ngày: Sử dụng một ly sữa nghệ ấm hàng ngày để tận dụng lợi ích của curcumin trong việc kiểm soát triệu chứng viêm mũi dị ứng.
- Ngâm bột nghệ và mật ong: ngâm bột nghệ và mật ong, sau đó uống hỗn hợp này hai lần mỗi ngày để giảm triệu chứng. Mỗi lần, sử dụng một muỗng cà phê dung dịch pha với nước ấm.
- Bổ sung nghệ vào thực phẩm hoặc uống bột nghệ: thêm nghệ vào các món ăn hoặc uống bột nghệ sau khi tham khảo ý kiến từ những người có chuyên môn để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng gừng chữa sổ mũi hắt hơi
Gừng là phương thuốc tự nhiên, dễ kiếm và an toàn cho mọi đối tượng, giúp chữa sổ mũi và hắt hơi. Shogaols, gingerols là những hoạt chất trong gừng giúp giảm đau nhức mũi xoang, có khả năng sát khuẩn, tiêu viêm, giảm tiết dịch nhầy trong mũi xoang, từ đó cải thiện triệu chứng hắt hơi và sổ mũi.
Xem thêm : Công thức 7 hằng đẳng thức đáng nhớ
Khi sử dụng tinh dầu gừng, đường hô hấp sẽ được giữ ấm, kích thích lưu thông máu đến vùng mũi xoang, làm giảm các triệu chứng đau đầu, đau lưng, đau vai gáy, bàn chân tay lạnh, nhanh chóng chữa lành tình trạng tổn thương và nhiễm trùng trong xoang mũi.
Uống trà gừng:
- Lấy 1 nhánh gừng nhỏ, giã nát và bỏ vào ấm hãm trà.
- Thêm nước sôi và ủ trong 10 phút.
- Uống nguyên chất hoặc thêm mật ong để tăng vị và dễ uống hơn.
Ngâm chân với nước gừng:
- Đập dập gừng tươi và đun sôi chung với 500ml nước.
- Đun sôi trong 10 phút, sau đó đổ nước gừng vào một chậu nhỏ.
- Nhúng cả hai chân vào nước ấm khi nước đã nguội đến 40-45 độ.
- Thực hiện mỗi ngày trước khi đi ngủ để giúp đả thông kinh mạch, giữ ấm cơ thể và giảm triệu chứng hắt hơi, sổ mũi.
Dùng tinh dầu gừng:
- Thêm vài giọt tinh dầu gừng vào nước ấm trong chậu để tắm.
- Có tác dụng cải thiện tình trạng hắt hơi, sổ mũi, hỗ trợ điều trị cảm lạnh, cảm cúm, và viêm mũi xoang.
Sử dụng thuốc trị hắt hơi sổ mũi
Trước khi bắt đầu điều trị hắt hơi sổ mũi, bạn cần tham khảo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Họ có thể đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng sức khỏe của bạn và đề xuất loại thuốc điều trị phù hợp.
Nhóm thuốc kháng Histamin
Hắt hơi sổ mũi thường đi kèm với ho, nhức đầu, đau nhức cơ và sốt. Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo sự kết hợp của nhiều loại thuốc để đối phó với tình trạng này. Trong số đó, nhóm thuốc kháng histamin được coi là hiệu quả nhất.
Thuốc kháng histamin như Brompheniramine và chlorpheniramine là những hoạt chất phổ biến, giúp giảm hiện tượng hắt hơi sổ mũi và ho. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là nhóm thuốc này thường gây buồn ngủ. Người lớn sử dụng chúng cần hạn chế việc lái xe hoặc thực hiện các công việc đòi hỏi sự tập trung cao.
Nhóm thuốc kháng sinh
Đối với những trường hợp hắt hơi sổ mũi do viêm mũi dị ứng, nhóm thuốc kháng sinh là lựa chọn chủ yếu. Tuy nhiên, bạn không tự y áp dụng kháng sinh mà không có chỉ định từ bác sĩ, vì sự lạm dụng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn, kháng thuốc và làm tăng khó khăn trong việc điều trị bệnh.
Nhóm thuốc corticoid
Trong trường hợp viêm mũi hoặc viêm xoang nặng, nhóm thuốc corticoid được sử dụng dưới dạng dung dịch nhỏ hoặc xịt. Tuy nhiên, cần lưu ý việc sử dụng corticoid dạng viên trong thời gian dài có thể gây tác dụng phụ. Do đó, chỉ nên sử dụng nhóm thuốc này khi được kê đơn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị.
Các loại thuốc hạ sốt, giảm đau
Tuy không phải nhóm thuốc trực tiếp làm giảm các triệu chứng hắt hơi sổ mũi, nhưng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau lại giúp kiểm soát những nguyên nhân gây nên hắt hơi sổ. Một số loại thuốc thường được các bác sĩ chỉ định như paracetamol, ibuprofen, aspirin.
Khi sử dụng các nhóm thuốc này, người bệnh cần lưu ý đến những tác dụng phụ không mong muốn như:
- Paracetamol có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan
- Ibuprofen và aspirin có nguy cơ gây kích ứng và làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
Thuốc giảm ho
Một trong những nguyên nhân thường gặp khiến người bệnh bị hắt hơi sổ mũi là cảm lạnh, vì vậy hầu hết người bệnh đều có kèm thêm triệu chứng ho. Nhóm thuốc giảm ho có tác dụng ức chế trung tâm ho ở hệ thần kinh trung ương, giúp giảm ho. Các thuốc giảm ho bạn có thể được các bác sĩ kê đơn là codein, dextromethorphan, pholcodine.
Tuy nhiên, các loại thuốc này cũng có những tác dụng phụ nhất định như: Codein gây táo bón và buồn ngủ, dextromethorphan và pholcodine cũng có thể gây buồn ngủ nhưng ở mức độ nhẹ hơn.
Thuốc thông mũi
Bên cạnh các triệu chứng nêu trên, người lớn hắt hơi sổ mũi còn thường kèm theo triệu chứng nghẹt mũi khó chịu. Việc sử dụng các loại thuốc thông mũi là cần thiết, chúng có tác dụng co mạch, giúp làm giảm sưng, giảm viêm niêm mạc mũi và giảm cảm giác khó chịu. Các loại thuốc thông mũi thường sử dụng bao gồm: Ephedrine, phenylephrine, pseudoephedrine.
Tuy nhiên, nhóm thuốc này lại có nguy cơ làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, từ đó gây khó ngủ nếu như người bệnh dùng thuốc vào buổi tối. Người bệnh có tiền sử tăng nhãn áp hay tăng huyết áp cần báo cho các bác sĩ để được chỉ định các loại thuốc phù hợp.
Lưu ý khi chữa hắt hơi sổ mũi tại nhà
Hắt hơi sổ mũi không chỉ xuất phát từ một nguyên nhân duy nhất. Do đó, việc điều trị đòi hỏi sự chú ý đến các yếu tố nguy cơ. Để giảm triệu chứng và ngăn chặn tái phát, bạn cần lưu ý đến các vấn đề đây:
- Giữ cơ thể ấm, đặc biệt là vùng mũi và họng khi thời tiết lạnh.
- Hạn chế thời gian ở trong phòng có máy lạnh và khi sử dụng điều hòa, duy trì nhiệt độ khoảng 27-28 độ Celsius.
- Thực hiện vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý và đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày để ngăn chặn vi khuẩn và virus từ việc xâm nhập đường hô hấp.
- Tránh tay ngoáy mũi.
- Hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc bệnh đường hô hấp, đặc biệt là khi họ đang có biểu hiện của cảm cúm thông thường.
- Khi ra ngoài hoặc ở những nơi có bụi bẩn, hãy đeo khẩu trang để bảo vệ mũi.
- Tăng cường ăn trái cây và rau củ, đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin C để củng cố hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình điều trị hắt hơi sổ mũi.
Trên đây là những cách trị hắt hơi sổ mũi đơn giản, hiệu quả tại nhà mà Sao Thái Dương gợi ý cho bạn. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ hữu ích để giúp bạn có biện pháp điều trị dứt điểm các triệu chứng trên.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp