Cách chữa quai bị tại nhà là kiến thức cần thiết của mỗi người để tự chăm sóc bệnh tại nhà; đặc biệt là các bậc phụ huynh vì đây là là căn bệnh phổ biến ở trẻ em, gây nhiều hệ lụy đến sức khỏe, khả năng sinh sản và tương lai của trẻ.
BS. Phan Nguyễn Trường Giang, Quản lý Y khoa Khu vực Mekong, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết: “Ở những người có sức khỏe tốt, được phát hiện và điều trị sớm thì quai bị có thể khỏi nhanh chỉ trong vòng 7 đến 10 ngày tính từ thời điểm xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Tuy nhiên, nếu không biết cách chữa trị quai bị tại nhà an toàn và hiệu quả, thời gian bệnh có thể kéo dài, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe”.
Những điều cần biết về bệnh quai bị
Bệnh quai bị là bệnh do virus Mumps gây nên, phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới và thường tập trung ở những vùng dân cư đông đúc, điều kiện sống và vệ sinh kém. Bệnh thường tập trung ở đối tượng trẻ em, thanh thiếu niên nhiều hơn là người lớn. Quai bị không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể gây nhiều biến chứng như viêm não, viêm cơ tim, nhồi máu trong phổi, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng dẫn đến vô sinh, nếu không được chữa trị kịp thời, đúng cách.
Tại Việt Nam, quai bị xuất hiện quanh năm, nhưng thường tập trung vào các tháng mùa thu-đông khi thời tiết trở lạnh. Quai bị tuy nguy hiểm nhưng hiện bệnh đã có vắc xin phòng ngừa. Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị vẫn chưa được phổ biến rộng rãi, tỷ lệ tiêm chủng chưa cao, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, các “vùng lõm tiêm chủng”. Hiện quai bị vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cách chữa quai bị tại nhà và bệnh viện chủ yếu tập trung vào việc điều trị triệu chứng.
Bệnh quai bị có chữa khỏi được không?
CÓ. Thông thường những người có sức khỏe tốt, nếu quai bị được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh có thể khỏi nhanh chỉ trong vòng 7 đến 10 ngày kể từ thời điểm xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Tuy nhiên, nếu không biết cách chữa trị quai bị tại nhà hoặc đến bệnh viện điều trị kịp thời, bệnh có thể kéo dài, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe, điển hình như:
- Viêm tinh hoàn: là tình trạng tinh hoàn người bệnh sưng đau trong vòng 5-7 ngày. Nếu không điều trị có thể dẫn đến teo tinh hoàn, gây vô sinh;
- Viêm buồng trứng: tình trạng này có thể tiến triển thành dính buồng trứng hoặc u nang buồng trứng, khiến chất lượng trứng suy giảm ảnh hưởng đến khả năng mang thai. Đặc biệt, thai phụ mắc quai bị trong 3 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ cao dẫn đến sảy thai, dị tật bẩm sinh;
- Viêm màng não: người bệnh viêm màng não do biến chứng quai bị thường có biểu hiện co giật, đau đầu, mất ý thức. Nếu không được điều trị có thể bị điếc, giảm thị lực.
- Ngoài ra, quai bị còn có thể dẫn đến một số biến chứng khác như rối loạn chức năng gan, viêm cơ tim, nhồi máu phổi, xuất huyết giảm tiểu cầu.
Điều trị quai bị tại nhà cần lưu ý gì?
Khi điều trị quai bị tại nhà, người thân cần lưu ý một số điểm sau:
Cho người bệnh kiêng gió trời để tránh nhiễm khuẩn, bệnh nhân cần được tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ bằng nước ấm với thời gian ngắn hơn bình thường để ngăn ngừa vi khuẩn.
Nên kiêng các hoạt động mạnh, nghỉ ngơi nhiều để sức khỏe mau hồi phục. Lưu ý đến thể trạng người bệnh, đặc biệt là khi quan sát thấy tinh hoàn sưng đau cần đến ngay bác sĩ để ngăn ngừa biến chứng viêm tinh hoàn do quai bị dẫn đến vô sinh.
Quai bị dễ lây lan, nên người bệnh cần được cách ly và điều trị tại nhà, hạn chế nơi đông người và tránh tiếp xúc với người xung quanh. Cho bệnh nhân sử dụng riêng các vật dụng cá nhân, người thân đeo khẩu trang khi mang đồ ăn cho người bệnh.
Hướng dẫn cách chữa quai bị tại nhà nhanh chóng
Xem thêm : Con nhện có mấy chân? Các loài nhện phổ biến ở Việt Nam
Quai bị hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị, chủ yếu người bệnh được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà kết hợp giữa dùng thuốc hạ sốt, dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.
- Nên cho người bệnh ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và dùng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau như paracetamol;
- Tránh vận động mạnh để giảm nguy cơ dẫn đến biến chứng viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm màng não,…;
- Uống đủ nước để tránh mất nước khi người bệnh sốt;
- Chườm mát để giảm sưng;
- Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ;
- Không tự ý áp dụng các phương pháp điều trị dân gian như dùng mực tàu, lọ nồi hay đắp lá thuốc lên vùng sưng. Các phương pháp này không được khoa học chứng minh hiệu quả, có thể khiến tình trạng viêm trầm trọng hơn, thậm chí gây nhiễm trùng, chảy máu;
- Cần cho bệnh nhân nghỉ ngơi từ 7-10 ngày tại nhà để vùng mang tai hồi phục hoàn toàn và tránh lây cho người khác;
- Đến ngay bệnh viện gần nhất nếu người bệnh xuất hiệu triệu chứng nôn ói, đau bụng, đau đầu.
4 mẹo điều trị quai bị khác tại nhà
1. Cách trị quai bị tại nhà bằng mật ong
Mật ong chứa hàm lượng lớn vitamin như A, E, C, các khoáng chất như sắt, kẽm, photpho, cùng các hợp chất kháng viêm, chống oxy hóa giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus quai bị. Bên cạnh đó, mật ong có có công dụng thúc đẩy sự tái tạo da, nâng cao khả năng hồi phục sau thời gian bị nhiễm trùng do quai bị.
Mật ong có thể kết hợp với vôi, nghệ, chanh hoặc gừng để tăng hiệu quả điều trị quai bị.
Cách chữa quai bị tại nhà sử dụng mật ong và vôi
- Bước 1: Cho ít vôi trắng vào tờ giấy có kích thước vừa đủ để đắp lên vùng da bị sưng.
- Bước 2: Trộn vôi và mật ong rồi đắp lên chỗ sưng. Đắp 2 lần mỗi ngày để thấy hiệu quả giảm sưng sau 3 ngày.
Cách chữa quai bị tại nhà sử dụng mật ong và nghệ
Trộn mật ong và bột nghệ rồi đắp lên chỗ sưng trong vòng 30 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Lặp lại mỗi ngày đến khi các triệu chứng quai bị chấm dứt.
Cách chữa quai bị tại nhà sử dụng mật ong và chanh
Nước uống mật ong chanh có thể bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu viêm.
Cách chữa quai bị tại nhà sử dụng mật ong và gừng
Giống như mật ong chanh, mật ong và gừng cũng là một sự kết hợp tuyệt vời giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể, kháng viêm và hạn chế sự lây lan của virus.
Xem thêm : Củ gai chữa dọa sảy thai có hiệu quả không?
Lưu ý cách chữa quai bị tại nhà bằng mật ong chỉ áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi, không áp dụng với người có tiền sử dị ứng với mật ong, không đắp lên vùng da có vết thương hở, chỉ áp dụng từ 2-3 ngày nếu tình trạng bệnh không cải thiện cần đến bác sĩ để được kiểm tra, điều trị.
2. Cách điều trị quai bị tại nhà bằng hạt gấc
Phytochemical trong hạt gấc có công dụng kháng khuẩn và chống oxy hóa. Cách chữa quai bị tại nhà dùng hạt gấc có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng, cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn. Có 3 cách chữa quai bị tại nhà bằng hạt gấc sau:
- Cách 1: Đốt 4 đến 5 hạt gấc thành than rồi trộn đều với giấm thanh và tinh cối đá, rồi bôi hỗn hợp lên vùng bị quai bị.
- Cách 2: Mài nhuyễn hạt gấc rồi trộn đều giấm thanh hoặc rượu, rồi bôi hỗn hợp lên vùng bị quai bị.
- Cách 3: Giã nhỏ hoặc đốt hạt gấc thành than rồi gói vào khăn, nhúng vào dầu vừng rồi đắp lên vùng bị quai bị.
3. Chữa quai bị tại nhà bằng gừng
Gingerol trong gừng có tác dụng giảm đau và chống oxy hóa (1). Do đó, gừng được xem là một dược liệu giúp giảm cơn đau của bệnh quai bị hiệu quả.
Trộn 1 muỗng canh bột gừng và nước rồi khuấy đều để hỗn hợp có độ sệt vừa phải. Đắp hỗn hợp lên vùng bị sưng rồi quấn băng vải sạch để bột gừng không bị rơi.
4. Trị quai bị tại nhà bằng tỏi
Tỏi từ lâu đã nổi tiếng với công dụng kháng viêm, chống lại vi khuẩn, giảm đau hiệu quả (2). Với bệnh quai bị, tỏi giúp làm nhẹ triệu chứng, rút ngắn thời gian hồi phục của bệnh nhân.
Thực hiện bằng cách giã nát tỏi rồi hòa chung với giấm. Đắp hỗn hợp lên vùng da bị sưng của bệnh nhân. Lưu ý dùng lượng tỏi vừa đủ để không làm tổn thương da. Ngưng sử dụng khi gặp tác dụng phụ.
Phòng ngừa mắc bệnh quai bị
Bên cạnh các cách chữa quai bị tại nhà, cần chủ động phòng bệnh quai bị cho trẻ em và người lớn bằng vắc xin. Tất cả trẻ em, thanh thiếu niên, người trưởng thành chưa có miễn dịch đều cần tiêm phòng vắc xin để giảm nguy cơ mắc bệnh, biến chứng.
Vắc xin có thành phần phòng bệnh quai bị có thể tiêm sớm cho trẻ từ 9 tháng tuổi, thường dùng kết hợp 3 loại vắc xin sởi-quai bị-rubella. Tại Việt Nam hiện đang lưu hành 3 loại vắc xin phòng sởi-quai bị-rubella bao gồm: Vắc xin 3 trong 1 MMR II (Mỹ) và MMR (Ấn Độ) và Priorix (Bỉ). Các loại vắc xin được chứng minh an toàn, hiệu quả, có khả năng bảo vệ lâu dài lên đến 95%. Lịch tiêm vắc xin chỉ gồm 2 mũi, cách nhau từ 1 đến 3 tháng, tùy vào độ tuổi bắt đầu tiêm.
Phụ nữ nên hoàn tất lịch tiêm phòng vắc xin sởi-quai bị-rubella trước khi có thai ít nhất 3 tháng. Nếu tiêm vắc xin mới biết mình có thai, thai phụ nên thông báo ngay với bác sĩ để được tư vấn và theo dõi thai kỳ.
Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC có đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ em và người lớn, trong đó có 3 loại vắc xin phòng sởi-quai bị-rubella: MMR II (Mỹ) và MMR (Ấn Độ) và Priorix (Bỉ). Tất cả các loại vắc xin lưu hành tại VNVC đều đảm bảo tính an toàn, chất lượng, được nhập khẩu chính hãng từ các hãng dược phẩm hàng đầu thế giới. Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng giàu kinh nghiệm, có chứng chỉ an toàn tiêm chủng, được huấn luyện bài bản quy trình tư vấn, thăm khám, chăm sóc khách hàng nhằm mang lại cho Quý khách trải nghiệm tiêm chủng tốt nhất. Để được tư vấn, đặt lịch tiêm các loại vắc xin phòng sởi-quai bị-rubella, mời bạn liên hệ Hotline 028 7102 6595 hoặc fanpage https://www.facebook.com/trungtamtiemchungvnvc
Quai bị là bệnh lành tính. Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đến bệnh viện để xác định bệnh chính xác; từ đó kết hợp các cách chữa quai bị tại nhà cùng hướng dẫn điều trị của các bác sĩ để có được kết quả điều trị tốt nhất. Đừng quên tiêm vắc xin phòng sởi-quai bị-rubella cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn để chủ động phòng ngừa nguy cơ mắc quai bị và những biến chứng có thể xảy ra.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp